Standard & Poor’s và Moody’s đánh giá tín nhiệm lần đầu VietinBank
Hai tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới cùng bày tỏ lo ngại về chất lượng tài sản của VietinBank
Hai hãng định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới là Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service vừa tuyên bố thực hiện đánh giá tín nhiệm lần đầu đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Hai tổ chức đánh giá tín nhiệm cùng bày tỏ lo ngại về chất lượng tài sản của VietinBank, nhưng đánh giá cao mối quan hệ đối tác của VietinBank với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).
S&P dự báo lợi nhuận có thể suy giảm
Thông cáo báo chí ngày 16/3 của S&P cho biết, định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn/ngắn hạn mà tổ chức này dành cho VietinBank là B+/B; định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ nội tệ dài hạn/ngắn hạn cũng là B+/B.
Đối với số trái phiếu ngoại tệ dài hạn không đảm bảo có thứ hạng ưu tiên cao sắp được phát hành của VietinBank, S&P dành hạng điểm B+.
S&P đánh giá, triển vọng đối với các hạng mức tín nhiệm trên của S&P là tiêu cực, đồng nghĩa với khả năng VietinBank có thể bị cắt giảm điểm tín nhiệm trong thời gian tới.
Theo thông cáo của S&P, năng lực tín dụng độc lập (SACP) của VietinBank được tổ chức này xếp hạng B.
S&P cho biết, các đánh giá trên dành cho VietinBank dựa trên vị thế kinh doanh “mạnh”, tình trạng vốn và lợi nhuận “yếu”, mức độ tham gia “vừa phải” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trung bình” và mức thanh khoản “hợp lý” của ngân hàng này.
Ngoài ra, các đánh giá này còn dựa trên những rủi ro trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nói chung của Việt Nam. Theo S&P, với nền kinh tế thu nhập thấp, hệ thống tài chính đang phát triển và khung pháp lý đang trong quá trình hoàn thiện của Việt Nam, cộng với những hạn chế trong hệ thống tài chính Việt Nam như các tiêu chuẩn giám sát còn lạc hậu so với quốc tế, tình trạng thừa ngân hàng và thị trường bị bóp méo… thì hạng điểm tín nhiệm dành cho một ngân hàng thương mại chỉ hoạt động ở Việt Nam là ngưỡng B.
S&P đánh giá cao VietinBank ở hệ thống chi nhánh rộng lớn. VietinBank hiện là một trong 3 ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam, chiếm thị phần 13% trên thị trường tiền gửi.
Tổ chức này cũng kỳ vọng VietinBank sẽ được hưởng lợi từ các mối quan hệ đối tác chiến lược phát triển trong tiến trình cổ phần hóa. Năm 2011, IFC đã mua 10% cổ phần VietinBank và ngân hàng này đang tìm kiếm một đối tác chiến lược thứ hai.
Theo S&P, mô hình kinh doanh của VietinBank là đơn giản, vì phần lớn doanh thu của ngân hàng này đến từ các sản phẩm cho vay thương mại truyền thống.
S&P dự báo, lợi nhuận của VietinBank có thể suy giảm trong năm 2012 này do áp lực tỷ suất lợi nhuận và chi phí tín dụng tăng. Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của VietinBank được nhận định sẽ còn ở mức thấp do năng lực quản trị rủi ro còn chưa hoàn thiện và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức bình quân của hệ thống.
Cũng theo S&P, tỷ lệ vốn vay/tiền gửi của VietinBank là ngang với mức bình quân của toàn hệ thống. Tiền gửi chiếm khoảng 77% nguồn vốn của ngân hàng này, thấp hơn các ngân hàng khác được S&P đánh giá tín nhiệm.
Báo cáo của S&P đánh giá, VietinBank có mức độ quan trọng cao đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam và được sự ủng hộ lớn từ phía Chính phủ.
Về triển vọng tín nhiệm tiêu cực của VietinBank, S&P cho biết, đánh giá này phản ánh triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (hiện ở mức BB-).
Moody’s lo vấn đề chất lượng tài sản
Moody’s cho biết, tổ chức này dành định hạng B2 cho tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ ngắn hạn và dài hạn tại VietinBank; định hạng tín nhiệm tiền gửi ngắn hạn và dài hạn bằng nội tệ là B1; định hạng tín nhiệm phát hành nợ ngoại tệ và nội tệ cả ngắn hạn và dài hạn cùng là B1.
Trái phiếu ngoại tệ dài hạn không đảm bảo có thứ hạng ưu tiên cao sắp được phát hành của VietinBank được Moody’s đánh giá ở mức B1. Đánh giá sức mạnh tài chính (BFSR) mà Moody’s dành cho VietinBank là E+.
Moody’s dành cho các hầu hết các định hạng tín nhiệm của VietinBank triển vọng ổn định.
Tuy nhiên, định hạng tín nhiệm của lượng trái phiếu ngoại tệ ngân hàng này chuẩn bị phát hành, cùng với định hạng tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ và phát hành nợ ngoại tệ cùng bị gán triển vọng tiêu cực, tương đồng với triển vọng về trần ngoại tệ của Việt Nam.
Theo báo cáo ngày 16/3 của Moody’s, định hạng sức mạnh tài chính (BFSR) E+ một phần dựa trên đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) hạng B2 của VietinBank. Theo tổ chức này, sức mạnh tài chính của VietinBank còn bị hạn chế bởi những yếu tố bao gồm: năng lực hấp thụ rủi ro thấp; chất lượng tài sản yếu kém cũng như dự phòng thất thoát vốn vay (loan-loss reserve coverage ratio) thấp hơn so với các ngân hàng trên thế giới; mức độ tập trung vốn tín dụng cao vào một số khách hàng; thanh khoản chặt; và những thách thức nói chung trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Theo số liệu mà Moody’s đưa ra, tỷ lệ vốn cấp 1 của VietinBank ở mức 9,8% vào cuối năm 2011 tính theo chuẩn Basel I, cao hơn mức 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Moody’s cho rằng, khả năng chịu đựng những khoản thua lỗ tín dụng của VietinBank trong kịch bản bất lợi mà tổ chức này đặt ra là thấp hơn so với những ngân hàng khác được Moody’s đánh giá tín nhiệm, bởi VietinBank có lợi nhuận và dự phòng thất thoát vốn vay thấp.
Moody’s đánh giá, chất lượng tài sản của VietinBank đang đi xuống và mức độ nợ xấu thực sự theo chuẩn quốc tế của ngân hàng này là khó xác định.
Theo chuẩn Việt Nam, nợ xấu (quá hạn trên 90 ngày) của VietinBank tăng lên mức 2,2 nghìn tỷ đồng (0,8% tổng dư nợ) ở thời điểm cuối năm 2011, từ mức 1,5 nghìn tỷ đồng (0,7% tổng dư nợ) vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên, theo chuẩn quốc tế, nợ xấu của VietinBank là 9,4 nghìn tỷ đồng (4% tổng dư nợ) vào cuối năm 2010 (chưa có số liệu 2011). Điều này cho thấy, mức độ nợ xấu thực tế của VietinBank có thể cao hơn so với con số được công bố.
Chưa hết, tỷ lệ dự phòng thất thoát vốn vay của VietinBank ở mức 33% vào cuối năm 2010 theo chuẩn quốc tế. Trong khi theo chuẩn Việt Nam, tỷ lệ này của VietinBank là 138%. Vì vậy Moody’s dự báo rủi ro chất lượng tài sản của VietinBank sẽ tăng trong 2 năm tới.
Moody’s đánh giá, cũng giống như các ngân hàng Việt Nam khác, VietinBank đang phải đối mặt với tình trạng thanh khoản chặt, thể hiện qua tỷ lệ vốn vay/tiền gửi 114% tính đến cuối năm 2011. Bên cạnh đó, khả năng lợi nhuận của VietinBank cũng bị Moody’s đánh giá là khiêm tốn do những khó khăn kinh tế hiện nay ở Việt Nam.
Thời gian gần đây, một số ngân hàng lớn của Việt Nam đã đẩy mạnh việc mời các tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới đánh giá tín nhiệm. Tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng mời S&P và Moody’s đánh giá tín nhiệm lần đầu.
Hai tổ chức đánh giá tín nhiệm cùng bày tỏ lo ngại về chất lượng tài sản của VietinBank, nhưng đánh giá cao mối quan hệ đối tác của VietinBank với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).
S&P dự báo lợi nhuận có thể suy giảm
Thông cáo báo chí ngày 16/3 của S&P cho biết, định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn/ngắn hạn mà tổ chức này dành cho VietinBank là B+/B; định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ nội tệ dài hạn/ngắn hạn cũng là B+/B.
Đối với số trái phiếu ngoại tệ dài hạn không đảm bảo có thứ hạng ưu tiên cao sắp được phát hành của VietinBank, S&P dành hạng điểm B+.
S&P đánh giá, triển vọng đối với các hạng mức tín nhiệm trên của S&P là tiêu cực, đồng nghĩa với khả năng VietinBank có thể bị cắt giảm điểm tín nhiệm trong thời gian tới.
Theo thông cáo của S&P, năng lực tín dụng độc lập (SACP) của VietinBank được tổ chức này xếp hạng B.
S&P cho biết, các đánh giá trên dành cho VietinBank dựa trên vị thế kinh doanh “mạnh”, tình trạng vốn và lợi nhuận “yếu”, mức độ tham gia “vừa phải” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trung bình” và mức thanh khoản “hợp lý” của ngân hàng này.
Ngoài ra, các đánh giá này còn dựa trên những rủi ro trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nói chung của Việt Nam. Theo S&P, với nền kinh tế thu nhập thấp, hệ thống tài chính đang phát triển và khung pháp lý đang trong quá trình hoàn thiện của Việt Nam, cộng với những hạn chế trong hệ thống tài chính Việt Nam như các tiêu chuẩn giám sát còn lạc hậu so với quốc tế, tình trạng thừa ngân hàng và thị trường bị bóp méo… thì hạng điểm tín nhiệm dành cho một ngân hàng thương mại chỉ hoạt động ở Việt Nam là ngưỡng B.
S&P đánh giá cao VietinBank ở hệ thống chi nhánh rộng lớn. VietinBank hiện là một trong 3 ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam, chiếm thị phần 13% trên thị trường tiền gửi.
Tổ chức này cũng kỳ vọng VietinBank sẽ được hưởng lợi từ các mối quan hệ đối tác chiến lược phát triển trong tiến trình cổ phần hóa. Năm 2011, IFC đã mua 10% cổ phần VietinBank và ngân hàng này đang tìm kiếm một đối tác chiến lược thứ hai.
Theo S&P, mô hình kinh doanh của VietinBank là đơn giản, vì phần lớn doanh thu của ngân hàng này đến từ các sản phẩm cho vay thương mại truyền thống.
S&P dự báo, lợi nhuận của VietinBank có thể suy giảm trong năm 2012 này do áp lực tỷ suất lợi nhuận và chi phí tín dụng tăng. Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của VietinBank được nhận định sẽ còn ở mức thấp do năng lực quản trị rủi ro còn chưa hoàn thiện và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức bình quân của hệ thống.
Cũng theo S&P, tỷ lệ vốn vay/tiền gửi của VietinBank là ngang với mức bình quân của toàn hệ thống. Tiền gửi chiếm khoảng 77% nguồn vốn của ngân hàng này, thấp hơn các ngân hàng khác được S&P đánh giá tín nhiệm.
Báo cáo của S&P đánh giá, VietinBank có mức độ quan trọng cao đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam và được sự ủng hộ lớn từ phía Chính phủ.
Về triển vọng tín nhiệm tiêu cực của VietinBank, S&P cho biết, đánh giá này phản ánh triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (hiện ở mức BB-).
Moody’s lo vấn đề chất lượng tài sản
Moody’s cho biết, tổ chức này dành định hạng B2 cho tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ ngắn hạn và dài hạn tại VietinBank; định hạng tín nhiệm tiền gửi ngắn hạn và dài hạn bằng nội tệ là B1; định hạng tín nhiệm phát hành nợ ngoại tệ và nội tệ cả ngắn hạn và dài hạn cùng là B1.
Trái phiếu ngoại tệ dài hạn không đảm bảo có thứ hạng ưu tiên cao sắp được phát hành của VietinBank được Moody’s đánh giá ở mức B1. Đánh giá sức mạnh tài chính (BFSR) mà Moody’s dành cho VietinBank là E+.
Moody’s dành cho các hầu hết các định hạng tín nhiệm của VietinBank triển vọng ổn định.
Tuy nhiên, định hạng tín nhiệm của lượng trái phiếu ngoại tệ ngân hàng này chuẩn bị phát hành, cùng với định hạng tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ và phát hành nợ ngoại tệ cùng bị gán triển vọng tiêu cực, tương đồng với triển vọng về trần ngoại tệ của Việt Nam.
Theo báo cáo ngày 16/3 của Moody’s, định hạng sức mạnh tài chính (BFSR) E+ một phần dựa trên đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) hạng B2 của VietinBank. Theo tổ chức này, sức mạnh tài chính của VietinBank còn bị hạn chế bởi những yếu tố bao gồm: năng lực hấp thụ rủi ro thấp; chất lượng tài sản yếu kém cũng như dự phòng thất thoát vốn vay (loan-loss reserve coverage ratio) thấp hơn so với các ngân hàng trên thế giới; mức độ tập trung vốn tín dụng cao vào một số khách hàng; thanh khoản chặt; và những thách thức nói chung trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Theo số liệu mà Moody’s đưa ra, tỷ lệ vốn cấp 1 của VietinBank ở mức 9,8% vào cuối năm 2011 tính theo chuẩn Basel I, cao hơn mức 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Moody’s cho rằng, khả năng chịu đựng những khoản thua lỗ tín dụng của VietinBank trong kịch bản bất lợi mà tổ chức này đặt ra là thấp hơn so với những ngân hàng khác được Moody’s đánh giá tín nhiệm, bởi VietinBank có lợi nhuận và dự phòng thất thoát vốn vay thấp.
Moody’s đánh giá, chất lượng tài sản của VietinBank đang đi xuống và mức độ nợ xấu thực sự theo chuẩn quốc tế của ngân hàng này là khó xác định.
Theo chuẩn Việt Nam, nợ xấu (quá hạn trên 90 ngày) của VietinBank tăng lên mức 2,2 nghìn tỷ đồng (0,8% tổng dư nợ) ở thời điểm cuối năm 2011, từ mức 1,5 nghìn tỷ đồng (0,7% tổng dư nợ) vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên, theo chuẩn quốc tế, nợ xấu của VietinBank là 9,4 nghìn tỷ đồng (4% tổng dư nợ) vào cuối năm 2010 (chưa có số liệu 2011). Điều này cho thấy, mức độ nợ xấu thực tế của VietinBank có thể cao hơn so với con số được công bố.
Chưa hết, tỷ lệ dự phòng thất thoát vốn vay của VietinBank ở mức 33% vào cuối năm 2010 theo chuẩn quốc tế. Trong khi theo chuẩn Việt Nam, tỷ lệ này của VietinBank là 138%. Vì vậy Moody’s dự báo rủi ro chất lượng tài sản của VietinBank sẽ tăng trong 2 năm tới.
Moody’s đánh giá, cũng giống như các ngân hàng Việt Nam khác, VietinBank đang phải đối mặt với tình trạng thanh khoản chặt, thể hiện qua tỷ lệ vốn vay/tiền gửi 114% tính đến cuối năm 2011. Bên cạnh đó, khả năng lợi nhuận của VietinBank cũng bị Moody’s đánh giá là khiêm tốn do những khó khăn kinh tế hiện nay ở Việt Nam.
Thời gian gần đây, một số ngân hàng lớn của Việt Nam đã đẩy mạnh việc mời các tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới đánh giá tín nhiệm. Tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng mời S&P và Moody’s đánh giá tín nhiệm lần đầu.