Sếp Hoà Phát chuyển nhượng thành công 5 triệu cổ phiếu cho con gái
Bà Nguyễn Hà My và ông Nguyễn Hữu Mạnh báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến Người nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG-HOSE).
Bà Hà My, ông Nguyễn Hữu Mạnh báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến Người nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG-HOSE).
Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Quang - thành viên HĐQT HPG cũng vừa báo cáo đã bán 5 triệu cổ phiếu HPG theo phương thức thỏa thuận, thời gian giao dịch từ ngày 7/7 đến ngày 11/7. Bên nhận chuyển nhượng là bà Nguyễn Hà My, con ruột ông Quang.
Theo dữ liệu giao dịch trên HOSE, trong hai phiên giao dịch ngày 7/7 và ngày 11/7, cổ phiếu HPG phát sinh 2 giao dịch tổng cộng 5 triệu cổ phiếu có giá trị đạt 102 tỷ đồng. Sau giao dịch ông Quang còn sở hữu gần 104 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng tỷ lệ 1,78% vốn điều lệ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Mạnh, anh trai bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên - Phó Tổng giám đốc HPG thông báo chỉ mua được 172.000 cổ phiếu HPG trong tổng số 300.000 cổ phiếu đã đăng ký.
Lý do không hoàn tất giao dịch được đưa ra là "trong kỳ chưa thu xếp được kế hoạch tài chính". Thời gian giao dịch từ ngày 9/6 đến ngày 8/7 theo phương thức khớp lệnh.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu HPG thời gian qua đã giảm mạnh hơn 40% từ mức giá cao nhất kể từ đầu năm ghi nhận đầu tháng 3/2022 (chốt phiên ngày 7/3) và so với đỉnh ghi nhận cuối tháng 10/2021, thị giá HPG đã “bốc hơi” một nửa giá trị (chốt phiên ngày 28/10/2021 đạt 58.000 đồng/cổ phiếu) và chốt phiên ngày 13/7, giá cổ phiếu này đứng giá ở mốc 22.300 đồng/cp.
Mới đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã duy trì khuyến nghị "mua" đối với HPG trong khi giảm giá mục tiêu 3% còn 61.000 đồng/CP chủ yếu do chúng tôi áp dụng P/E mục tiêu thấp hơn là 8,0 lần so với mức 10,0 lần như trước đây.
Bên cạnh đó, HPG ghi nhận KQKD quý 1/2022 mạnh mẽ với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 8,2 nghìn tỷ đồng (+18% YoY và +11% QoQ) nhờ 1) sản lượng bàn tăng mạnh trên tất cả các mảng sản phẩm và 2) giá bán thép cao trong cả quý bù đắp một phần cho giá đầu vào (cụ thể, than) tăng. Kết quả lợi nhuận này phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi và hoàn thành 28% dự báo cả năm của chúng tôi.
Ngoài ra, VCSC giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 ở mức 29,8 nghìn tỷ đồng (-13% YoY) do chúng tôi duy trì dự báo sản lượng bán thép năm 2022 và kỳ vọng giá đầu vào tăng (cụ thể, quặng sắt và than) sẽ một phần được chuyển qua ASP cao hơn. Đồng thời, VCSC tái khẳng định HPG là lựa chọn cổ phiếu hàng đầu của chúng tôi để đầu tư vào lĩnh vực xây dựng của Việt Nam. Vị thế dẫn đầu, quy mô đã thiết lập và hiệu quả hoạt động đã được chứng minh - cùng với việc mở rộng công suất và đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc xây dựng Khu phức hợp gang thép Dung Quất 1 (DQSC 1) và đầu tư vào DQSC 2 - sẽ cho phép HPG nắm bắt được tốc độ tăng trưởng xây dựng trong nước trong tương lai. Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS đạt 9% trong giai đoạn 2022-2026.
Theo VCSC, HPG hiện có định giá hấp dẫn với P/E năm 2022 là 5,4 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) so với 1) trung vị P/E trượt trung bình 1 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 6,5 lần và 2) P/E trượt trung bình 5 năm của HPG là 8,0 lần trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng và khả năng sinh lời vượt trội của HPG so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Giá cổ phiếu của HPG đã điều chỉnh 25% trong 3 tháng qua do giá thép giảm ảnh hưởng tâm lý thị trường đối với cổ phiếu thép.
Bên cạnh đó, rủi ro theo quan điểm tích cực của chúng tôi là biên lợi nhuận giảm mạnh hơn dự kiến do giá thép điều chỉnh.