“SCIC sắp bán cổ phần 10% trong Vinamilk”
Một trong những tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh tiến trình thoái vốn Nhà nước
Chính phủ đã mời một số ngân hàng đầu tư nước ngoài tư vấn về việc bán lại cổ phần Nhà nước trong Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng Reuters. Đây được xem là một trong những tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh tiến trình thoái vốn Nhà nước khỏi các doanh nghiệp chủ chốt.
Reuters cho biết, Cresit Suisse, JPMorgan Chase, Nomura Holding và công ty tư vấn Rothschild là vài trong số những cái tên gần đây nhận được lời đề nghị tư vấn từ Chính phủ Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang nắm cổ phần 44,7% tại Vinamilk. Nguồn tin của Reuters tiết lộ rằng SCIC dự kiến bán cổ phần khoảng 10%, trị giá khoảng 900 triệu USD ở mức giá thị trường hiện tại. Số cổ phần Nhà nước còn lại sẽ tiếp tục được bán dần.
Những bước đi của Việt Nam nhằm thực hiện lời hứa bán cổ phần Nhà nước trong Vinamilk, doanh nghiệp sữa đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà đầu tư. Cho tới nay, giới đầu tư vẫn chưa hài lòng với tốc độ chậm chạp, các mục tiêu bị bỏ lỡ, tình trạng quan liêu, những tín hiệu trái chiều… trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam.
Dù nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã bán cổ phần, Chính phủ Việt Nam bị cho là cố tình trì hoãn việc cổ phần hóa những doanh nghiệp có mức độ hấp dẫn cao hơn, hoặc chỉ bán cổ phần ở mức rất nhỏ.
Nguồn tin nói rằng lô cổ phần đầu tiên của Vinamilk được SCIC bán ra có thể đạt mức giá cao hơn so với giá thị trường bởi đã có một số công ty châu Á và quỹ đầu tư cổ phần tư nhân muốn mua.
Vinamilk hiện là doanh nghiệp niêm yết lớn nhất của Việt Nam, với mức vốn hóa gần 9 tỷ USD. Giá trị vốn hóa thị trường của Vinamilk đã tăng 21 lần kể từ khi công ty này bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán cách đây một thập niên. Năm nay, giá cổ phiếu Vinamilk đã tăng 28% do dự báo về việc SCIC thoái vốn. Hồi tháng 7, Vinamilk đã được gỡ trần sở hữu 49% đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nguồn tin của Reuters nói rằng, ngoài các nhà tư vấn nước ngoài, Chính phủ Việt Nam còn mời Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCS) tư vấn cho việc bán cổ phần trong Vinamilk.
Chính phủ Việt Nam thừa nhận việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm chạp, nhưng các quan chức lập luận rằng quy trình này bị cản trở bởi các quy định chồng chéo đòi hỏi phải có thời gian để tháo gỡ. Cũng có ý kiến cho rằng lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước thận trọng trong việc bán cổ phần vì lo có thể gây thất thoát kinh tế.
Theo một số nhà phân tích mức nợ công cao, hiện đang gần 65% GDP, là một nhân tố thúc đẩy Chính phủ bán cổ phần trong các doanh nghiệp Nhà nước nhằm có ngân sách cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội.
Công ty F&N Dairy Investments của tỷ phú ngành bia Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi hiện đã nắm cổ phần 10,9% và có một ghế trong Hội đồng Quản trị của Vinamilk. Nguồn tin nói vị tỷ phú này muốn tăng cổ phần nắm giữ trong Vinamilk.
Lô cổ phần được chào bán lần này không đi kèm với ghế trong Hội đồng Quản trị. Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng vấn đề này có thể được đàm phán.
Reuters cho biết, Cresit Suisse, JPMorgan Chase, Nomura Holding và công ty tư vấn Rothschild là vài trong số những cái tên gần đây nhận được lời đề nghị tư vấn từ Chính phủ Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang nắm cổ phần 44,7% tại Vinamilk. Nguồn tin của Reuters tiết lộ rằng SCIC dự kiến bán cổ phần khoảng 10%, trị giá khoảng 900 triệu USD ở mức giá thị trường hiện tại. Số cổ phần Nhà nước còn lại sẽ tiếp tục được bán dần.
Những bước đi của Việt Nam nhằm thực hiện lời hứa bán cổ phần Nhà nước trong Vinamilk, doanh nghiệp sữa đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà đầu tư. Cho tới nay, giới đầu tư vẫn chưa hài lòng với tốc độ chậm chạp, các mục tiêu bị bỏ lỡ, tình trạng quan liêu, những tín hiệu trái chiều… trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam.
Dù nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã bán cổ phần, Chính phủ Việt Nam bị cho là cố tình trì hoãn việc cổ phần hóa những doanh nghiệp có mức độ hấp dẫn cao hơn, hoặc chỉ bán cổ phần ở mức rất nhỏ.
Nguồn tin nói rằng lô cổ phần đầu tiên của Vinamilk được SCIC bán ra có thể đạt mức giá cao hơn so với giá thị trường bởi đã có một số công ty châu Á và quỹ đầu tư cổ phần tư nhân muốn mua.
Vinamilk hiện là doanh nghiệp niêm yết lớn nhất của Việt Nam, với mức vốn hóa gần 9 tỷ USD. Giá trị vốn hóa thị trường của Vinamilk đã tăng 21 lần kể từ khi công ty này bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán cách đây một thập niên. Năm nay, giá cổ phiếu Vinamilk đã tăng 28% do dự báo về việc SCIC thoái vốn. Hồi tháng 7, Vinamilk đã được gỡ trần sở hữu 49% đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nguồn tin của Reuters nói rằng, ngoài các nhà tư vấn nước ngoài, Chính phủ Việt Nam còn mời Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCS) tư vấn cho việc bán cổ phần trong Vinamilk.
Chính phủ Việt Nam thừa nhận việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm chạp, nhưng các quan chức lập luận rằng quy trình này bị cản trở bởi các quy định chồng chéo đòi hỏi phải có thời gian để tháo gỡ. Cũng có ý kiến cho rằng lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước thận trọng trong việc bán cổ phần vì lo có thể gây thất thoát kinh tế.
Theo một số nhà phân tích mức nợ công cao, hiện đang gần 65% GDP, là một nhân tố thúc đẩy Chính phủ bán cổ phần trong các doanh nghiệp Nhà nước nhằm có ngân sách cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội.
Công ty F&N Dairy Investments của tỷ phú ngành bia Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi hiện đã nắm cổ phần 10,9% và có một ghế trong Hội đồng Quản trị của Vinamilk. Nguồn tin nói vị tỷ phú này muốn tăng cổ phần nắm giữ trong Vinamilk.
Lô cổ phần được chào bán lần này không đi kèm với ghế trong Hội đồng Quản trị. Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng vấn đề này có thể được đàm phán.