Sẽ có giải pháp trị tận gốc bất cập trên thị trường vàng?
Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm có những giải pháp trị tận gốc và mang tính dài hạn đối với những bất cập trên thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm có những giải pháp trị tận gốc và mang tính dài hạn đối với những bất cập trên thị trường vàng hiện nay.
Trong hai tháng qua, thị trường vàng trong nước liên tục xuất hiện những biến động mạnh, có sự bất cập và ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người dân.
Đỉnh điểm như những ngày qua, có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới tới trên 4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch lớn kéo dài như một “thách thức” đối với thông điệp đưa giá vàng trong nước sát giá thế giới mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra trước đó.
Bám sát những diễn biến trên, bên cạnh giải pháp cho nhập vàng can thiệp tức thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những khuyến cáo người dân thận trọng với hiện tượng đầu cơ và những thiệt hại có thể xẩy ra trên thị trường này.
Tuy nhiên, điều mà dư luận đặt ra là nhà điều hành cần có những giải pháp xử lý tận gốc những bất ổn trên thị trường vàng và mang tính dài hạn.
Nguồn tin của VnEconomy vừa cho biết, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đã bắt tay vào việc xây dựng những biện pháp cụ thể để tăng cường quản lý, sớm bình ổn và định hướng thị trường vàng hoạt động lành mạnh hơn.
Cụ thể, một khả năng lớn là Ngân hàng Nhà nước sẽ mở lại giao dịch vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng, như một giải pháp khơi thông mối liên hệ giữa thị trường trong nước và thế giới, gián tiếp tăng cường khả năng kiểm soát những biến động trên thị trường.
Trước đây, tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng được phép đã từng hoạt động, song song với đó là sự phát triển “nóng” của các sàn giao dịch vàng (kể cả thuộc các đơn vị không phải là tổ chức tín dụng). Giữa năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định đóng cửa những hoạt động này và 31/7/2010 là thời điểm các tổ chức tín dụng hoàn tất tất toán và đóng tài khoản…
Tuy nhiên, ở thời điểm này, nguồn tin của VnEconomy cho rằng, việc xem xét mở lại tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng là có những cơ sở hợp lý, vấn đề còn lại là quản lý tốt và phát huy những giá trị của nó đối với thị trường. Và việc xem xét mở lại này không bao gồm các sàn giao dịch vàng vốn nở rộ như trước đây.
Cơ sở đầu tiên để Ngân hàng Nhà nước xem xét mở lại giao dịch vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng là những quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ xác định rõ “vàng” là một loại ngoại hối, bình đẳng như các ngoại tệ khác, thuộc dự trữ ngoại hối và trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú.
Cũng theo nghị định trên, các tổ chức tín dụng, qua Ngân hàng Nhà nước cấp phép, được thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài.
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mở lại hoạt động này, các điều kiện và việc xét chọn các tổ chức tín dụng được phép sẽ được xây dựng cụ thể. Có thể việc xét chọn đó sẽ gắn với yêu cầu và trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong vai trò tham gia điều tiết thị trường để có sự vận động hợp lý.
Với việc mở lại hoạt động đó, qua sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tham gia, điểm đầu tiên có thể hạn chế là những chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới. Giao dịch vàng qua tài khoản của các tổ chức này có lợi thế ở sự tiếp cận thị trường thế giới nhạy hơn, ứng xử với biến động trong nước linh hoạt và kịp thời hơn. Qua đó có thể xem là sự điều tiết gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước.
Có thêm công cụ này, cùng với các giải pháp và cơ chế quản lý khác, nhà điều hành sẽ có thêm điều kiện để “uốn nắn” thị trường vàng hoạt động lành mạnh hơn, hạn chế những bất cập có thể ảnh hưởng đến tâm lý và lợi ích của người dân, rộng hơn là các mảng thị trường khác có liên quan.
Tất nhiên, giao dịch vàng qua tài khoản là một hoạt động có rủi ro. Nhưng, vấn đề đặt ra lúc này là cần khai thác những giá trị của nó, kiểm soát những hạn chế, thay vì cấm hẳn như thời gian qua. Ở đây, nếu mở lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng các tiêu chuẩn an toàn mà các tổ chức tham gia phải đảm bảo tuân thủ, như những yêu cầu cụ thể đối với việc quản lý chặt chẽ tài khoản “Nợ” và tài khoản “Có” trong nghiệp vụ này…
Theo nguồn tin trên, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm xem xét mở lại hoạt động này, như một giải pháp góp phần trị tận gốc những bất cập trên thị trường vàng; bên cạnh đó là nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, cơ chế và phương thức huy động sức vàng trong dân cũng sẽ sớm được xây dựng (điểm mà Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm triển khai).
Như vậy, cùng với các cơ chế hiện có, những giải pháp mới có thể sẽ tạo một cơ chế đồng bộ để Ngân hàng Nhà nước quản lý tốt hơn thị trường vàng trong thời gian tới, cũng như trong dài hạn.
Trong hai tháng qua, thị trường vàng trong nước liên tục xuất hiện những biến động mạnh, có sự bất cập và ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người dân.
Đỉnh điểm như những ngày qua, có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới tới trên 4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch lớn kéo dài như một “thách thức” đối với thông điệp đưa giá vàng trong nước sát giá thế giới mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra trước đó.
Bám sát những diễn biến trên, bên cạnh giải pháp cho nhập vàng can thiệp tức thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những khuyến cáo người dân thận trọng với hiện tượng đầu cơ và những thiệt hại có thể xẩy ra trên thị trường này.
Tuy nhiên, điều mà dư luận đặt ra là nhà điều hành cần có những giải pháp xử lý tận gốc những bất ổn trên thị trường vàng và mang tính dài hạn.
Nguồn tin của VnEconomy vừa cho biết, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đã bắt tay vào việc xây dựng những biện pháp cụ thể để tăng cường quản lý, sớm bình ổn và định hướng thị trường vàng hoạt động lành mạnh hơn.
Cụ thể, một khả năng lớn là Ngân hàng Nhà nước sẽ mở lại giao dịch vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng, như một giải pháp khơi thông mối liên hệ giữa thị trường trong nước và thế giới, gián tiếp tăng cường khả năng kiểm soát những biến động trên thị trường.
Trước đây, tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng được phép đã từng hoạt động, song song với đó là sự phát triển “nóng” của các sàn giao dịch vàng (kể cả thuộc các đơn vị không phải là tổ chức tín dụng). Giữa năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định đóng cửa những hoạt động này và 31/7/2010 là thời điểm các tổ chức tín dụng hoàn tất tất toán và đóng tài khoản…
Tuy nhiên, ở thời điểm này, nguồn tin của VnEconomy cho rằng, việc xem xét mở lại tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng là có những cơ sở hợp lý, vấn đề còn lại là quản lý tốt và phát huy những giá trị của nó đối với thị trường. Và việc xem xét mở lại này không bao gồm các sàn giao dịch vàng vốn nở rộ như trước đây.
Cơ sở đầu tiên để Ngân hàng Nhà nước xem xét mở lại giao dịch vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng là những quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ xác định rõ “vàng” là một loại ngoại hối, bình đẳng như các ngoại tệ khác, thuộc dự trữ ngoại hối và trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú.
Cũng theo nghị định trên, các tổ chức tín dụng, qua Ngân hàng Nhà nước cấp phép, được thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài.
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mở lại hoạt động này, các điều kiện và việc xét chọn các tổ chức tín dụng được phép sẽ được xây dựng cụ thể. Có thể việc xét chọn đó sẽ gắn với yêu cầu và trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong vai trò tham gia điều tiết thị trường để có sự vận động hợp lý.
Với việc mở lại hoạt động đó, qua sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tham gia, điểm đầu tiên có thể hạn chế là những chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới. Giao dịch vàng qua tài khoản của các tổ chức này có lợi thế ở sự tiếp cận thị trường thế giới nhạy hơn, ứng xử với biến động trong nước linh hoạt và kịp thời hơn. Qua đó có thể xem là sự điều tiết gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước.
Có thêm công cụ này, cùng với các giải pháp và cơ chế quản lý khác, nhà điều hành sẽ có thêm điều kiện để “uốn nắn” thị trường vàng hoạt động lành mạnh hơn, hạn chế những bất cập có thể ảnh hưởng đến tâm lý và lợi ích của người dân, rộng hơn là các mảng thị trường khác có liên quan.
Tất nhiên, giao dịch vàng qua tài khoản là một hoạt động có rủi ro. Nhưng, vấn đề đặt ra lúc này là cần khai thác những giá trị của nó, kiểm soát những hạn chế, thay vì cấm hẳn như thời gian qua. Ở đây, nếu mở lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng các tiêu chuẩn an toàn mà các tổ chức tham gia phải đảm bảo tuân thủ, như những yêu cầu cụ thể đối với việc quản lý chặt chẽ tài khoản “Nợ” và tài khoản “Có” trong nghiệp vụ này…
Theo nguồn tin trên, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm xem xét mở lại hoạt động này, như một giải pháp góp phần trị tận gốc những bất cập trên thị trường vàng; bên cạnh đó là nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, cơ chế và phương thức huy động sức vàng trong dân cũng sẽ sớm được xây dựng (điểm mà Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm triển khai).
Như vậy, cùng với các cơ chế hiện có, những giải pháp mới có thể sẽ tạo một cơ chế đồng bộ để Ngân hàng Nhà nước quản lý tốt hơn thị trường vàng trong thời gian tới, cũng như trong dài hạn.