Số án treo cho tội tham nhũng đã giảm một nửa
Số bị cáo phạm tội về tham nhũng được hưởng án treo chỉ chiếm 15% trong tổng số các bị cáo đã xét xử
Tội phạm về tham nhũng đều được xét xử nghiêm minh, đặc biệt đối với người chủ mưu, cầm đầu, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình báo cáo Quốc hội.
Tại nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn ở kỳ họp cuối năm 2013, Quốc hội đã yêu cầu nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, tăng cường tranh tụng tại phiên tòa, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự, nhất là các vụ án tham nhũng.
Quốc hội cũng yêu cầu rà soát các trường hợp đã xét xử có mức án trên 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình nhưng có đơn kêu oan.
Không phát hiện án oan
Báo cáo thực hiện nghị quyết nói trên vừa được Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao gửi đến Quốc hội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, các tòa án đã giải quyết 158.124 vụ án các loại trong tổng số 243.180 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 65%, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước).
Số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Mặc dù số lượng các vụ án phải giải quyết tăng hơn cùng kỳ năm trước 12.644 vụ, nhưng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án tiếp tục được đảm bảo và có tiến bộ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của tòa án là 1,7%, giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước, Chánh án Trương Hòa Bình nhận định.
“Về cơ bản việc xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội, Chánh án Bình khẳng định.
Theo báo cáo, tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị hủy do nguyên nhân chủ quan là 0,4%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,3%.
Liên quan đến án oan, thực hiện yêu cầu của Quốc hội, Chánh án Bình cho hay trong thời gian qua Tòa án Nhân dân Tối cao đã tiến hành rà soát, kiểm tra 31 trường hợp có đơn kêu oan, đặc biệt là các vụ án được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Qua kiểm tra cho thấy về cơ bản việc xét xử của tòa án là đúng pháp luật, tuy nhiên cũng đã kháng nghị để giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm 4 trường hợp do điều tra chưa đầy đủ. Hiện nay đang tiếp tục xem xét 55 trường hợp còn lại để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, ông Bình cho biết.
Xử nghiêm tham nhũng
Với các vụ án tham nhũng, chức vụ lớn, đặc biệt nghiêm trọng – vấn đề luôn nóng ở nghị trường – Chánh án khẳng định việc xét xử kịp thời, nghiêm minh, được dư luận đồng tình.
Trong một số vụ việc điển hình được nêu sau nhận định này có vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng các đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Hay vụ án Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm phạm tội “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đáng chú ý là tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được tòa án cho hưởng án treo giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Số bị cáo phạm tội về tham nhũng được hưởng án treo chỉ chiếm 15% trong tổng số các bị cáo đã xét xử.
Việc xử dưới khung hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng, chức vụ cũng được hạn chế ở mức thấp, chủ yếu áp dụng đối với những bị cáo tham gia với vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội hoặc bị rủ rê, lôi kéo, có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, báo cáo nêu rõ.
Tại nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn ở kỳ họp cuối năm 2013, Quốc hội đã yêu cầu nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, tăng cường tranh tụng tại phiên tòa, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự, nhất là các vụ án tham nhũng.
Quốc hội cũng yêu cầu rà soát các trường hợp đã xét xử có mức án trên 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình nhưng có đơn kêu oan.
Không phát hiện án oan
Báo cáo thực hiện nghị quyết nói trên vừa được Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao gửi đến Quốc hội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, các tòa án đã giải quyết 158.124 vụ án các loại trong tổng số 243.180 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 65%, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước).
Số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Mặc dù số lượng các vụ án phải giải quyết tăng hơn cùng kỳ năm trước 12.644 vụ, nhưng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án tiếp tục được đảm bảo và có tiến bộ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của tòa án là 1,7%, giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước, Chánh án Trương Hòa Bình nhận định.
“Về cơ bản việc xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội, Chánh án Bình khẳng định.
Theo báo cáo, tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị hủy do nguyên nhân chủ quan là 0,4%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,3%.
Liên quan đến án oan, thực hiện yêu cầu của Quốc hội, Chánh án Bình cho hay trong thời gian qua Tòa án Nhân dân Tối cao đã tiến hành rà soát, kiểm tra 31 trường hợp có đơn kêu oan, đặc biệt là các vụ án được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Qua kiểm tra cho thấy về cơ bản việc xét xử của tòa án là đúng pháp luật, tuy nhiên cũng đã kháng nghị để giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm 4 trường hợp do điều tra chưa đầy đủ. Hiện nay đang tiếp tục xem xét 55 trường hợp còn lại để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, ông Bình cho biết.
Xử nghiêm tham nhũng
Với các vụ án tham nhũng, chức vụ lớn, đặc biệt nghiêm trọng – vấn đề luôn nóng ở nghị trường – Chánh án khẳng định việc xét xử kịp thời, nghiêm minh, được dư luận đồng tình.
Trong một số vụ việc điển hình được nêu sau nhận định này có vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng các đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Hay vụ án Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm phạm tội “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đáng chú ý là tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được tòa án cho hưởng án treo giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Số bị cáo phạm tội về tham nhũng được hưởng án treo chỉ chiếm 15% trong tổng số các bị cáo đã xét xử.
Việc xử dưới khung hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng, chức vụ cũng được hạn chế ở mức thấp, chủ yếu áp dụng đối với những bị cáo tham gia với vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội hoặc bị rủ rê, lôi kéo, có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, báo cáo nêu rõ.