“Tàu Trung Quốc đã rời bãi cạn Scarborough”
Diễn biến này đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh
Tàu Trung Quốc không còn hiện diện ở bãi cạn Scarborough, một khu vực tranh chấp trên biển Đông, và tàu cá Philippines đã có thể hoạt động trở lại ở khu vực này - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ngày 28/10.
Theo hãng tin Reuters, ông Lorenzana gọi việc tàu Trung Quốc rời Scarborough là một “diễn biến đáng hoan nghênh”. Theo ông Lorenzana, với việc tàu Trung Quốc rời đi, lần đầu tiên trong 4 năm tàu cá Philippines ra vào khu vực này mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào.
Diễn biến này đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh kể từ khi Trung Quốc “nổi đóa” vì việc Philippines đâm đơn kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên tòa án trọng tài thường trực ở The Hague, Hà Lan.
Có thể xem diễn biến này như kết quả từ chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh mới đây và việc ông Duterte liên tục đề nghị Trung Quốc mở lối cho ngư dân Philippines vào đánh bắt cá ở khu vực Scarborough.
“Từ ba ngày trước, không còn tàu Trung Quốc, gồm cả tàu hải cảnh và hải quân, ở khu vực Scarborough”, ông Lorenzana phát biểu trước báo giới. “Tàu Trung Quốc rời đi, ngư dân của chúng tôi có thể đánh bắt cá trở lại ở khu vực này”.
Bãi cạn Scarborough chỉ bao gồm một vài khối đá nhô lên trên mặt biển, cách đất liền Philippines khoảng 124 hải lý. Tuy nhiên, bãi cạn này được coi là biểu tượng trong những nỗ lực của Manila nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình.
Hiện chưa thể khẳng định tình hình ở Scarborough, bởi trước khi ông Lorenzana đưa ra tuyên bố trên, một phát ngôn viên quân sự Philippines nói tàu Trung Quốc “vẫn còn ở đó”. Một số ngư dân quen thuộc với khu vực này cũng nói tương tự.
Khi được hỏi về việc ngư dân Philippines trở lại Scarborough, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang không đề cập đến việc tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực bãi cạn này. Hai nước “có thể hợp tác cùng nhau để xử lý những vấn đề liên quan đến biển Đông và giải quyết tranh chấp một cách phù hợp”, ông Lu nói trong một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Mỹ cho biết đang xem xét tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines về tàu của Trung Quốc rời khỏi Scarborough. “Chúng tôi ky vọng đây không phải là biện pháp tạm thời”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói.
“Chúng tôi mong muốn đây sẽ là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc và Philippines tiến tới đạt một thỏa thuận về sự ra vào của tàu cá tại bãi cạn Scarborough phù hợp với phán quyết của tòa án trọng tài”, ông Toner phát biểu.
Ông Greg Poling, một chuyên gia về biển Đông thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, nói rằng việc Trung Quốc rút khỏi Scarborough sẽ “có một ý nghĩa lớn, nếu đó là thực và được duy trì, nhưng tất cả còn chưa rõ ràng vào thời điểm này”.
Theo hãng tin Reuters, ông Lorenzana gọi việc tàu Trung Quốc rời Scarborough là một “diễn biến đáng hoan nghênh”. Theo ông Lorenzana, với việc tàu Trung Quốc rời đi, lần đầu tiên trong 4 năm tàu cá Philippines ra vào khu vực này mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào.
Diễn biến này đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh kể từ khi Trung Quốc “nổi đóa” vì việc Philippines đâm đơn kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên tòa án trọng tài thường trực ở The Hague, Hà Lan.
Có thể xem diễn biến này như kết quả từ chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh mới đây và việc ông Duterte liên tục đề nghị Trung Quốc mở lối cho ngư dân Philippines vào đánh bắt cá ở khu vực Scarborough.
“Từ ba ngày trước, không còn tàu Trung Quốc, gồm cả tàu hải cảnh và hải quân, ở khu vực Scarborough”, ông Lorenzana phát biểu trước báo giới. “Tàu Trung Quốc rời đi, ngư dân của chúng tôi có thể đánh bắt cá trở lại ở khu vực này”.
Bãi cạn Scarborough chỉ bao gồm một vài khối đá nhô lên trên mặt biển, cách đất liền Philippines khoảng 124 hải lý. Tuy nhiên, bãi cạn này được coi là biểu tượng trong những nỗ lực của Manila nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình.
Hiện chưa thể khẳng định tình hình ở Scarborough, bởi trước khi ông Lorenzana đưa ra tuyên bố trên, một phát ngôn viên quân sự Philippines nói tàu Trung Quốc “vẫn còn ở đó”. Một số ngư dân quen thuộc với khu vực này cũng nói tương tự.
Khi được hỏi về việc ngư dân Philippines trở lại Scarborough, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang không đề cập đến việc tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực bãi cạn này. Hai nước “có thể hợp tác cùng nhau để xử lý những vấn đề liên quan đến biển Đông và giải quyết tranh chấp một cách phù hợp”, ông Lu nói trong một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Mỹ cho biết đang xem xét tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines về tàu của Trung Quốc rời khỏi Scarborough. “Chúng tôi ky vọng đây không phải là biện pháp tạm thời”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói.
“Chúng tôi mong muốn đây sẽ là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc và Philippines tiến tới đạt một thỏa thuận về sự ra vào của tàu cá tại bãi cạn Scarborough phù hợp với phán quyết của tòa án trọng tài”, ông Toner phát biểu.
Ông Greg Poling, một chuyên gia về biển Đông thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, nói rằng việc Trung Quốc rút khỏi Scarborough sẽ “có một ý nghĩa lớn, nếu đó là thực và được duy trì, nhưng tất cả còn chưa rõ ràng vào thời điểm này”.