Số người Nga chạy ra nước ngoài tăng vọt
“Những người có cuộc sống tốt, có địa vị đang rời khỏi Nga”, một doanh nhân công nghệ người Nga nói
Theo trang Business Insider, nước Nga đang trải qua một cuộc chảy máu chất xám quy mô lớn.
Trong thời gian từ năm 1997-2011, số lượng người di cư khỏi Nga liên tục giảm. Tuy vậy, vào nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Putin, số người rời bỏ quê hương Nga bất ngờ tăng vọt - theo số liệu của cơ quan thống kê liên bang Nga Rosstat.
Vào năm 2012, gần 123.000 người di cư khỏi Nga. Năm 2013, con số này là 186.000 người.
Ngoài ra, một báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết, đã có 40.000 người Nga xin tị nạn trong năm 2013, tăng 76% so với năm 2012.
Gây “sốc” hơn cả là từ tháng 4/2014, tức một tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea, đã có 203.659 người Nga chạy ra nước ngoài.
Trong khi đó, chỉ có 37.000 người Nga rời quê hương trong năm 2011 và hơn 34.000 người ra đi trong năm 2010.
Chưa kể, con số người di cư thực tế có thể lớn hơn rất nhiều so với những gì được công bố. “Thống kê chính thức là rất thấp”, ông Mikhail Gorshokov, Giám đốc Học viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Nga, phát biểu với hãng tin Reuters.
Tuy vậy, điều đặc biệt thú vị nằm ở tầng lớp người di cư khỏi Nga.
“Tuy số người Nga di cư ra nước ngoài để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn còn tương đối thấp so với lịch sử, địa vị xã hội của những người di cư đã thay đổi. Khi Liên Xô tan rã, những người di cư phổ biến là người nghèo, không có học thức. Nhưng ngày nay, đó là những người có khả năng kinh tế, có công việc tốt”, trang World Policy nhận định.
“Những người có cuộc sống tốt, có địa vị đang rời khỏi Nga”, một doanh nhân công nghệ người Nga có tên Anton Nosski nói với World Policy.
Một vài trong số những nhân vật đáng chú ý nhất đã di cư khỏi Nga là nhà vô địch cờ vua lừng danh Garry Kasparov, nhà kinh tế học Sergei Guriyev, nhà báo Lenoid Bershidsky, và nhà sáng lập mạng xã hội Vkontakte (được coi là Facebook của Nga) Pavel Durov.
Lý do chính khiến những người này ra nước ngoài sống là vì tương lai của con cái hoặc tương lai nghề nghiệp của bản thân. “Tham nhũng, quan liêu, và tòa án bị cho là bất công cũng thúc đẩy các doanh nhân Nga bỏ xứ mà đi”, hãng tin Reuters viết.
“Tôi muốn các con tôi lớn lên ở một đất nước công bằng hơn, nơi mà các quy định luật pháp được tôn trọng hơn. Tôi thường nghĩ có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở Nga, nhưng về cơ bản tôi đã mất hết sự hy vọng này. Đã đến lúc phải đi rồi”, một doanh nhân Nga nói trên tờ Vocativ.
“Các quỹ đầu tư mạo hiểm của Nga chỉ muốn đầu tư tiền vào Nga. Nhưng chúng tôi muốn xây dựng một doanh nghiệp quốc tế, và họ sẽ chẳng giúp chúng tôi”, doanh nhân công nghệ trẻ Artem Kulizhnikov nói với Bloomberg.
Ngoài ra, “tầng lớp sáng tạo” của Nga cũng đang bắt đầu rơi vào cảnh bị cô lập, trong khi nhiều chính trị gia chẳng cảm thấy lo ngại gì về chuyện này.
“Nước Nga sẽ chẳng sao nếu như toàn bộ cái gọi là tầng lớp sáng tạo rời đi. Tầng lớp sáng tạo là gì? Đối với tôi, một người phụ nữ thức dậy lúc 5 giờ sáng để vắt sữa bò là sáng tạo vì bà ấy đã sản xuất ra thứ gì đó. Sáng tạo không phải là một gã nào đó với kiểu tóc lố bịch, “thiền” suốt ngày ở quán cà phê để viết blog”, ông Vitaly Milonov, thành viên Hội đồng Lập pháp Saint Petersburg nói.
Tuy vậy, chảy máu chất xám chưa phải là toàn bộ câu chuyện…
Thực ra còn đang có một lượng người nhập cư lớn chảy vào Nga. Chuyện này hoàn toàn có lý: nếu nhiều người giỏi rời Nga, nhiều công việc tốt và cơ hội tốt sẽ mở ra ở nước này.
Theo Liên hiệp quốc, Nga là quốc gia có số lượng người nhập cư từ nước ngoài lớn thứ nhì thế giới trong năm 2013. Thậm chí, số người nước ngoài nhập cư vào Nga còn lớn hơn cả số người Nga di cư khỏi nước này.
Nhiều người trong số nhập cư vào Nga đến từ các quốc gia như Azerbaijan, Uzbekistan, Ukraine, và nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ - theo Rosstat.
Bên cạnh đó, những người trẻ gốc Nga nhưng được sinh ra ở Mỹ hay châu Âu cũng bắt đầu cân nhắc cơ hội ở Nga. “Ở Nga có nhiều cơ hội cho các con tôi hơn bất kỳ đâu”, một phụ huynh nói với Business Insider.
“Tôi tin rằng Nga đang ở vào thời điểm mà nước này nhận ra rằng không thể phụ thuộc mãi vào dầu thô và khí đốt để đuổi kịp các nước BRIC khác và các nền kinh tế phương Tây. Nga đang muốn đa dạng hóa nền kinh tế của mình”, một thanh niên ngoài 20 tuổi nhận xét với Business Insider.
“Cơ hội ở Nga có vẻ nhiều hứa hẹn hơn ở Mỹ lúc này. Trước khi các lệnh trừng phạt được tung ra và giá dầu giảm sâu, Nga là cường quốc kinh tế thứ 7 thế giới. Là một người Mỹ gốc Nga trẻ, tôi đã nghĩ tới việc theo đuổi những cơ hội ở nước ngoài mà ở Mỹ không có”.
Tóm lại, theo Business Insider, nước Nga đang trải qua sự thay đổi mạnh mẽ về dân số và sự thay đổi này có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai kinh tế và chính trị của Nga.
Trong thời gian từ năm 1997-2011, số lượng người di cư khỏi Nga liên tục giảm. Tuy vậy, vào nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Putin, số người rời bỏ quê hương Nga bất ngờ tăng vọt - theo số liệu của cơ quan thống kê liên bang Nga Rosstat.
Vào năm 2012, gần 123.000 người di cư khỏi Nga. Năm 2013, con số này là 186.000 người.
Ngoài ra, một báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết, đã có 40.000 người Nga xin tị nạn trong năm 2013, tăng 76% so với năm 2012.
Gây “sốc” hơn cả là từ tháng 4/2014, tức một tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea, đã có 203.659 người Nga chạy ra nước ngoài.
Trong khi đó, chỉ có 37.000 người Nga rời quê hương trong năm 2011 và hơn 34.000 người ra đi trong năm 2010.
Chưa kể, con số người di cư thực tế có thể lớn hơn rất nhiều so với những gì được công bố. “Thống kê chính thức là rất thấp”, ông Mikhail Gorshokov, Giám đốc Học viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Nga, phát biểu với hãng tin Reuters.
Tuy vậy, điều đặc biệt thú vị nằm ở tầng lớp người di cư khỏi Nga.
“Tuy số người Nga di cư ra nước ngoài để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn còn tương đối thấp so với lịch sử, địa vị xã hội của những người di cư đã thay đổi. Khi Liên Xô tan rã, những người di cư phổ biến là người nghèo, không có học thức. Nhưng ngày nay, đó là những người có khả năng kinh tế, có công việc tốt”, trang World Policy nhận định.
“Những người có cuộc sống tốt, có địa vị đang rời khỏi Nga”, một doanh nhân công nghệ người Nga có tên Anton Nosski nói với World Policy.
Một vài trong số những nhân vật đáng chú ý nhất đã di cư khỏi Nga là nhà vô địch cờ vua lừng danh Garry Kasparov, nhà kinh tế học Sergei Guriyev, nhà báo Lenoid Bershidsky, và nhà sáng lập mạng xã hội Vkontakte (được coi là Facebook của Nga) Pavel Durov.
Lý do chính khiến những người này ra nước ngoài sống là vì tương lai của con cái hoặc tương lai nghề nghiệp của bản thân. “Tham nhũng, quan liêu, và tòa án bị cho là bất công cũng thúc đẩy các doanh nhân Nga bỏ xứ mà đi”, hãng tin Reuters viết.
“Tôi muốn các con tôi lớn lên ở một đất nước công bằng hơn, nơi mà các quy định luật pháp được tôn trọng hơn. Tôi thường nghĩ có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở Nga, nhưng về cơ bản tôi đã mất hết sự hy vọng này. Đã đến lúc phải đi rồi”, một doanh nhân Nga nói trên tờ Vocativ.
“Các quỹ đầu tư mạo hiểm của Nga chỉ muốn đầu tư tiền vào Nga. Nhưng chúng tôi muốn xây dựng một doanh nghiệp quốc tế, và họ sẽ chẳng giúp chúng tôi”, doanh nhân công nghệ trẻ Artem Kulizhnikov nói với Bloomberg.
Ngoài ra, “tầng lớp sáng tạo” của Nga cũng đang bắt đầu rơi vào cảnh bị cô lập, trong khi nhiều chính trị gia chẳng cảm thấy lo ngại gì về chuyện này.
“Nước Nga sẽ chẳng sao nếu như toàn bộ cái gọi là tầng lớp sáng tạo rời đi. Tầng lớp sáng tạo là gì? Đối với tôi, một người phụ nữ thức dậy lúc 5 giờ sáng để vắt sữa bò là sáng tạo vì bà ấy đã sản xuất ra thứ gì đó. Sáng tạo không phải là một gã nào đó với kiểu tóc lố bịch, “thiền” suốt ngày ở quán cà phê để viết blog”, ông Vitaly Milonov, thành viên Hội đồng Lập pháp Saint Petersburg nói.
Tuy vậy, chảy máu chất xám chưa phải là toàn bộ câu chuyện…
Thực ra còn đang có một lượng người nhập cư lớn chảy vào Nga. Chuyện này hoàn toàn có lý: nếu nhiều người giỏi rời Nga, nhiều công việc tốt và cơ hội tốt sẽ mở ra ở nước này.
Theo Liên hiệp quốc, Nga là quốc gia có số lượng người nhập cư từ nước ngoài lớn thứ nhì thế giới trong năm 2013. Thậm chí, số người nước ngoài nhập cư vào Nga còn lớn hơn cả số người Nga di cư khỏi nước này.
Nhiều người trong số nhập cư vào Nga đến từ các quốc gia như Azerbaijan, Uzbekistan, Ukraine, và nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ - theo Rosstat.
Bên cạnh đó, những người trẻ gốc Nga nhưng được sinh ra ở Mỹ hay châu Âu cũng bắt đầu cân nhắc cơ hội ở Nga. “Ở Nga có nhiều cơ hội cho các con tôi hơn bất kỳ đâu”, một phụ huynh nói với Business Insider.
“Tôi tin rằng Nga đang ở vào thời điểm mà nước này nhận ra rằng không thể phụ thuộc mãi vào dầu thô và khí đốt để đuổi kịp các nước BRIC khác và các nền kinh tế phương Tây. Nga đang muốn đa dạng hóa nền kinh tế của mình”, một thanh niên ngoài 20 tuổi nhận xét với Business Insider.
“Cơ hội ở Nga có vẻ nhiều hứa hẹn hơn ở Mỹ lúc này. Trước khi các lệnh trừng phạt được tung ra và giá dầu giảm sâu, Nga là cường quốc kinh tế thứ 7 thế giới. Là một người Mỹ gốc Nga trẻ, tôi đã nghĩ tới việc theo đuổi những cơ hội ở nước ngoài mà ở Mỹ không có”.
Tóm lại, theo Business Insider, nước Nga đang trải qua sự thay đổi mạnh mẽ về dân số và sự thay đổi này có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai kinh tế và chính trị của Nga.