“Sắp trao Cúp vàng doanh nhân ASEAN”
Hỏi chuyện ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp thủ đô các nước ASEAN (ACBF)
Hỏi chuyện ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp thủ đô các nước ASEAN (ACBF).
Xin ông cho biết do đâu có sáng kiến tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp thủ đô các nước ASEAN (ACBF)?
Sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006, nhờ hiệu quả của những cuộc hội thảo diễn ra trong năm APEC, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng nhanh.
Trên cơ sở đó, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) đưa ra sáng kiến tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Thủ đô các nước ASEAN (ACBF) tại Hà Nội trong 2 ngày 15 và 16/10/2007. ACBF dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của 1.000 đại biểu và đại diện của các doanh nghiệp đến từ 10 nước thành viên ASEAN. Diễn đàn thường niên này sẽ được luân phiên tổ chức tại thủ đô của các nước ASEAN.
ACBF đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của UBND thành phố Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây cũng là 2 cơ quan bảo trợ của ACBF cùng nhiều cơ quan phối hợp thực hiện như: Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, các sở thuộc thành phố Hà Nội (gồm: Sở Thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Sở Tài chính, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Giao thông Công chính), Công an thành phố Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, cùng các cơ quan báo chí, trong đó có Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Mục đích và ý nghĩa của ACBF là gì, thưa ông?
ACBF sẽ là hội nghị chính thức có quy mô khu vực đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc khối ASEAN. Xin nói thêm là tên của Diễn đàn có chữ “Thủ đô” là do được tổ chức tại thủ đô và được sự bảo trợ của chính quyền thành phố thủ đô chứ không phải bó hẹp đối tượng tham gia là doanh nghiệp thủ đô các nước ASEAN.
ACBF là một hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch đồng thời cũng là dịp để tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức hiệp hội trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN.
Thời gian vừa qua đã có một số diễn đàn kinh tế thương mại trong khối ASEAN, ví dụ như “Diễn đàn 100 doanh nhân ASEAN” do VCCI phối hợp với Hãng truyền thông châu Á tổ chức ngày 23/8 tại Hà Nội. Theo ông thì ACBF có điểm gì khác biệt so với các diễn đàn nói trên?
Về hình thức, ACBF sẽ diễn ra tương tự như các cuộc hội thảo trong khuôn khổ APEC 2006 với nhiều phiên thảo luận. Cơ cấu của các phiên thảo luận bao gồm chủ toạ - là cán bộ quản lý, các chuyên gia, các diễn giả - là các cán bộ quản lý, các chuyên gia và các doanh nhân. Lãnh đạo cấp cao của các ngành liên quan đến lĩnh vực thảo luận cũng sẽ được mời tham dự và phát biểu tại các phiên thảo luận.
ACBF lần này bao gồm 7 phiên thảo luận liên quan đến các lĩnh vực như: Thị trường tự do ASEAN (AFTA), Thị trường bán lẻ, Tài chính chứng khoán, Bất động sản... Nội dung các phiên thảo luận được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến từ VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp các nước ASEAN, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và đóng góp của các doanh nghiệp.
Điểm nhấn của ACBF lần này, cũng là điểm khác biệt lớn so với các cuộc thảo luận tại APEC cũng như các diễn dàn khác, đó là: lễ tôn vinh các doanh nghiệp; trao Cúp vàng doanh nhân ASEAN cho các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu của ASEAN được tổ chức vào tối ngày 15/10/2007. Một trong những tiêu chí bình chọn để trao Cúp vàng là đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế thương mại ASEAN của các doanh nghiệp, doanh nhân.
Hiệp hội doanh nghiệp các nước sẽ đề xuất các doanh nhân, doanh nghiệp được tôn vinh (dự kiến mỗi nước sẽ đề xuất từ 5 đến 10 doanh nhân, riêng Việt Nam sẽ đề cử nhiều hơn trên toàn quốc). Ban Tổ chức sẽ thẩm định thông tin thông qua các tổ chức trung gian, cơ quan ngoại giao và thương vụ của Việt Nam tại các nước và các kênh thông tin cần thiết khác.
Theo ông, Diễn đàn ACBF có thể đóng góp gì vào sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN?
Trong bối cảnh hợp tác song phương và đa phương giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các hiệp hội doanh nghiệp các nước trong khối còn lỏng lẻo, chưa đi vào nề nếp thì việc tổ chức ACBF thường niên tại thủ đô các nước là rất cần thiết.
Thông qua các phiên thảo luận với những nội dung thiết thực như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp trong khối nhờ đó mà có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn. Chính quyền thủ đô và Chính phủ của các nước cũng thông qua các ACBF mà hiểu rõ hơn thực trạng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khối ASEAN, qua đó sẽ có sự trợ giúp đối với sự hợp tác đó.
Nói tóm lại, ACBF sẽ giúp cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khối ASEAN đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả hướng tới cũng nhau xây dựng thị trường chung ASEAN trong tương lai.
Xin ông cho biết do đâu có sáng kiến tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp thủ đô các nước ASEAN (ACBF)?
Sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006, nhờ hiệu quả của những cuộc hội thảo diễn ra trong năm APEC, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng nhanh.
Trên cơ sở đó, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) đưa ra sáng kiến tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Thủ đô các nước ASEAN (ACBF) tại Hà Nội trong 2 ngày 15 và 16/10/2007. ACBF dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của 1.000 đại biểu và đại diện của các doanh nghiệp đến từ 10 nước thành viên ASEAN. Diễn đàn thường niên này sẽ được luân phiên tổ chức tại thủ đô của các nước ASEAN.
ACBF đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của UBND thành phố Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây cũng là 2 cơ quan bảo trợ của ACBF cùng nhiều cơ quan phối hợp thực hiện như: Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, các sở thuộc thành phố Hà Nội (gồm: Sở Thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Sở Tài chính, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Giao thông Công chính), Công an thành phố Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, cùng các cơ quan báo chí, trong đó có Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Mục đích và ý nghĩa của ACBF là gì, thưa ông?
ACBF sẽ là hội nghị chính thức có quy mô khu vực đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc khối ASEAN. Xin nói thêm là tên của Diễn đàn có chữ “Thủ đô” là do được tổ chức tại thủ đô và được sự bảo trợ của chính quyền thành phố thủ đô chứ không phải bó hẹp đối tượng tham gia là doanh nghiệp thủ đô các nước ASEAN.
ACBF là một hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch đồng thời cũng là dịp để tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức hiệp hội trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN.
Thời gian vừa qua đã có một số diễn đàn kinh tế thương mại trong khối ASEAN, ví dụ như “Diễn đàn 100 doanh nhân ASEAN” do VCCI phối hợp với Hãng truyền thông châu Á tổ chức ngày 23/8 tại Hà Nội. Theo ông thì ACBF có điểm gì khác biệt so với các diễn đàn nói trên?
Về hình thức, ACBF sẽ diễn ra tương tự như các cuộc hội thảo trong khuôn khổ APEC 2006 với nhiều phiên thảo luận. Cơ cấu của các phiên thảo luận bao gồm chủ toạ - là cán bộ quản lý, các chuyên gia, các diễn giả - là các cán bộ quản lý, các chuyên gia và các doanh nhân. Lãnh đạo cấp cao của các ngành liên quan đến lĩnh vực thảo luận cũng sẽ được mời tham dự và phát biểu tại các phiên thảo luận.
ACBF lần này bao gồm 7 phiên thảo luận liên quan đến các lĩnh vực như: Thị trường tự do ASEAN (AFTA), Thị trường bán lẻ, Tài chính chứng khoán, Bất động sản... Nội dung các phiên thảo luận được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến từ VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp các nước ASEAN, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và đóng góp của các doanh nghiệp.
Điểm nhấn của ACBF lần này, cũng là điểm khác biệt lớn so với các cuộc thảo luận tại APEC cũng như các diễn dàn khác, đó là: lễ tôn vinh các doanh nghiệp; trao Cúp vàng doanh nhân ASEAN cho các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu của ASEAN được tổ chức vào tối ngày 15/10/2007. Một trong những tiêu chí bình chọn để trao Cúp vàng là đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế thương mại ASEAN của các doanh nghiệp, doanh nhân.
Hiệp hội doanh nghiệp các nước sẽ đề xuất các doanh nhân, doanh nghiệp được tôn vinh (dự kiến mỗi nước sẽ đề xuất từ 5 đến 10 doanh nhân, riêng Việt Nam sẽ đề cử nhiều hơn trên toàn quốc). Ban Tổ chức sẽ thẩm định thông tin thông qua các tổ chức trung gian, cơ quan ngoại giao và thương vụ của Việt Nam tại các nước và các kênh thông tin cần thiết khác.
Theo ông, Diễn đàn ACBF có thể đóng góp gì vào sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN?
Trong bối cảnh hợp tác song phương và đa phương giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các hiệp hội doanh nghiệp các nước trong khối còn lỏng lẻo, chưa đi vào nề nếp thì việc tổ chức ACBF thường niên tại thủ đô các nước là rất cần thiết.
Thông qua các phiên thảo luận với những nội dung thiết thực như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp trong khối nhờ đó mà có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn. Chính quyền thủ đô và Chính phủ của các nước cũng thông qua các ACBF mà hiểu rõ hơn thực trạng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khối ASEAN, qua đó sẽ có sự trợ giúp đối với sự hợp tác đó.
Nói tóm lại, ACBF sẽ giúp cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khối ASEAN đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả hướng tới cũng nhau xây dựng thị trường chung ASEAN trong tương lai.