SHB tiếp cận thị trường Myanmar
SHB lên kế hoạch tiếp cận thị trường Myanmar, sau khi đã thiết lập hiện diện đầy đủ tại Lào và Campuchia
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 691/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận cho Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mở văn phòng đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar.
Như vậy, sau Lào và Campuchia, Myanmar là thị trường nước ngoài thứ 3 sẽ có sự hiện diện của SHB. Đây cũng là bước tiến quan trọng của ngân hàng này, khi không chỉ có mặt tại bán đảo Đông Dương mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á.
Cùng với kế hoạch trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho SHB mở thêm 5 chi nhánh mới tại Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Hà Nam, Bình Định và Tây Ninh.
Theo nhìn nhận của SHB, Myanmar là một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển, trong đó thị trường tài chính - ngân hàng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết.
Từ năm 2010, Việt Nam và Myanmar đã ký tuyên bố chung về việc hợp tác toàn diện giữa hai nước và trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; hai bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar. Điều này đã tạo khung pháp lý cơ sở cho các hoạt động của ngân hàng Việt Nam tại đây.
Về những kế hoạch mở rộng trên, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB cũng như khẳng định vị thế, giá trị thương hiệu của SHB tại thị trường trong và ngoài nước.
“Nếu như việc mở văn phòng đại diện tại Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho SHB tiếp cận sớm thị trường nước này đồng thời cũng phù hợp với định hướng hợp tác phát triển toàn diện đã ký giữa chính phủ hai nước, thì việc thành lập 5 chi nhánh mới trong nước là cơ hội giúp SHB tiếp cận và mở rộng mạng lưới khách hàng trên địa bàn và các vùng phụ cận”, ông Lê nói.
Như vậy, sau Lào và Campuchia, Myanmar là thị trường nước ngoài thứ 3 sẽ có sự hiện diện của SHB. Đây cũng là bước tiến quan trọng của ngân hàng này, khi không chỉ có mặt tại bán đảo Đông Dương mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á.
Cùng với kế hoạch trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho SHB mở thêm 5 chi nhánh mới tại Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Hà Nam, Bình Định và Tây Ninh.
Theo nhìn nhận của SHB, Myanmar là một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển, trong đó thị trường tài chính - ngân hàng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết.
Từ năm 2010, Việt Nam và Myanmar đã ký tuyên bố chung về việc hợp tác toàn diện giữa hai nước và trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; hai bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar. Điều này đã tạo khung pháp lý cơ sở cho các hoạt động của ngân hàng Việt Nam tại đây.
Về những kế hoạch mở rộng trên, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB cũng như khẳng định vị thế, giá trị thương hiệu của SHB tại thị trường trong và ngoài nước.
“Nếu như việc mở văn phòng đại diện tại Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho SHB tiếp cận sớm thị trường nước này đồng thời cũng phù hợp với định hướng hợp tác phát triển toàn diện đã ký giữa chính phủ hai nước, thì việc thành lập 5 chi nhánh mới trong nước là cơ hội giúp SHB tiếp cận và mở rộng mạng lưới khách hàng trên địa bàn và các vùng phụ cận”, ông Lê nói.