SCIC chuyển thành công ty TNHH một thành viên
Thủ tướng có quyết định chuyển SCIC thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng vừa có quyết định chuyển Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Theo Quyết định số 992/QĐ-TTg, tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ của SCIC là 19.000 tỷ đồng. SCIC kinh doanh trong 4 ngành, nghề chính gồm: đầu tư và quản lý vốn đầu tư; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn.
Ngoài ra, SCIC cũng kinh doanh một số ngành nghề khác có liên quan như: tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; cung cấp các dịch vụ tư vấn (đầu tư, tài chính, chuyển đổi doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp...); đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao,...
Cho đến khi Thủ tướng bổ nhiệm mới thì Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị của SCIC vẫn là Chủ tịch và thành viên Hội đồng Thành viên của SCIC.
Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, SCIC kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của Tổng công ty trước khi chuyển đổi.
Trước đó, Thủ tướng đã có một loạt các quyết định chuyển 20 công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty (thành các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, bao gồm: Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Theo Quyết định số 992/QĐ-TTg, tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ của SCIC là 19.000 tỷ đồng. SCIC kinh doanh trong 4 ngành, nghề chính gồm: đầu tư và quản lý vốn đầu tư; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn.
Ngoài ra, SCIC cũng kinh doanh một số ngành nghề khác có liên quan như: tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; cung cấp các dịch vụ tư vấn (đầu tư, tài chính, chuyển đổi doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp...); đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao,...
Cho đến khi Thủ tướng bổ nhiệm mới thì Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị của SCIC vẫn là Chủ tịch và thành viên Hội đồng Thành viên của SCIC.
Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, SCIC kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của Tổng công ty trước khi chuyển đổi.
Trước đó, Thủ tướng đã có một loạt các quyết định chuyển 20 công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty (thành các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, bao gồm: Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.