Sắp có làn sóng tăng giá mới của đồng USD?
“Trump có thể viết lên Twitter tất cả những gì ông ấy muốn, nhưng nhiều chính sách của ông ấy về căn bản hỗ trợ cho đồng USD”
Tỷ giá đồng USD đã tuột khỏi đỉnh cao của 14 năm thiết lập mới đây, nhưng đồng tiền này có thể sẽ sớm bước vào một làn sóng tăng giá thứ hai - các nhà phân tích nhận định khi trao đổi với hãng tin CNBC.
Hồi đầu tháng 1, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng bạc xanh so với một rồ tiền tệ, có lúc lên tới 103,82 điểm. Tuy nhiên, gần đây, chỉ số này có lúc giảm còn 99,233 điểm. Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, Dollar Index dao động quanh ngưỡng 95 điểm.
Giữa tháng 1, ông Donald Trump, khi đó còn chưa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nói với tờ Wall Street Journal rằng đồng USD đang “quá mạnh” - một phát biểu được coi là chưa từng có tiền lệ từ một Tổng thống đắc cử của Mỹ.
Việc đồng USD tăng giá mạnh đi ngược lại mục tiêu mà ông Trump để ra về củng cố nền sản xuất công nghiệp của Mỹ, bởi đồng USD mạnh khiến hàng hóa của Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài.
Những diễn biến sau đó, bao gồm sắc lệnh của vị tân Tổng thống về cấm nhập cảnh tạm thời đối với người tị nạn và công dân 7 nước có đa số dân là người Hồi giáo, cùng một loạt dòng trạng thái gây tranh cãi của ông trên mạng xã hội Twitter, có vẻ gây thêm sức ép mất giá đối với đồng USD.
Gần đây, nhiều nhà đầu tư đã bán ra đồng USD và mua vào những đồng tiền khác như Yên Nhật, Đôla Canada… Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng đồng USD sẽ không mất giá kéo dài.
“Trump có thể viết lên Twitter tất cả những gì ông ấy muốn, nhưng nhiều chính sách của ông ấy về căn bản hỗ trợ cho đồng USD”, ông Tan Hui, chiến lược gia trưởng thị trường châu Á của JPMorgan Asset Management, nhận định.
“Nếu các bạn nghĩ về chủ nghĩa bảo hộ, về chính sách nhập cư, và chính sách tài khóa thân thiện với tăng trưởng của ông ấy, thì tất cả đều là những chính sách có thể đẩy lạm phát gia tăng, từ đó kéo theo lãi suất tăng và tỷ giá đồng USD tăng theo”, ông Hui phát biểu.
Chiến lược gia này cho rằng đồng USD chỉ đang điều chỉnh sau khi tăng quá nhanh và quá mạnh trong quý 4 năm ngoái.
Một số nhà phân tích khác cũng kỳ vọng đồng USD sẽ sớm nối lại đà tăng giá.
Chiến lược gia ngoại hối Patrick Bennett thuộc CIBC dự báo đồng USD sẽ tiếp tục mạnh nhờ sức khỏe tốt của nền kinh tế Mỹ. “Có thể thấy khá rõ là nền kinh tế Mỹ đang ổn”, ông Bennett nói.
Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy trong tháng 1, nền kinh tế Mỹ có thêm 227.000 công việc mới, cao hơn dự báo, dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4,8% từ mức 4,7% do có thêm nhiều người gia nhập lực lượng lao động.
Kinh tế tăng trưởng ổn định có thể là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. “FED sẽ tăng lãi suất thêm trong năm nay. Chúng tôi cho rằng thị trương chưa phản ánh hết vào giá tài sản những gì mà FED sẽ làm”, ông Bennett phát biểu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra kém quả quyết hơn khi dự báo về việc FED tăng lãi suất hay ý nghĩa dữ liệu việc làm của Mỹ.
Trong một báo cáo ra ngày 6/2, DBS nhấn mạnh rằng tăng trưởng tiền lương của người lao động Mỹ đã giảm tốc trong tháng 1. Trong tháng đầu năm 2017, tiền lương của người Mỹ chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 2,8% trong tháng 12. Theo DBS, điều này cho thấy tình hình thị trường việc làm Mỹ có thể không khả quan như mọi người nghĩ.
DBS cũng chỉ ra một yếu tố khác có thể cản trở tiến trình tăng lãi suất của FED. “Những dòng trạng thái Twitter của Tổng thống Trump khiến nhiều người cảm thấy bất an và sự bấp bênh này có thể khiến FED trở nên thận trọng hơn”.
DBS cho rằng để đồng USD tăng giá trở lại trong ngắn hạn, thị trường cần chuyển sang dự báo FED tăng lãi suất lần tiếp theo vào tháng 3, thay vì vào tháng 6 như dự báo hiện nay.
Hồi đầu tháng 1, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng bạc xanh so với một rồ tiền tệ, có lúc lên tới 103,82 điểm. Tuy nhiên, gần đây, chỉ số này có lúc giảm còn 99,233 điểm. Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, Dollar Index dao động quanh ngưỡng 95 điểm.
Giữa tháng 1, ông Donald Trump, khi đó còn chưa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nói với tờ Wall Street Journal rằng đồng USD đang “quá mạnh” - một phát biểu được coi là chưa từng có tiền lệ từ một Tổng thống đắc cử của Mỹ.
Việc đồng USD tăng giá mạnh đi ngược lại mục tiêu mà ông Trump để ra về củng cố nền sản xuất công nghiệp của Mỹ, bởi đồng USD mạnh khiến hàng hóa của Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài.
Những diễn biến sau đó, bao gồm sắc lệnh của vị tân Tổng thống về cấm nhập cảnh tạm thời đối với người tị nạn và công dân 7 nước có đa số dân là người Hồi giáo, cùng một loạt dòng trạng thái gây tranh cãi của ông trên mạng xã hội Twitter, có vẻ gây thêm sức ép mất giá đối với đồng USD.
Gần đây, nhiều nhà đầu tư đã bán ra đồng USD và mua vào những đồng tiền khác như Yên Nhật, Đôla Canada… Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng đồng USD sẽ không mất giá kéo dài.
“Trump có thể viết lên Twitter tất cả những gì ông ấy muốn, nhưng nhiều chính sách của ông ấy về căn bản hỗ trợ cho đồng USD”, ông Tan Hui, chiến lược gia trưởng thị trường châu Á của JPMorgan Asset Management, nhận định.
“Nếu các bạn nghĩ về chủ nghĩa bảo hộ, về chính sách nhập cư, và chính sách tài khóa thân thiện với tăng trưởng của ông ấy, thì tất cả đều là những chính sách có thể đẩy lạm phát gia tăng, từ đó kéo theo lãi suất tăng và tỷ giá đồng USD tăng theo”, ông Hui phát biểu.
Chiến lược gia này cho rằng đồng USD chỉ đang điều chỉnh sau khi tăng quá nhanh và quá mạnh trong quý 4 năm ngoái.
Một số nhà phân tích khác cũng kỳ vọng đồng USD sẽ sớm nối lại đà tăng giá.
Chiến lược gia ngoại hối Patrick Bennett thuộc CIBC dự báo đồng USD sẽ tiếp tục mạnh nhờ sức khỏe tốt của nền kinh tế Mỹ. “Có thể thấy khá rõ là nền kinh tế Mỹ đang ổn”, ông Bennett nói.
Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy trong tháng 1, nền kinh tế Mỹ có thêm 227.000 công việc mới, cao hơn dự báo, dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4,8% từ mức 4,7% do có thêm nhiều người gia nhập lực lượng lao động.
Kinh tế tăng trưởng ổn định có thể là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. “FED sẽ tăng lãi suất thêm trong năm nay. Chúng tôi cho rằng thị trương chưa phản ánh hết vào giá tài sản những gì mà FED sẽ làm”, ông Bennett phát biểu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra kém quả quyết hơn khi dự báo về việc FED tăng lãi suất hay ý nghĩa dữ liệu việc làm của Mỹ.
Trong một báo cáo ra ngày 6/2, DBS nhấn mạnh rằng tăng trưởng tiền lương của người lao động Mỹ đã giảm tốc trong tháng 1. Trong tháng đầu năm 2017, tiền lương của người Mỹ chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 2,8% trong tháng 12. Theo DBS, điều này cho thấy tình hình thị trường việc làm Mỹ có thể không khả quan như mọi người nghĩ.
DBS cũng chỉ ra một yếu tố khác có thể cản trở tiến trình tăng lãi suất của FED. “Những dòng trạng thái Twitter của Tổng thống Trump khiến nhiều người cảm thấy bất an và sự bấp bênh này có thể khiến FED trở nên thận trọng hơn”.
DBS cho rằng để đồng USD tăng giá trở lại trong ngắn hạn, thị trường cần chuyển sang dự báo FED tăng lãi suất lần tiếp theo vào tháng 3, thay vì vào tháng 6 như dự báo hiện nay.