SJC liệu có xác lập được những kỷ lục mới?
SJC phá kỷ lục đã đạt được ở mức 1,5 tỷ USD năm 2007 và trên 3,6 tỷ USD năm 2008
Trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy không nhằm mục đích xác lập những kỷ lục, nhưng công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC vẫn đạt được nhiều thành tích và kỷ lục đáng ghi nhận.
Lần đầu tiên SJC vượt doanh số 1 tỷ USD vào năm 2006 khi chưa có doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước nào đạt được.
Liên tục sau đó, SJC phá kỷ lục đã đạt được ở mức 1,5 tỷ USD năm 2007 và trên 3,6 tỷ USD năm 2008. Nhưng trong năm 2009, nền kinh tế thế giới và trong nước có chiều hướng tiếp tục đi xuống, gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành kinh doanh vàng bạc đá quý, và đặc biệt là xuất khẩu trang sức, liệu SJC có còn tiếp tục xác lập được những kỷ lục mới cho chính mình và cho ngành hay không?
Áp lực từ nhiều phía
Thị trường vàng trong nước có trên 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, trong đó SJC là doanh nghiệp nắm giữ tới 94% về thị phần vàng miếng cả nước. Hiện nay, ngoài SJC và những tên tuổi khác như Vàng bạc đá quý Agribank, Phú Nhuận, Bảo Tín Minh Châu… Ngân hàng Á châu (ACB) tăng tốc, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nhập cuộc với nhiều hình thức kinh doanh vàng, sản xuất vàng miếng, trang sức và hang loạt sàn giao dịch vàng được mở ra, làm cho cục diện thị trường kinh doanh vàng hiện nay có nhiều thay đổi. Có thể nói “bùng nổ” chính là xu hướng mới của thị trường vàng trong năm 2009 này.
Chính sách tỷ giá được nới lỏng (tỷ giá USD/VND tăng từ 1% đến 9%) từ năm 2008 đến nay, cùng chính sách kiểm soát của Nhà nước về thuế nhập khẩu vàng nguyên liệu, ngưng cấp hạn ngạch nhập khẩu để hạn chế nhập siêu, hạn chế cấp phép xuất khẩu vàng nguyên liệu, dẫn đến hệ quả thị trường vàng trong nước không liên thông với quốc tế, đẩy giá cả lên cao gây khó khăn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh vàng nội địa gặp khó khăn vì khan hiếm nguyên liệu và tình trạng buôn lậu vàng lại xảy ra.
Ở thị trường nữ trang, Chính phủ mới mở cửa thị trường bán lẻ đối với ngành vàng bạc đá quý và giảm thuế nhập khẩu theo cam kết hiệp định song phương WTO, tạo điều kiện cho các thương hiệu trang sức nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa, tạo không ít sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, thị trường sẽ tạo thêm các phân khúc mới. SJC sẽ chọn con đường nào cho mình trong bối cảnh thị trường đầy biến động này?
Tận dụng cơ hội và lợi thế
Nhiều khó khăn, lắm áp lực, nhưng SJC đã biết dựa vào chính mình để tạo cơ hội kinh doanh mới trong năm 2009.
Theo nghiên cứu gần đây, nhu cầu vàng trong nước năm 2009 sẽ tăng. Chính phủ cũng như nhiều nhà đầu tư trong nước và thế giới sẽ có khuynh hướng mua vàng cất trữ để đảm bảo giá trị. Đây là cơ hội để kinh doanh vàng vật chất tiếp tục phát triển mạnh. Năm 2008, nhu cầu vàng miếng đã tăng cao nhất từ trước đến nay làm cho lượng vàng SJC bán ra tăng tới 2,2 lần so với năm 2007.
Đối với thị trường kinh doanh trang sức, người tiêu dùng ngày nay có khuynh hướng quan tâm và chi tiêu nhiều hơn cho sức khỏe và làm đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường trang sức. Bên cạnh đó, trong năm 2008, sản lượng nữ trang nói chung của toàn hệ thống SJC đã có mức tăng trưởng mạnh, đạt 162% so với năm trước.
Ngoài ra, với hơn 16 triệu lượng vàng có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường giao dịch tiền tệ hiện nay đang lưu thông và tích trữ trong dân chúng, SJC đã tạo được sự tin dùng trong lòng khách hàng trong suốt 20 năm qua.
Những lợi thế này liệu có giúp SJC trong việc không ngừng phát triển và nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như xác lập thêm những kỷ lục mới hay không? Điều này còn phụ thuộc vào chính những nỗ lực của tập thể SJC. Và hoàn toàn có thể kỳ vọng vào SJC khi mà mọi chỉ tiêu đề ra cho năm 2009 đã sắp hoàn thành ngay trong 6 tháng đầu năm nay.
Lần đầu tiên SJC vượt doanh số 1 tỷ USD vào năm 2006 khi chưa có doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước nào đạt được.
Liên tục sau đó, SJC phá kỷ lục đã đạt được ở mức 1,5 tỷ USD năm 2007 và trên 3,6 tỷ USD năm 2008. Nhưng trong năm 2009, nền kinh tế thế giới và trong nước có chiều hướng tiếp tục đi xuống, gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành kinh doanh vàng bạc đá quý, và đặc biệt là xuất khẩu trang sức, liệu SJC có còn tiếp tục xác lập được những kỷ lục mới cho chính mình và cho ngành hay không?
Áp lực từ nhiều phía
Thị trường vàng trong nước có trên 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, trong đó SJC là doanh nghiệp nắm giữ tới 94% về thị phần vàng miếng cả nước. Hiện nay, ngoài SJC và những tên tuổi khác như Vàng bạc đá quý Agribank, Phú Nhuận, Bảo Tín Minh Châu… Ngân hàng Á châu (ACB) tăng tốc, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nhập cuộc với nhiều hình thức kinh doanh vàng, sản xuất vàng miếng, trang sức và hang loạt sàn giao dịch vàng được mở ra, làm cho cục diện thị trường kinh doanh vàng hiện nay có nhiều thay đổi. Có thể nói “bùng nổ” chính là xu hướng mới của thị trường vàng trong năm 2009 này.
Chính sách tỷ giá được nới lỏng (tỷ giá USD/VND tăng từ 1% đến 9%) từ năm 2008 đến nay, cùng chính sách kiểm soát của Nhà nước về thuế nhập khẩu vàng nguyên liệu, ngưng cấp hạn ngạch nhập khẩu để hạn chế nhập siêu, hạn chế cấp phép xuất khẩu vàng nguyên liệu, dẫn đến hệ quả thị trường vàng trong nước không liên thông với quốc tế, đẩy giá cả lên cao gây khó khăn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh vàng nội địa gặp khó khăn vì khan hiếm nguyên liệu và tình trạng buôn lậu vàng lại xảy ra.
Ở thị trường nữ trang, Chính phủ mới mở cửa thị trường bán lẻ đối với ngành vàng bạc đá quý và giảm thuế nhập khẩu theo cam kết hiệp định song phương WTO, tạo điều kiện cho các thương hiệu trang sức nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa, tạo không ít sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, thị trường sẽ tạo thêm các phân khúc mới. SJC sẽ chọn con đường nào cho mình trong bối cảnh thị trường đầy biến động này?
Tận dụng cơ hội và lợi thế
Nhiều khó khăn, lắm áp lực, nhưng SJC đã biết dựa vào chính mình để tạo cơ hội kinh doanh mới trong năm 2009.
Theo nghiên cứu gần đây, nhu cầu vàng trong nước năm 2009 sẽ tăng. Chính phủ cũng như nhiều nhà đầu tư trong nước và thế giới sẽ có khuynh hướng mua vàng cất trữ để đảm bảo giá trị. Đây là cơ hội để kinh doanh vàng vật chất tiếp tục phát triển mạnh. Năm 2008, nhu cầu vàng miếng đã tăng cao nhất từ trước đến nay làm cho lượng vàng SJC bán ra tăng tới 2,2 lần so với năm 2007.
Đối với thị trường kinh doanh trang sức, người tiêu dùng ngày nay có khuynh hướng quan tâm và chi tiêu nhiều hơn cho sức khỏe và làm đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường trang sức. Bên cạnh đó, trong năm 2008, sản lượng nữ trang nói chung của toàn hệ thống SJC đã có mức tăng trưởng mạnh, đạt 162% so với năm trước.
Ngoài ra, với hơn 16 triệu lượng vàng có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường giao dịch tiền tệ hiện nay đang lưu thông và tích trữ trong dân chúng, SJC đã tạo được sự tin dùng trong lòng khách hàng trong suốt 20 năm qua.
Những lợi thế này liệu có giúp SJC trong việc không ngừng phát triển và nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như xác lập thêm những kỷ lục mới hay không? Điều này còn phụ thuộc vào chính những nỗ lực của tập thể SJC. Và hoàn toàn có thể kỳ vọng vào SJC khi mà mọi chỉ tiêu đề ra cho năm 2009 đã sắp hoàn thành ngay trong 6 tháng đầu năm nay.