“Sớm nắng chiều mưa” như… giá dầu
Khó khăn mà các công ty dầu lửa đang phải đương đầu lúc này còn là giá dầu thời gian quan biến động quá mạnh
Những ngày này, trên các cảng dầu từ Ấn Độ Dương tới Nam Đại Tây Dương sang Vịnh Mexico, đâu đâu những con tàu chở dầu chất đầy dầu thô cũng đang nằm trên bến. Lúc này, vai trò của chúng là những kho chứa dầu, thay vì để chở dầu tới nơi tiêu thụ.
Các công ty và các nước xuất khẩu dầu lửa thuê các con tàu chở dầu để chứa dầu vì giá dầu thời gian qua giảm quá mạnh và nhanh. Họ đang chờ giá dầu tăng lên mới đem nhiên liệu này đi bán.
Mới chỉ cách đây 6 tháng, các công ty dầu lửa đua nhau chuyển dầu ra thị trường để đáp ứng nhu cầu tăng vọt, và cũng để tranh thủ giá dầu leo thang từng ngày, nếu không muốn nói là từng giờ.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi quá nhanh chóng. Suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đẩy nhu cầu dầu và giá dầu sụt giảm, đã dẫn tới quang cảnh ảm đạm tại các bến tàu chở dầu như trên - một quang cảnh mà cho tới tận gần đây cũng chẳng mấy ai có thể tưởng tượng ra nổi.
Găm hàng, chờ giá lên
Khó khăn mà các công ty dầu lửa đang phải đương đầu lúc này không chỉ là chuyện giá dầu giảm, mà còn là giá dầu thời gian quan biến động quá mạnh. Như những gì lịch sử đã chứng minh, sự biến động này là một dấu hiệu của thị trường không bình ổn và khó đoán biết hướng đi.
Trong thời gian từ Giáng sinh 2008 tới thời điểm cách đây 1 tuần, giá dầu đã tăng 40% và sau đó lại giảm mạnh trong những ngày gần đây. Mới chỉ tuần trước, đã có phiên giá dầu giảm tới gần 12%.
“Sự biến động giá mạnh mẽ trên thị trường dầu lửa làm gia tăng khả năng xảy ra một cú sốc, sự mơ hồ và khó đoán biết về diễn biến giá của nhiên liệu này thời gian tới”, chuyên gia tư vấn thị trường năng lượng, đồng thời là một người chuyên nghiên cứu về lịch sử dầu lửa, ông Daniel Yergin, nhận xét.
Biên độ giao động lớn của giá dầu thời gian qua là sự tiếp diễn của xu hướng đã diễn ra trong năm 2008 - năm mà giá dầu vọt lên gần 150 USD/thùng vào tháng 7 từ mức dưới 100 USD/thùng vào tháng 1, rồi sau đó sụt về mức chưa đầy 35 USD/thùng vào tháng 12. Trong năm 2008, giá dầu thế giới đã có 39 phiên tăng hoặc giảm với biên độ từ 5% trở lên, so với chỉ 4 lần trong cả hai năm trước đó. Sánh ngang với năm 2008 về tiêu chí này may chăng chỉ có năm 1990 khi Iraq tiến hành chiến tranh với Kuwait.
Cách đây một năm, các hãng khai thác và lọc hóa dầu không thể sản xuất đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của thế giới và theo kịp với giá dầu không ngừng tăng. Hiện nay, cả nhu cầu và giá dầu cùng giảm, khiến lượng dầu tồn kho ở Mỹ lên tới 327 triệu thùng. Trong đó, một lượng lớn được lưu kho ở khu vực Cushing, bang Oklahoma, một cảng dầu lớn, đồng thời là nơi gặp nhau của nhiều đường ống dẫn dầu. Nơi đây cũng là khu vực mà dầu được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) được cất giữ.
Dự trữ xăng dầu này của Mỹ cao hơn mức dự trữ cùng kỳ năm ngoái tới 40 triệu thùng, đồng thời cao hơn mức dự trữ dầu thô bình quân của Mỹ trong vòng 5 năm trở lại đây tới 30 triệu thùng. Lượng dự trữ bắt đầu tăng cao trong khoảng hơn 3 tháng trở lại đây do nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ giảm mạnh dưới lượng nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Theo ước tính của Frontline, hãng sở hữu những con tàu chở dầu lớn nhất thế giới, các công ty dầu lửa tư nhân và quốc gia, các hãng lọc hóa dầu và các công ty giao dịch dầu lửa còn đang dự trữ 80 triệu thùng dầu nữa tại Mỹ trên 35 con tàu chở dầu siêu lớn và nhiều con tàu chở dầu nhỏ hơn. Đây là lượng dầu lửa được lưu trữ trên tàu nhiều nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
Các đối tượng khác nhau có lý do khác nhau để lưu trữ dầu trong các kho chứa hoặc trên các con tàu.
Các công ty dầu khí quốc gia thì hy vọng, bằng cách giữ dầu thay vì đem ra thị trường, họ có thể khiến giá dầu đảo chiều và tăng trở lại. Có nguồn tin cho hay, riêng Iran hiện đang sử dụng 15 con tàu chở dầu để chứa dầu, đợi giá lên.
Các công ty giao dịch dầu lửa tư nhân như Vitol và Phibro cũng găm hàng với kỳ vọng giá dầu thời gian tới sẽ tăng trở lại. Theo như những hợp đồng dầu lửa đang được giao dịch trên thị trường, giá dầu ở những hợp đồng có kỳ hạn xa đang cao hơn giá dầu ở những hợp đồng kỳ hạn gần.
Theo ông Adam Sieminski, kinh tế gia trưởng thị trường năng lượng của Ngân hàng Deutsche Bank của Đức, một công ty giao dịch dầu lửa có thể mua dầu giao ngay với giá gần 40 USD/thùng hiện nay, lưu kho và bán với giá kỳ hạn giao sau khoảng 1 năm với giá 60 USD/thùng. Với chi phí lưu kho dầu trong 1 năm là 6 - 10 USD/thùng dầu,công ty vẫn có thể lãi ít nhất 10 USD/thùng dầu.
“Đó là lý do tại sao lượng dầu tồn kho đang tăng mạnh và người ta phải thuê thêm cả các tàu chở dầu để chứa dầu”, ông nói.
Khổ vì sự thất thường
Việc giá dầu hết vọt lên rồi lại rơi tự do làm dấy lên những làn sóng lo ngại trong các công ty sản xuất và đầu tư trong ngành công nghiệp dầu lửa, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác.
Một ví dụ về việc sự bất ổn của giá dầu đã ảnh hưởng ra sao tới hoạt động của các công ty sản xuất, lọc hóa và giao dịch dầu là việc Công ty Devon Energy có trụ sở ở Oklahoma, Mỹ. Mấy năm trước, công ty này đã gây chú ý lớn bằng những tuyên bố về những vụ đầu tư lớn vào thăm dò tìm kiếm dầu cát và dầu nước sâu ở Canada.
Tuy nhiên, gần đây, công ty này đã hoãn lại việc công bố chi tiết chương trình thăm dò này. Một người phát ngôn của Devon cho hay: “Sự biến động giá dầu năm qua, nhất là trong những tháng gần đây, khiến việc lên kế hoạch khoan tìm dầu trở nên khó khăn hơn. Nhiều công ty đang cho giàn khoan ngừng làm việc”.
Bên cạnh đó, hai công ty dịch vụ dầu khí hàng đầu của thế giới là Schlumberger và Halliburton cũng đang cắt giảm việc làm. Một vài công ty lọc hóa dầu đã phá sản.
Sự lên xuống thất thường của giá dầu còn được thể hiện ở thị trường bán lẻ xăng dầu. Tại Mỹ, mùa hè năm ngoái, giá xăng có lúc lên tới ngưỡng 4 USD/gallon. Cách đây vài tuần, giá xăng bình quân toàn quốc ở Mỹ chỉ còn 1,62 USD/gallon. Nhưng mấy ngày gần đây, mức giá này lại tăng về ngưỡng 1,79 USD/gallon.
Giá dầu “sớm nắng chiều mưa” cũng khiến các hãng ôtô gặp khó trong việc vạch ra chiến lược phát triển. Toyota đã ngừng sản xuất tại một nhà máy sản xuất xe bán tải hiệu Tundra trong nhiều tháng qua do giá nhiên liệu tăng cao vào mùa hè năm ngoái. Sau đó, do giá xăng dầu lao dốc, Toyota lại phải trì hoãn việc hoàn thành nhà máy thứ hai sản xuất loại xe sử dụng nhiên liệu tổ hợp (hybrid) hiệu Prius.
Ngành vận tải và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác cũng khốn đốn vì sự thất thường của giá dầu. Cathay Pacific, một trong nhiều hãng hàng không có chiến lược dự trữ xăng dầu, mới đây đã bị phát hiện thua lỗ hàng trăm triệu USD do mua dầu ở mức giá cao để cất giữ.
Hiện hoạt động đầu tư vào khai thác dầu đang giảm nhanh đến nỗi một số nhà phân tích cho rằng, tình trạng thiếu dầu và giá dầu tăng vọt trở lại chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Rất khó đoán biết”
Sự “đỏng đảnh” của giá dầu thời gian qua là sản phẩm của sự kéo, đẩy giữa nhiều nhân tố trên thị trường, bao gồm cả những yếu tố địa chính trị và kinh tế.
Sau nhiều tháng sụt giảm mạnh, tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường dầu dường như đã cải thiện đáng kể sau lễ Giáng sinh vừa qua. Các nhà đầu tư dầu lửa lại đổ tiền vào thị trường khi nhận thấy Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tỏ ra nghiêm túc trong chuyện cắt giảm sản lượng. Cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza đe dọa tình hình ổn định ở Trung Đông, làm gia tăng khả năng gián đoạn nguồn cung dầu lửa từ khu vực này. Cùng với đó, tranh chấp quanh vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine dẫn tới lo ngại về việc châu Âu phải tiêu thụ nhiều dầu hơn, thay vì phụ thuộc quá lớn vào nguồn khí đốt từ Nga như hiện nay.
Sau nhiều tháng giá dầu sụt giảm mạnh, tâm lý trên thị trường dầu dường như có sự chuyển biến tích cực mạnh mẽ từ sau lễ Giáng sinh, đẩy giá dầu lên mức 50 USD/thùng trong ngày 6/1, từ mức dưới 34 USD/thùng vào ngày 19/12.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường lại đảo hướng nhanh chóng khi vào tuần trước khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho thấy, dự trữ dầu thô tại Cushing đã tăng thêm 4 triệu thùng lên mức 32 triệu thùng, mức cao nhất từ năm 2004. Trong báo cáo tiếp theo công bố ngày 14/1, dự trữ này lại tăng thêm lên mức 33 triệu thùng.
Giới đầu tư lại bắt đầu lo ngại trước những dấu hiệu dư thừa dầu, khiến giá nhiên liệu này tụt về mức trên 37 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 14/1.
Trong khi đó, giá xăng tại các trạm bán lẻ ở Mỹ lại có chiều hướng tăng do các hãng lọc hóa dầu đang hạn chế sản xuất. Lợi nhuận từ lọc hóa dầu đã giảm mạnh trong vòng vài tháng qua, khiến các công ty trong lĩnh vực này thậm chí còn thua lỗ. Thực trạng này buộc họ chuyển sang lưu kho dầu thô để bán lại cho các nhà giao dịch, hoặc điều chỉnh lại hoạt động sản xuất - theo đó sản xuất ít xăng hơn và tăng sản xuất những sản phẩm có lợi nhuận cao hơn như dầu sưởi, dầu diesel hoặc xăng hàng không.
Hãng lọc hóa dầu lớn nhất nước Mỹ Valero đã giảm lượng cung xăng bằng cách tăng thời gian bảo dưỡng tại một số nhà máy lọc hóa và cắt giảm sản lượng tại 8 trong số 16 nhà máy lọc hóa của hãng.
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ đã dự báo, với tình hình kinh tế thế giới đi xuống như hiện nay, giá dầu sẽ sớm giảm về 30 USD/thùng. Tuy nhiên, một quan chức cao cấp của Kuwait thì cho rằng, với những đợt cắt giảm sản lượng lớn, OPEC sẽ sớm đẩy giá dầu tăng trở lại.
Các nhà phân tích thì vẫn dự báo, trong năm nay, giá dầu sẽ còn tiếp tục lên xuống thất thường. “Triển vọng nhu cầu dầu rất khó đoán biết, triển vọng chung của giá dầu rất khó đoán biết, triển vọng nguồn cung cũng vậy”, ông Adam Robinson, giám đốc phụ trách thị trường hàng hóa của quỹ đầu cơ Armored Wolf có trụ sở ở bang California, Mỹ, nhận xét.
(Theo New York Times)
Các công ty và các nước xuất khẩu dầu lửa thuê các con tàu chở dầu để chứa dầu vì giá dầu thời gian qua giảm quá mạnh và nhanh. Họ đang chờ giá dầu tăng lên mới đem nhiên liệu này đi bán.
Mới chỉ cách đây 6 tháng, các công ty dầu lửa đua nhau chuyển dầu ra thị trường để đáp ứng nhu cầu tăng vọt, và cũng để tranh thủ giá dầu leo thang từng ngày, nếu không muốn nói là từng giờ.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi quá nhanh chóng. Suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đẩy nhu cầu dầu và giá dầu sụt giảm, đã dẫn tới quang cảnh ảm đạm tại các bến tàu chở dầu như trên - một quang cảnh mà cho tới tận gần đây cũng chẳng mấy ai có thể tưởng tượng ra nổi.
Găm hàng, chờ giá lên
Khó khăn mà các công ty dầu lửa đang phải đương đầu lúc này không chỉ là chuyện giá dầu giảm, mà còn là giá dầu thời gian quan biến động quá mạnh. Như những gì lịch sử đã chứng minh, sự biến động này là một dấu hiệu của thị trường không bình ổn và khó đoán biết hướng đi.
Trong thời gian từ Giáng sinh 2008 tới thời điểm cách đây 1 tuần, giá dầu đã tăng 40% và sau đó lại giảm mạnh trong những ngày gần đây. Mới chỉ tuần trước, đã có phiên giá dầu giảm tới gần 12%.
“Sự biến động giá mạnh mẽ trên thị trường dầu lửa làm gia tăng khả năng xảy ra một cú sốc, sự mơ hồ và khó đoán biết về diễn biến giá của nhiên liệu này thời gian tới”, chuyên gia tư vấn thị trường năng lượng, đồng thời là một người chuyên nghiên cứu về lịch sử dầu lửa, ông Daniel Yergin, nhận xét.
Biên độ giao động lớn của giá dầu thời gian qua là sự tiếp diễn của xu hướng đã diễn ra trong năm 2008 - năm mà giá dầu vọt lên gần 150 USD/thùng vào tháng 7 từ mức dưới 100 USD/thùng vào tháng 1, rồi sau đó sụt về mức chưa đầy 35 USD/thùng vào tháng 12. Trong năm 2008, giá dầu thế giới đã có 39 phiên tăng hoặc giảm với biên độ từ 5% trở lên, so với chỉ 4 lần trong cả hai năm trước đó. Sánh ngang với năm 2008 về tiêu chí này may chăng chỉ có năm 1990 khi Iraq tiến hành chiến tranh với Kuwait.
Cách đây một năm, các hãng khai thác và lọc hóa dầu không thể sản xuất đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của thế giới và theo kịp với giá dầu không ngừng tăng. Hiện nay, cả nhu cầu và giá dầu cùng giảm, khiến lượng dầu tồn kho ở Mỹ lên tới 327 triệu thùng. Trong đó, một lượng lớn được lưu kho ở khu vực Cushing, bang Oklahoma, một cảng dầu lớn, đồng thời là nơi gặp nhau của nhiều đường ống dẫn dầu. Nơi đây cũng là khu vực mà dầu được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) được cất giữ.
Dự trữ xăng dầu này của Mỹ cao hơn mức dự trữ cùng kỳ năm ngoái tới 40 triệu thùng, đồng thời cao hơn mức dự trữ dầu thô bình quân của Mỹ trong vòng 5 năm trở lại đây tới 30 triệu thùng. Lượng dự trữ bắt đầu tăng cao trong khoảng hơn 3 tháng trở lại đây do nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ giảm mạnh dưới lượng nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Theo ước tính của Frontline, hãng sở hữu những con tàu chở dầu lớn nhất thế giới, các công ty dầu lửa tư nhân và quốc gia, các hãng lọc hóa dầu và các công ty giao dịch dầu lửa còn đang dự trữ 80 triệu thùng dầu nữa tại Mỹ trên 35 con tàu chở dầu siêu lớn và nhiều con tàu chở dầu nhỏ hơn. Đây là lượng dầu lửa được lưu trữ trên tàu nhiều nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
Các đối tượng khác nhau có lý do khác nhau để lưu trữ dầu trong các kho chứa hoặc trên các con tàu.
Các công ty dầu khí quốc gia thì hy vọng, bằng cách giữ dầu thay vì đem ra thị trường, họ có thể khiến giá dầu đảo chiều và tăng trở lại. Có nguồn tin cho hay, riêng Iran hiện đang sử dụng 15 con tàu chở dầu để chứa dầu, đợi giá lên.
Các công ty giao dịch dầu lửa tư nhân như Vitol và Phibro cũng găm hàng với kỳ vọng giá dầu thời gian tới sẽ tăng trở lại. Theo như những hợp đồng dầu lửa đang được giao dịch trên thị trường, giá dầu ở những hợp đồng có kỳ hạn xa đang cao hơn giá dầu ở những hợp đồng kỳ hạn gần.
Theo ông Adam Sieminski, kinh tế gia trưởng thị trường năng lượng của Ngân hàng Deutsche Bank của Đức, một công ty giao dịch dầu lửa có thể mua dầu giao ngay với giá gần 40 USD/thùng hiện nay, lưu kho và bán với giá kỳ hạn giao sau khoảng 1 năm với giá 60 USD/thùng. Với chi phí lưu kho dầu trong 1 năm là 6 - 10 USD/thùng dầu,công ty vẫn có thể lãi ít nhất 10 USD/thùng dầu.
“Đó là lý do tại sao lượng dầu tồn kho đang tăng mạnh và người ta phải thuê thêm cả các tàu chở dầu để chứa dầu”, ông nói.
Khổ vì sự thất thường
Việc giá dầu hết vọt lên rồi lại rơi tự do làm dấy lên những làn sóng lo ngại trong các công ty sản xuất và đầu tư trong ngành công nghiệp dầu lửa, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác.
Một ví dụ về việc sự bất ổn của giá dầu đã ảnh hưởng ra sao tới hoạt động của các công ty sản xuất, lọc hóa và giao dịch dầu là việc Công ty Devon Energy có trụ sở ở Oklahoma, Mỹ. Mấy năm trước, công ty này đã gây chú ý lớn bằng những tuyên bố về những vụ đầu tư lớn vào thăm dò tìm kiếm dầu cát và dầu nước sâu ở Canada.
Tuy nhiên, gần đây, công ty này đã hoãn lại việc công bố chi tiết chương trình thăm dò này. Một người phát ngôn của Devon cho hay: “Sự biến động giá dầu năm qua, nhất là trong những tháng gần đây, khiến việc lên kế hoạch khoan tìm dầu trở nên khó khăn hơn. Nhiều công ty đang cho giàn khoan ngừng làm việc”.
Bên cạnh đó, hai công ty dịch vụ dầu khí hàng đầu của thế giới là Schlumberger và Halliburton cũng đang cắt giảm việc làm. Một vài công ty lọc hóa dầu đã phá sản.
Sự lên xuống thất thường của giá dầu còn được thể hiện ở thị trường bán lẻ xăng dầu. Tại Mỹ, mùa hè năm ngoái, giá xăng có lúc lên tới ngưỡng 4 USD/gallon. Cách đây vài tuần, giá xăng bình quân toàn quốc ở Mỹ chỉ còn 1,62 USD/gallon. Nhưng mấy ngày gần đây, mức giá này lại tăng về ngưỡng 1,79 USD/gallon.
Giá dầu “sớm nắng chiều mưa” cũng khiến các hãng ôtô gặp khó trong việc vạch ra chiến lược phát triển. Toyota đã ngừng sản xuất tại một nhà máy sản xuất xe bán tải hiệu Tundra trong nhiều tháng qua do giá nhiên liệu tăng cao vào mùa hè năm ngoái. Sau đó, do giá xăng dầu lao dốc, Toyota lại phải trì hoãn việc hoàn thành nhà máy thứ hai sản xuất loại xe sử dụng nhiên liệu tổ hợp (hybrid) hiệu Prius.
Ngành vận tải và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác cũng khốn đốn vì sự thất thường của giá dầu. Cathay Pacific, một trong nhiều hãng hàng không có chiến lược dự trữ xăng dầu, mới đây đã bị phát hiện thua lỗ hàng trăm triệu USD do mua dầu ở mức giá cao để cất giữ.
Hiện hoạt động đầu tư vào khai thác dầu đang giảm nhanh đến nỗi một số nhà phân tích cho rằng, tình trạng thiếu dầu và giá dầu tăng vọt trở lại chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Rất khó đoán biết”
Sự “đỏng đảnh” của giá dầu thời gian qua là sản phẩm của sự kéo, đẩy giữa nhiều nhân tố trên thị trường, bao gồm cả những yếu tố địa chính trị và kinh tế.
Sau nhiều tháng sụt giảm mạnh, tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường dầu dường như đã cải thiện đáng kể sau lễ Giáng sinh vừa qua. Các nhà đầu tư dầu lửa lại đổ tiền vào thị trường khi nhận thấy Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tỏ ra nghiêm túc trong chuyện cắt giảm sản lượng. Cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza đe dọa tình hình ổn định ở Trung Đông, làm gia tăng khả năng gián đoạn nguồn cung dầu lửa từ khu vực này. Cùng với đó, tranh chấp quanh vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine dẫn tới lo ngại về việc châu Âu phải tiêu thụ nhiều dầu hơn, thay vì phụ thuộc quá lớn vào nguồn khí đốt từ Nga như hiện nay.
Sau nhiều tháng giá dầu sụt giảm mạnh, tâm lý trên thị trường dầu dường như có sự chuyển biến tích cực mạnh mẽ từ sau lễ Giáng sinh, đẩy giá dầu lên mức 50 USD/thùng trong ngày 6/1, từ mức dưới 34 USD/thùng vào ngày 19/12.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường lại đảo hướng nhanh chóng khi vào tuần trước khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho thấy, dự trữ dầu thô tại Cushing đã tăng thêm 4 triệu thùng lên mức 32 triệu thùng, mức cao nhất từ năm 2004. Trong báo cáo tiếp theo công bố ngày 14/1, dự trữ này lại tăng thêm lên mức 33 triệu thùng.
Giới đầu tư lại bắt đầu lo ngại trước những dấu hiệu dư thừa dầu, khiến giá nhiên liệu này tụt về mức trên 37 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 14/1.
Trong khi đó, giá xăng tại các trạm bán lẻ ở Mỹ lại có chiều hướng tăng do các hãng lọc hóa dầu đang hạn chế sản xuất. Lợi nhuận từ lọc hóa dầu đã giảm mạnh trong vòng vài tháng qua, khiến các công ty trong lĩnh vực này thậm chí còn thua lỗ. Thực trạng này buộc họ chuyển sang lưu kho dầu thô để bán lại cho các nhà giao dịch, hoặc điều chỉnh lại hoạt động sản xuất - theo đó sản xuất ít xăng hơn và tăng sản xuất những sản phẩm có lợi nhuận cao hơn như dầu sưởi, dầu diesel hoặc xăng hàng không.
Hãng lọc hóa dầu lớn nhất nước Mỹ Valero đã giảm lượng cung xăng bằng cách tăng thời gian bảo dưỡng tại một số nhà máy lọc hóa và cắt giảm sản lượng tại 8 trong số 16 nhà máy lọc hóa của hãng.
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ đã dự báo, với tình hình kinh tế thế giới đi xuống như hiện nay, giá dầu sẽ sớm giảm về 30 USD/thùng. Tuy nhiên, một quan chức cao cấp của Kuwait thì cho rằng, với những đợt cắt giảm sản lượng lớn, OPEC sẽ sớm đẩy giá dầu tăng trở lại.
Các nhà phân tích thì vẫn dự báo, trong năm nay, giá dầu sẽ còn tiếp tục lên xuống thất thường. “Triển vọng nhu cầu dầu rất khó đoán biết, triển vọng chung của giá dầu rất khó đoán biết, triển vọng nguồn cung cũng vậy”, ông Adam Robinson, giám đốc phụ trách thị trường hàng hóa của quỹ đầu cơ Armored Wolf có trụ sở ở bang California, Mỹ, nhận xét.
(Theo New York Times)