Sắp có thang điểm mới “chấm” doanh nghiệp vay vốn
Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm bị áp hệ số rủi ro tín dụng 300%, không nộp báo cáo tài chính sẽ bị áp 250%
Như VnEconomy đề cập ở bản tin trước, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư mới quy định về tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Những thay đổi liên quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân và doanh nghiệp vay vốn.
Các quy định đặt ra trong dự thảo thông tư này là một bước tiến mới trong hướng nâng cao tiêu chuẩn an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong lộ trình thực hiện Basel 2.
Trước mắt, nếu được thông qua và ban hành, dự kiến từ 1/2/2016 các quy định mới sẽ áp dụng riêng cho 10 ngân hàng hàng đầu, đã được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thí điểm từng bước với tiêu chuẩn Basel 2 trong năm 2014. Đến 1/2/2019 mới mở rộng ra toàn hệ thống.
10 ngân hàng dự kiến thực hiện đợt đầu gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank.
Chấm điểm cả ngân hàng
Theo dự thảo, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) quy định là 8%, thấp hơn mức 9% hiện hành, nhưng có nhiều thay đổi trong việc xác định tử số và mẫu số khi tính toán. Những thay đổi đó theo hướng chặt chẽ hơn, sát thực hơn, theo tinh thần của Basel 2.
Cụ thể nhất là Ngân hàng Nhà nước đưa vào dự thảo việc áp dụng các kết quả xếp hạng tín nhiệm để đo lường hệ số rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi của các ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng thống nhất thứ hạng tín nhiệm do tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tín dụng theo quy định.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập bao gồm ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Với việc “chấm điểm” bằng áp dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm nói trên, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phân nhóm rất cụ thể với các tỷ lệ tương ứng thứ hạng; trường hợp không có xếp hạng, hệ số rủi ro được xác định lên tới 250% đối với khoản phải đòi có thời hạn từ 3 tháng trở lên và 120% đối với khoản phải đòi có thời hạn dưới 3 tháng.
Ba nhóm doanh nghiệp hạn chế
Với quy định mới trong dự thảo, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sẽ được phân hạng chi tiết theo thực trạng tài chính và kinh doanh để gắn hệ số rủi ro tín dụng.
Cụ thể, dự thảo thông tư quy định ngân hàng phải xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy (tổng nợ vay/tổng tài sản), vốn chủ sở hữu trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế (có xác nhận của cơ quan thuế) đối với các doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập báo cáo tài chính để tính hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi doanh nghiệp.
Theo bản giải trình của dự thảo, ban soạn thảo đã căn cứ vào số liệu khảo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó quy định doanh thu, tỷ lệ đòn bảy và mức độ rủi ro tương ứng.
Ở “thang điểm” này, hệ số rủi ro tín dụng thấp nhất được xác định là 20% đối với doanh nghiệp có doanh thu lớn (trên 1.500 tỷ đồng) và có tỷ lệ đòn bẩy thấp (dưới 25%).
Ngược lại, có ba nhóm doanh nghiệp có hệ số rủi ro tín dụng ở mức cảnh báo hoặc có hạn chế trong vay vốn ngân hàng, khi hệ số rủi ro tín dụng được xác định từ 200% đến 300%.
Cụ thể, hệ số rủi ro tín dụng 300% được áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0.
Hệ số rủi ro tín dụng 250% được áp dụng đối với các doanh nghiệp không cung cấp báo cáo tài chính cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tính các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu.
Đối với các doanh nghiệp mới được thành lập chưa được một năm, hệ số rủi ro tín dụng là 200%.
Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng xác định hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản một cách cụ thể.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định tỷ lệ bảo đảm đối với khoản phải đòi được bảo bằng bất động sản và tỷ lệ thu nhập đối với khoản cho vay để mua nhà ở được bảo đảm bằng chính nhà ở đó để xác định hệ số rủi ro tín dụng.
Dự thảo thông tư quy định cụ thể hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản không kinh doanh, bất động sản kinh doanh, bất động sản hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh.
Hệ số rủi ro tín dụng 250% được áp dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về tỷ lệ bảo đảm, tỷ lệ thu nhập.
Riêng đối với cấp tín dụng bán lẻ (khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ), quy định dự kiến là tổng dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 0,2% tổng dư nợ cấp tín dụng bán lẻ; tổng dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 6 tỷ đồng.
Và đối với cấp tín dụng bán lẻ, dự thảo trên cũng đưa ra hệ số rủi ro tín dụng là 75% để tính cho tỷ lệ an toàn vốn.
Các quy định đặt ra trong dự thảo thông tư này là một bước tiến mới trong hướng nâng cao tiêu chuẩn an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong lộ trình thực hiện Basel 2.
Trước mắt, nếu được thông qua và ban hành, dự kiến từ 1/2/2016 các quy định mới sẽ áp dụng riêng cho 10 ngân hàng hàng đầu, đã được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thí điểm từng bước với tiêu chuẩn Basel 2 trong năm 2014. Đến 1/2/2019 mới mở rộng ra toàn hệ thống.
10 ngân hàng dự kiến thực hiện đợt đầu gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank.
Chấm điểm cả ngân hàng
Theo dự thảo, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) quy định là 8%, thấp hơn mức 9% hiện hành, nhưng có nhiều thay đổi trong việc xác định tử số và mẫu số khi tính toán. Những thay đổi đó theo hướng chặt chẽ hơn, sát thực hơn, theo tinh thần của Basel 2.
Cụ thể nhất là Ngân hàng Nhà nước đưa vào dự thảo việc áp dụng các kết quả xếp hạng tín nhiệm để đo lường hệ số rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi của các ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng thống nhất thứ hạng tín nhiệm do tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tín dụng theo quy định.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập bao gồm ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Với việc “chấm điểm” bằng áp dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm nói trên, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phân nhóm rất cụ thể với các tỷ lệ tương ứng thứ hạng; trường hợp không có xếp hạng, hệ số rủi ro được xác định lên tới 250% đối với khoản phải đòi có thời hạn từ 3 tháng trở lên và 120% đối với khoản phải đòi có thời hạn dưới 3 tháng.
Ba nhóm doanh nghiệp hạn chế
Với quy định mới trong dự thảo, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sẽ được phân hạng chi tiết theo thực trạng tài chính và kinh doanh để gắn hệ số rủi ro tín dụng.
Cụ thể, dự thảo thông tư quy định ngân hàng phải xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy (tổng nợ vay/tổng tài sản), vốn chủ sở hữu trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế (có xác nhận của cơ quan thuế) đối với các doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập báo cáo tài chính để tính hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi doanh nghiệp.
Theo bản giải trình của dự thảo, ban soạn thảo đã căn cứ vào số liệu khảo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó quy định doanh thu, tỷ lệ đòn bảy và mức độ rủi ro tương ứng.
Ở “thang điểm” này, hệ số rủi ro tín dụng thấp nhất được xác định là 20% đối với doanh nghiệp có doanh thu lớn (trên 1.500 tỷ đồng) và có tỷ lệ đòn bẩy thấp (dưới 25%).
Ngược lại, có ba nhóm doanh nghiệp có hệ số rủi ro tín dụng ở mức cảnh báo hoặc có hạn chế trong vay vốn ngân hàng, khi hệ số rủi ro tín dụng được xác định từ 200% đến 300%.
Cụ thể, hệ số rủi ro tín dụng 300% được áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0.
Hệ số rủi ro tín dụng 250% được áp dụng đối với các doanh nghiệp không cung cấp báo cáo tài chính cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tính các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu.
Đối với các doanh nghiệp mới được thành lập chưa được một năm, hệ số rủi ro tín dụng là 200%.
Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng xác định hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản một cách cụ thể.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định tỷ lệ bảo đảm đối với khoản phải đòi được bảo bằng bất động sản và tỷ lệ thu nhập đối với khoản cho vay để mua nhà ở được bảo đảm bằng chính nhà ở đó để xác định hệ số rủi ro tín dụng.
Dự thảo thông tư quy định cụ thể hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản không kinh doanh, bất động sản kinh doanh, bất động sản hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh.
Hệ số rủi ro tín dụng 250% được áp dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về tỷ lệ bảo đảm, tỷ lệ thu nhập.
Riêng đối với cấp tín dụng bán lẻ (khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ), quy định dự kiến là tổng dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 0,2% tổng dư nợ cấp tín dụng bán lẻ; tổng dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 6 tỷ đồng.
Và đối với cấp tín dụng bán lẻ, dự thảo trên cũng đưa ra hệ số rủi ro tín dụng là 75% để tính cho tỷ lệ an toàn vốn.