Sếp cũ HP tranh cử Tổng thống Mỹ
Bà Fiorina cho rằng, đối thủ Hillary Clinton đại diện cho một tầng lớp chính trị mà người Mỹ đã “chán ngấy”
Bà Carly Fiorina, cựu Giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ Hewlett-Parkard (HP) tuyên bố sẽ tham gia chạy đua Tổng thống Mỹ, hôm 4/5. Chỉ trích đối thủ Hillary Clinton đến từ Đảng Dân chủ, bà Fiorina nói bà Clinton đại diện cho một tầng lớp chính trị mà người Mỹ đã “chán ngấy”.
Theo hãng tin Reuters, từng là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất ở Mỹ, nhưng bà Fiorina hiện đang đứng cuối bảng trong các cuộc thăm dò dư luận về khả năng trở thành đại diện của Đảng Cộng hòa trong số khoảng hơn 10 ứng cử viên của đảng này tính tới thời điểm hiện tại. Bà Fiorina cũng chưa từng đảm trách một chức vụ chính trị nào.
Tham gia chạy đua vào Nhà Trắng, Fiorina quảng bá hình ảnh bản thân là một người “ngoại đạo” trong chính trị nhưng có kinh nghiệm thực tế, thu thập được sau nhiều năm làm việc trong thế giới doanh nghiệp.
Năm nay 60 tuổi, sếp cũ của HP nói rằng cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton và cựu Tổng thống Bill Clinton thuộc về tầng lớp tinh hoa chính trị “ngoài tầm tay” của những người dân bình thường.
“Bà ấy khiến mọi người nhớ đến khoảng cách lớn giữa tầng lớp chính trị đó với những hy vọng và mối bận tâm của những người Mỹ phải lao động cật lực ở khắp mọi nơi”, bà Fiorna phát biểu trước báo giới ngày 4/5.
“Tôi nhận thấy khoảng cách đó ở bất kỳ đâu tôi tới. Thực lòng mà nói, tôi thấy mọi người đã chán ngấy với việc bất lợi trên sân chơi nghiêng về phía họ, sự khác biệt giữa những gì họ nghĩ tới và những gì mà người ở Washington nghĩ tới”, bà nói.
Từng thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” của căn bệnh ung thư vú và chứng kiến con gái riêng của chồng mất mạng vì nghiện ma túy, Fiorina là một triệu phú đã trải qua nhiều bi kịch trong đời. Vào năm 2005, bà bị buộc phải từ chức ở HP trong bối cảnh công ty này gặp khó khăn sau vụ sáp nhập trị giá 19 tỷ USD với đối thủ Compaq.
Trong một cuộc thăm dò trực tuyến do Reuters/Ipsos tiến hành về ai có thể trở thành đại diện của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2015, Fiorina chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ chưa đầy 1%.
Bên phía Đảng Dân chủ, nhiều khả năng bà Hillary Clinton sẽ trở thành đại diện của đảng này trong cuộc bầu cử sắp tới. Trong khi đó, bên phía Đảng Cộng hòa, đến thời điểm này vẫn chưa xuất hiện một ứng cử viên thực sự “nặng ký” nào. Ngoài bà Fiorina, một số thành viên Đảng Cộng hòa khác đã chính thức tuyên bố ra tranh cử bao gồm Ben Carson, Ted Cruz, Rand Paul và Marco Rubio.
Vào năm 2010, bà Fiorina từng thất bại khi tranh cử một ghế thượng nghị sỹ bang California, cho dù khi đó đang có một làn sóng ủng hộ Đảng Cộng hòa ở Mỹ.
Fiorina cho biết, nếu trở thành Tổng thống Mỹ, cuộc gọi đầu tiên của bà sẽ là gọi cho Thủ tướng Israel để đảm bảo với quốc gia này về sự ủng hộ của Mỹ. Cuộc gọi thứ hai sẽ là gọi cho lãnh tụ tối cao của Iran để cảnh báo về lệnh trừng phạt của Mỹ trừ phi Tehran cho phép các thanh tra viên tiếp cận đầy đủ chương trình hạt nhân của Iran.
Theo hãng tin Reuters, từng là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất ở Mỹ, nhưng bà Fiorina hiện đang đứng cuối bảng trong các cuộc thăm dò dư luận về khả năng trở thành đại diện của Đảng Cộng hòa trong số khoảng hơn 10 ứng cử viên của đảng này tính tới thời điểm hiện tại. Bà Fiorina cũng chưa từng đảm trách một chức vụ chính trị nào.
Tham gia chạy đua vào Nhà Trắng, Fiorina quảng bá hình ảnh bản thân là một người “ngoại đạo” trong chính trị nhưng có kinh nghiệm thực tế, thu thập được sau nhiều năm làm việc trong thế giới doanh nghiệp.
Năm nay 60 tuổi, sếp cũ của HP nói rằng cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton và cựu Tổng thống Bill Clinton thuộc về tầng lớp tinh hoa chính trị “ngoài tầm tay” của những người dân bình thường.
“Bà ấy khiến mọi người nhớ đến khoảng cách lớn giữa tầng lớp chính trị đó với những hy vọng và mối bận tâm của những người Mỹ phải lao động cật lực ở khắp mọi nơi”, bà Fiorna phát biểu trước báo giới ngày 4/5.
“Tôi nhận thấy khoảng cách đó ở bất kỳ đâu tôi tới. Thực lòng mà nói, tôi thấy mọi người đã chán ngấy với việc bất lợi trên sân chơi nghiêng về phía họ, sự khác biệt giữa những gì họ nghĩ tới và những gì mà người ở Washington nghĩ tới”, bà nói.
Từng thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” của căn bệnh ung thư vú và chứng kiến con gái riêng của chồng mất mạng vì nghiện ma túy, Fiorina là một triệu phú đã trải qua nhiều bi kịch trong đời. Vào năm 2005, bà bị buộc phải từ chức ở HP trong bối cảnh công ty này gặp khó khăn sau vụ sáp nhập trị giá 19 tỷ USD với đối thủ Compaq.
Trong một cuộc thăm dò trực tuyến do Reuters/Ipsos tiến hành về ai có thể trở thành đại diện của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2015, Fiorina chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ chưa đầy 1%.
Bên phía Đảng Dân chủ, nhiều khả năng bà Hillary Clinton sẽ trở thành đại diện của đảng này trong cuộc bầu cử sắp tới. Trong khi đó, bên phía Đảng Cộng hòa, đến thời điểm này vẫn chưa xuất hiện một ứng cử viên thực sự “nặng ký” nào. Ngoài bà Fiorina, một số thành viên Đảng Cộng hòa khác đã chính thức tuyên bố ra tranh cử bao gồm Ben Carson, Ted Cruz, Rand Paul và Marco Rubio.
Vào năm 2010, bà Fiorina từng thất bại khi tranh cử một ghế thượng nghị sỹ bang California, cho dù khi đó đang có một làn sóng ủng hộ Đảng Cộng hòa ở Mỹ.
Fiorina cho biết, nếu trở thành Tổng thống Mỹ, cuộc gọi đầu tiên của bà sẽ là gọi cho Thủ tướng Israel để đảm bảo với quốc gia này về sự ủng hộ của Mỹ. Cuộc gọi thứ hai sẽ là gọi cho lãnh tụ tối cao của Iran để cảnh báo về lệnh trừng phạt của Mỹ trừ phi Tehran cho phép các thanh tra viên tiếp cận đầy đủ chương trình hạt nhân của Iran.