08:01 04/10/2018

Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre

Lưu Hà

Những sinh viên kiến trúc từ Singapore và Kyoto đã tạo ra một loạt các món đồ nội thất lấy cảm hứng từ hình ảnh của hai thành phố này. Triển lãm đã được trưng bày tại Ventura Future như là một phần của Milan Design Week.


Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 1.
Đây là kết quả của dự án Các hình thức trao đổi sinh viên được thành lập bởi các giáo sư từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Viện Công nghệ Kyoto (KIT), với mục đích giao lưu, kết nối các nhà thiết kế trẻ từ hai "thực tại xa xôi". Sự hợp tác đã tiến triển rất tốt mà thậm chí không cần đến việc gặp gỡ trực tiếp. Thay vào đó, các sinh viên từ hai thành phố chụp ảnh các đồ vật và cảnh quan điển hình ở nơi mà họ sống và gửi cho nhau, cùng với vài dòng mô tả ngắn. Mỗi sinh viên sau đó đã chọn một trong những hình ảnh này và sử dụng nó để tạo ra cảm hứng riêng khi thiết kế các món đồ nội thất.Đã có tất cả 17 đồ trang trí nội thất ra đời, từ một chiếc bàn vẽ sẵn các ô vuông để chơi cờ kiểu Trung Quốc cho đến set ghế đẩu lấy cảm hứng từ vườn thiền Nhật Bản. "Qua dự án này, chúng tôi hy vọng sẽ khám phá và nhìn nhận lại phong cách thiết kế của mình thông qua mắt nhìn và quan điểm của nhau. Không chỉ trao đổi hình thức, mà còn trao đổi và hình thành các giá trị và bản sắc của nhau", Patrick Chia, một giáo sư tại NUS cho biết.
Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 2.

Một chậu hoa được thiết kế bởi Aika Nishiyama, mô tả hình dạng và màu sắc của những chiếc ghế được tìm thấy trên tàu điện ngầm tại Singapore.

Theo giáo sư Chia, Singapore và Kyoto có nhiều sự đối lập trong văn hóa, cảnh quan, thời tiết, ngôn ngữ, hàng thủ công và truyền thống. Nếu Kyoto của Nhật Bản có thế mạnh về giữ gìn các công trình kiến trúc cổ, các phong tục truyền thống và nghề thủ công… thì Singapore được xem là một thành phố đổi mới từng ngày, hoàn toàn hướng về tương lai. Qua dự án này, 17 sinh viên đã cố gắng khám phá những điểm tương đồng tinh tế giữa hai thành phố, cũng như sự khác biệt.
Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 3.

Sinh viên Cheryl Ho lấy cảm hứng từ những tia sáng được lọc qua những bức rèm gỗ của cửa sổ tại Nhật Bản để làm ra những chiếc đèn này

Qua các sản phẩm được trưng bày, có thể thấy các sinh viên Nhật Bản cảm thấy hứng thú với mô hình đô thị đa văn hóa của Singapore, trong khi các sinh viên Singapore được truyền rất nhiều cảm hứng từ các yếu tố tự nhiên của cảnh quan Nhật Bản. Ngoài ra, các thiết kế từ sinh viên Nhật Bản giàu sự liên tưởng và ẩn ý hơn, thiên về tính nghệ thuật, décor. Còn các thiết kế của sinh viên Singapore lại khá thực dụng, đề cao công năng hơn là tính thẩm mỹ.Hãy cùng ngắm một vài món đồ nội thất đã được giới thiệu nhé.
Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 4.

Sinh viên Edmund Zhang tỏ ra yêu thích những hàng rào tre Nhật Bản truyền thống nên đã tạo ra một cặp khay đựng hoa quả bằng chất liệu sợi nhựa in 3D Carbon.

Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 5.

Chiếc ghế đẩu truyền thống đã được lập úp, và sinh viên Mayu Noda đã thêm vài chi tiết lấy cảm hứng từ dòng nước chảy qua viên đá trong vườn thiền để tạo thành một cặp ghế tựa.

Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 6.

Chiếc ghế băng dài của sinh viên Tomoko Murakami được lấy cảm hứng từ màu sắc rực rỡ trên lan can của những con đường Singapore

Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 7.

Sinh viên Lee Hsiao Fong đã thiết kế một chiếc bình cắm hoa có hình dạng của tay cầm quạt giấy Uchiwa Nhật Bản

Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 8.

Những chiếc bàn thấp này của sinh viên Tan Sei Yee được thiết kế để bắt chước các mô hình trong những khu vườn thiền nổi tiếng ở Kyoto

Sáng tạo nội thất lấy cảm hứng từ cảnh quan Kyoto và Singapre - Ảnh 9.

Còn sinh viên Toki Sakurai lại suy nghĩ rất đơn giản và thực tế khi cho kẻ vẽ những ô vuông lên chiếc bàn gỗ mộc để tạo thành một "bàn cờ" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.