“Sẽ theo dõi sát sao các doanh nghiệp xăng dầu”
VnEconomy trao đổi với bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại)
Trao quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp là xu thế chung của nền kinh tế thị trường, song nhiều ý kiến vẫn e ngại về nguy cơ các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu “bắt tay” hay liên minh để nâng giá, đầu cơ…
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại).
Thưa bà, với tư cách là cơ quan quản lý cạnh tranh và là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục có những biện pháp gì để đảm bảo quyền lợi của khách hàng trên thị trường xăng dầu?
Chúng tôi sẽ theo dõi rất sát các động thái của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Bất cứ các hành động nào có dấu hiệu câu kết, liên kết hay thoả thuận giữa các doanh nghiệp gây tổn hại đến môi trường cạnh tranh cũng như vi phạm luật cạnh tranh, gây tổn hại cho người tiêu dùng, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý rất nghiêm khắc.
Cụ thể, khung hình phạt cho hành vi vi phạm này là như thế nào?
Rất nặng.
Theo Luật Cạnh tranh, tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định giá mua bán, thỏa thuận phân chia thị trường, thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán …kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng miệng hoặc bằng văn bản đều có thể bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh.
Khung hình phạt cho các dạng vi phạm này có thể lên tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Vậy Cục sẽ có những biện pháp gì để phát hiện và tiến hành điều tra các doanh nghiệp định giá sai?
Tôi nghĩ rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng đã ý thức đầy đủ các điều khoản của Luật Cạnh tranh để không gây ra bất cứ điều gì để chúng tôi tiến hành điều tra.
Về phía Cục Quản lý cạnh tranh, chúng tôi sẽ theo dõi sát sao, nhưng để tiến hành điều tra tất nhiên phải có cơ sở, căn cứ. Vì vậy, chúng tôi mong rằng, từ các cơ quan quản lý cho đến người tiêu dùng, nếu thấy bất cứ điều gì nghi ngại có thể dẫn đến vi phạm pháp luật cạnh tranh, hãy cho chúng tôi biết. Lúc đó chúng tôi sẽ tiến hành làm việc và điều tra, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại).
Thưa bà, với tư cách là cơ quan quản lý cạnh tranh và là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục có những biện pháp gì để đảm bảo quyền lợi của khách hàng trên thị trường xăng dầu?
Chúng tôi sẽ theo dõi rất sát các động thái của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Bất cứ các hành động nào có dấu hiệu câu kết, liên kết hay thoả thuận giữa các doanh nghiệp gây tổn hại đến môi trường cạnh tranh cũng như vi phạm luật cạnh tranh, gây tổn hại cho người tiêu dùng, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý rất nghiêm khắc.
Cụ thể, khung hình phạt cho hành vi vi phạm này là như thế nào?
Rất nặng.
Theo Luật Cạnh tranh, tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định giá mua bán, thỏa thuận phân chia thị trường, thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán …kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng miệng hoặc bằng văn bản đều có thể bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh.
Khung hình phạt cho các dạng vi phạm này có thể lên tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Vậy Cục sẽ có những biện pháp gì để phát hiện và tiến hành điều tra các doanh nghiệp định giá sai?
Tôi nghĩ rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng đã ý thức đầy đủ các điều khoản của Luật Cạnh tranh để không gây ra bất cứ điều gì để chúng tôi tiến hành điều tra.
Về phía Cục Quản lý cạnh tranh, chúng tôi sẽ theo dõi sát sao, nhưng để tiến hành điều tra tất nhiên phải có cơ sở, căn cứ. Vì vậy, chúng tôi mong rằng, từ các cơ quan quản lý cho đến người tiêu dùng, nếu thấy bất cứ điều gì nghi ngại có thể dẫn đến vi phạm pháp luật cạnh tranh, hãy cho chúng tôi biết. Lúc đó chúng tôi sẽ tiến hành làm việc và điều tra, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.