Sau Philippines, đến lượt Malaysia “làm thân” Trung Quốc?
“Trung Quốc thừa hiểu Najib cần họ, nên Bắc Kinh sẽ dành cho ông ấy sự đón tiếp trọng thị”
Chuyến thăm Trung Quốc trong tuần này của Thủ tướng Malaysia Najib Razak có thể sẽ dẫn tới mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh, tương tự như kết quả mà chuyến thăm Trung Quốc mới đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mang lại cho mối quan hệ Manila-Bắc Kinh.
Theo hãng tin CNBC, Thủ tướng Najib cùng một đoàn doanh nghiệp Malaysia sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 31/10-6/11. Một tuyên bố của ông Najib cho biết dự kiến sẽ có nhiều thỏa thuận và biên bản ghi nhớ được hai bên ký kết trong chuyến thăm này.
Hai vấn đề biển Đông và vụ bê bối tham nhũng 1MDB không có trong chương trình nghị sự chính thức của chuyến thăm. Tuy nhiên, những chủ đề này có thể có tác động ngầm không nhỏ đến chuyến công du Bắc Kinh lần này của ông Najib.
Giới phân tích dự báo ông Najib sẽ chú trọng vấn đề thu hút vốn Trung Quốc trong chuyến thăm, đặc biệt là vốn đầu tư cho các ngành công nghệ mới và cơ sở hạ tầng.
“Thương mại và đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vào thời điểm mà Najib cần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Malaysia nhằm củng cố quyền lực của ông ấy”, TS. Mustafa Izzuddin thuộc viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute ở Singapore nhận xét.
“Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, đặc biệt là trong năm 2017, sẽ là nhân tố quan trọng để Najib tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bầu cử vào năm 2018”, ông Izzuddin nói.
Trong hai năm qua, Thủ tướng Najib đã phải chật vật xoay sở với vụ bê bối quốc tế liên quan đến việc hàng tỷ USD bị biển thủ khỏi quỹ phát triển quốc gia mang tên 1Malaysia Development Bhd (1MDB). Vụ bê bối này đã làm suy giảm uy tín của ông Najib trên trường quốc tế, dẫn tới áp lực đòi ông phải từ chức từ cả trong và ngoài nước.
Điều này đồng nghĩa việc Najib không có nhiều chuyến thăm cấp nhà nước tới các quốc gia phương Tây, khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ phương Tây đổ vào Malaysia suy giảm. Bởi vậy, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc có ý nghĩa lớn đối với Najib.
Đổi lại, Bắc Kinh có thể hưởng lợi trong vấn đề biển Đông nếu tạo được một liên minh chiến lược với Kuala Lumpur.
Trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây, Tổng thống Philippines Duterte đã nhất trí với Bắc Kinh về đàm phán song phương nhằm giải quyết vấn đề biển Đông. Cũng trong chuyến thăm này, ông Duterte đã “thu hoạch” 24 tỷ USD vốn vay ưu đãi và vốn đầu tư từ Trung Quốc.
“Trung Quốc xem Malaysia là một nhân tố quan trọng trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Malaysia cũng là một bên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông mà Bắc Kinh tin có thể đàm phán để giải quyết tranh chấp, bất chấp lập trường dao động và mơ hồ của Malaysia”, ông Izzuddin nói.
“Trung Quốc thừa hiểu Najib cần họ, nên Bắc Kinh sẽ dành cho ông ấy sự đón tiếp trọng thị, để chứng tỏ với cả thế giới rằng họ đã có được Malaysia”, ông James Chin, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Tasmania, phát biểu.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng sự liên quan của nước này trong vụ 1MDB để củng cố quan hệ với Malaysia. Chính vốn từ Trung Quốc đã giúp 1MDB tránh được cảnh phá sản, nên Bắc Kinh có thể dùng đòn bẩy của họ trong vấn đề này để lôi kéo Najib đứng về phía mình - ông Chin nhận xét.
Hồi tháng 11/2015, Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc tuyên bố sẽ chi 2,3 tỷ USD tiền mặt để mua một khoản nợ từ 1MDB. Tiếp đó, vào tháng 12/2015, Tổng công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc nhất trí chi 1,7 tỷ USD để mua cổ phần trong một dự án của 1MDB.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng Mỹ [một đồng minh chủ chốt của Malaysia] đã gây áp lực đối với Najib. Một lập trường đối lập với cách làm của Mỹ nhiều khả năng sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc vì sẽ đưa Najib xích lại gần Trung Quốc hơn, cả về mặt kinh tế và chiến lược”, ông Izzuddin nhấn mạnh.
Theo hãng tin Reuters, Chính phủ của ông Najib từng phớt lờ thông tin về việc ngư dân Malaysia bị tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa trên biển Đông hồi năm ngoái. “Khi tàu Trung Quốc vào vùng biển của Indonesia, họ ngay lập tức bị đuổi ra. Khi tàu Trung Quốc vào vùng biển của chúng tôi thì chẳng làm sao cả”, một bộ trưởng của Malaysia đề nghị giấu tên nói với Reuters hồi tháng 6.
Hồi tháng 3, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cho biết có khoảng 100 tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực bãi cạn Luconia, một trong những bãi cạn lớn nhất ở biển Đông. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia khi đó là Hishammuddin Hussein đã phủ nhận tuyên bố này.
Các chuyên gia cho rằng khó có khả năng Thủ tướng Najib sẽ gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề trên vì lo ngại sẽ làm mất lòng đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia. Tuy nhiên, sự im lặng của Najib về vấn đề biển Đông có thể sẽ là lý do để những cử tri Malaysia đang bất bình với Thủ tướng gia tăng áp lực đòi ông phải từ chức vì vụ 1MDB.
“Một câu hỏi thú vị được đặt ra là người Malaysia sẽ cảm thấy thế nào về việc nước này thân với Trung Quốc”, GS. William Case thuộc đại học City University Hong Kong, nhận định.
Theo hãng tin CNBC, Thủ tướng Najib cùng một đoàn doanh nghiệp Malaysia sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 31/10-6/11. Một tuyên bố của ông Najib cho biết dự kiến sẽ có nhiều thỏa thuận và biên bản ghi nhớ được hai bên ký kết trong chuyến thăm này.
Hai vấn đề biển Đông và vụ bê bối tham nhũng 1MDB không có trong chương trình nghị sự chính thức của chuyến thăm. Tuy nhiên, những chủ đề này có thể có tác động ngầm không nhỏ đến chuyến công du Bắc Kinh lần này của ông Najib.
Giới phân tích dự báo ông Najib sẽ chú trọng vấn đề thu hút vốn Trung Quốc trong chuyến thăm, đặc biệt là vốn đầu tư cho các ngành công nghệ mới và cơ sở hạ tầng.
“Thương mại và đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vào thời điểm mà Najib cần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Malaysia nhằm củng cố quyền lực của ông ấy”, TS. Mustafa Izzuddin thuộc viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute ở Singapore nhận xét.
“Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, đặc biệt là trong năm 2017, sẽ là nhân tố quan trọng để Najib tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bầu cử vào năm 2018”, ông Izzuddin nói.
Trong hai năm qua, Thủ tướng Najib đã phải chật vật xoay sở với vụ bê bối quốc tế liên quan đến việc hàng tỷ USD bị biển thủ khỏi quỹ phát triển quốc gia mang tên 1Malaysia Development Bhd (1MDB). Vụ bê bối này đã làm suy giảm uy tín của ông Najib trên trường quốc tế, dẫn tới áp lực đòi ông phải từ chức từ cả trong và ngoài nước.
Điều này đồng nghĩa việc Najib không có nhiều chuyến thăm cấp nhà nước tới các quốc gia phương Tây, khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ phương Tây đổ vào Malaysia suy giảm. Bởi vậy, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc có ý nghĩa lớn đối với Najib.
Đổi lại, Bắc Kinh có thể hưởng lợi trong vấn đề biển Đông nếu tạo được một liên minh chiến lược với Kuala Lumpur.
Trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây, Tổng thống Philippines Duterte đã nhất trí với Bắc Kinh về đàm phán song phương nhằm giải quyết vấn đề biển Đông. Cũng trong chuyến thăm này, ông Duterte đã “thu hoạch” 24 tỷ USD vốn vay ưu đãi và vốn đầu tư từ Trung Quốc.
“Trung Quốc xem Malaysia là một nhân tố quan trọng trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Malaysia cũng là một bên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông mà Bắc Kinh tin có thể đàm phán để giải quyết tranh chấp, bất chấp lập trường dao động và mơ hồ của Malaysia”, ông Izzuddin nói.
“Trung Quốc thừa hiểu Najib cần họ, nên Bắc Kinh sẽ dành cho ông ấy sự đón tiếp trọng thị, để chứng tỏ với cả thế giới rằng họ đã có được Malaysia”, ông James Chin, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Tasmania, phát biểu.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng sự liên quan của nước này trong vụ 1MDB để củng cố quan hệ với Malaysia. Chính vốn từ Trung Quốc đã giúp 1MDB tránh được cảnh phá sản, nên Bắc Kinh có thể dùng đòn bẩy của họ trong vấn đề này để lôi kéo Najib đứng về phía mình - ông Chin nhận xét.
Hồi tháng 11/2015, Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc tuyên bố sẽ chi 2,3 tỷ USD tiền mặt để mua một khoản nợ từ 1MDB. Tiếp đó, vào tháng 12/2015, Tổng công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc nhất trí chi 1,7 tỷ USD để mua cổ phần trong một dự án của 1MDB.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng Mỹ [một đồng minh chủ chốt của Malaysia] đã gây áp lực đối với Najib. Một lập trường đối lập với cách làm của Mỹ nhiều khả năng sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc vì sẽ đưa Najib xích lại gần Trung Quốc hơn, cả về mặt kinh tế và chiến lược”, ông Izzuddin nhấn mạnh.
Theo hãng tin Reuters, Chính phủ của ông Najib từng phớt lờ thông tin về việc ngư dân Malaysia bị tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa trên biển Đông hồi năm ngoái. “Khi tàu Trung Quốc vào vùng biển của Indonesia, họ ngay lập tức bị đuổi ra. Khi tàu Trung Quốc vào vùng biển của chúng tôi thì chẳng làm sao cả”, một bộ trưởng của Malaysia đề nghị giấu tên nói với Reuters hồi tháng 6.
Hồi tháng 3, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cho biết có khoảng 100 tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực bãi cạn Luconia, một trong những bãi cạn lớn nhất ở biển Đông. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia khi đó là Hishammuddin Hussein đã phủ nhận tuyên bố này.
Các chuyên gia cho rằng khó có khả năng Thủ tướng Najib sẽ gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề trên vì lo ngại sẽ làm mất lòng đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia. Tuy nhiên, sự im lặng của Najib về vấn đề biển Đông có thể sẽ là lý do để những cử tri Malaysia đang bất bình với Thủ tướng gia tăng áp lực đòi ông phải từ chức vì vụ 1MDB.
“Một câu hỏi thú vị được đặt ra là người Malaysia sẽ cảm thấy thế nào về việc nước này thân với Trung Quốc”, GS. William Case thuộc đại học City University Hong Kong, nhận định.