Startup “lai” nhiều mô hình của Trung Quốc được định giá 30 tỷ USD
Dù được định giá “khủng” nhưng Meituan là cái tên không được biết đến nhiều bên ngoài Trung Quốc
Meituan mới đây huy động được 4 tỷ USD, nâng định giá lên 30 tỷ USD trở thành startup giá trị thứ 4 thế giới, sau Uber, Didi và hãng sản xuất smartphone Xiaomi, theo CB Insights.
Theo Bloomberg, dù được định giá “khủng” nhưng Meituan là cái tên không được biết đến nhiều bên ngoài Trung Quốc. Meituan là startup có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên giao đồ ăn tận nhà, bán thực phẩm, đánh giá các nhà hàng, bán hàng giảm giá cho khách hàng mua theo nhóm... Đây là mô hình pha trộn giữa Groupon, Yelp, Foodpanda và Uber Eats.
Meituan hấp dẫn nhà đầu tư nhờ có vị thế lớn trên thị trường hơn 1 tỷ dân. Startup này hình thành vào năm 2015 sau khi sáp nhập Meituan.com và Dianping.com, trở thành công ty cung cấp dịch vụ đặt hàng qua ứng dụng di động hàng đầu tại Trung Quốc.
Meituan.com được thành lập bởi Wang Xing vào năm 2010, là trang web mua sắm theo nhóm tương tự như Groupon. Cụ thể, khách hàng sẽ được mua hàng hóa hoặc đặt dịch vụ ăn uống với giá rẻ hơn nhờ mua theo nhóm. Còn Dianping ra đời vào năm 2003 tại Thượng Hải, chuyên đánh giá chất lượng các nhà hàng và dịch vụ khác, sau đó mở rộng sang hình thức giảm giá theo nhóm. Khi sáp nhập vào 2 năm trước, hai công ty này được định giá 15 tỷ USD.
Đến nay, Meituan đã vượt xa nhiều công ty có mô hình tương tự tại Mỹ như Groupon (giá trị giảm xuống dưới 3 tỷ USD), hay Yelp (giá trị giảm còn 3,6 tỷ USD từ mức đỉnh năm 2014).
Sau khi sáp nhập, startup mới đã mở rộng sang ứng dụng di động, cho phép khách hàng đặt đồ ăn nóng, thực phẩm, dịch vụ massage, cắt tóc, làm móng tại nhà hay văn phòng. Một trong những dịch vụ phổ biến của hãng này là rửa xe ngay khi xe được đậu trên phố hoặc khi khách hàng vẫn ở công sở. Một bức ảnh sẽ được gửi tới điện thoại của khách hàng để xác nhận dịch vụ.
Meituan cho biết hiện đang có 280 triệu khách hàng hoạt động hàng năm và làm việc với khoảng 5 triệu đối tác.
Dịch vụ của Meituan, được gọi là từ trực tuyến đến ngoại tuyến (O2O), đang ngày càng nở rộ và thành công tại Trung Quốc. Năm ngoái, thị trường O2O của nước này tăng trưởng 72% lên 762 tỷ Nhân dân tệ (115 tỷ USD), theo ước tính của hãng tư vấn IResearch.
“Thị trường Trung Quốc đủ lớn cho một công ty có quy mô cỡ này”, Wang Ling, nhà phân tích tại Iresearch cho biết. “Sau nhiều năm củng cố, Meituan hiện là một trong những công ty đáng gờm trong lĩnh vực mang lại doanh thu khổng lồ này”.
Dù vậy, Meituan đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các gã công nghệ khổng lồ. Đơn cử là Ele.me do gã khổng lồ Alibaba chống lưng, hay Waimai của Baidu.
“Meituan đang đụng độ rất nhiều đối thủ bởi startup này hoạt động ở nhiều lĩnh vực”, Cao Lei, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thương mại điện tử Trung Quốc tại Hàng Châu cho biết. “Lĩnh vực thương mại điện tử liên quan tới ăn chơi, trong đó có du lịch trực tuyến và đặt nhà hàng ăn uống là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất tại Trung Quốc.
Trong vòng gọi vốn mới nhất, Meituan nhận được đầu tư từ Tencent Holdings, Sequoia Capital và gã du lịch khổng lồ của Mỹ Priceline Group. Ngoài ra, một số nhà đầu tư khác bao gồm quỹ hưu trí Canada Pension Plan Investment Board, Trustbridge Partners, Tiger Global Management, Coatue Management và quỹ đầu GIC của Singapore.
Meituan cho biết sẽ dùng số vốn nhận được lần này để mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ giao hàng bằng máy bay không người lái.
Theo Bloomberg, dù được định giá “khủng” nhưng Meituan là cái tên không được biết đến nhiều bên ngoài Trung Quốc. Meituan là startup có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên giao đồ ăn tận nhà, bán thực phẩm, đánh giá các nhà hàng, bán hàng giảm giá cho khách hàng mua theo nhóm... Đây là mô hình pha trộn giữa Groupon, Yelp, Foodpanda và Uber Eats.
Meituan hấp dẫn nhà đầu tư nhờ có vị thế lớn trên thị trường hơn 1 tỷ dân. Startup này hình thành vào năm 2015 sau khi sáp nhập Meituan.com và Dianping.com, trở thành công ty cung cấp dịch vụ đặt hàng qua ứng dụng di động hàng đầu tại Trung Quốc.
Meituan.com được thành lập bởi Wang Xing vào năm 2010, là trang web mua sắm theo nhóm tương tự như Groupon. Cụ thể, khách hàng sẽ được mua hàng hóa hoặc đặt dịch vụ ăn uống với giá rẻ hơn nhờ mua theo nhóm. Còn Dianping ra đời vào năm 2003 tại Thượng Hải, chuyên đánh giá chất lượng các nhà hàng và dịch vụ khác, sau đó mở rộng sang hình thức giảm giá theo nhóm. Khi sáp nhập vào 2 năm trước, hai công ty này được định giá 15 tỷ USD.
Đến nay, Meituan đã vượt xa nhiều công ty có mô hình tương tự tại Mỹ như Groupon (giá trị giảm xuống dưới 3 tỷ USD), hay Yelp (giá trị giảm còn 3,6 tỷ USD từ mức đỉnh năm 2014).
Sau khi sáp nhập, startup mới đã mở rộng sang ứng dụng di động, cho phép khách hàng đặt đồ ăn nóng, thực phẩm, dịch vụ massage, cắt tóc, làm móng tại nhà hay văn phòng. Một trong những dịch vụ phổ biến của hãng này là rửa xe ngay khi xe được đậu trên phố hoặc khi khách hàng vẫn ở công sở. Một bức ảnh sẽ được gửi tới điện thoại của khách hàng để xác nhận dịch vụ.
Meituan cho biết hiện đang có 280 triệu khách hàng hoạt động hàng năm và làm việc với khoảng 5 triệu đối tác.
Dịch vụ của Meituan, được gọi là từ trực tuyến đến ngoại tuyến (O2O), đang ngày càng nở rộ và thành công tại Trung Quốc. Năm ngoái, thị trường O2O của nước này tăng trưởng 72% lên 762 tỷ Nhân dân tệ (115 tỷ USD), theo ước tính của hãng tư vấn IResearch.
“Thị trường Trung Quốc đủ lớn cho một công ty có quy mô cỡ này”, Wang Ling, nhà phân tích tại Iresearch cho biết. “Sau nhiều năm củng cố, Meituan hiện là một trong những công ty đáng gờm trong lĩnh vực mang lại doanh thu khổng lồ này”.
Dù vậy, Meituan đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các gã công nghệ khổng lồ. Đơn cử là Ele.me do gã khổng lồ Alibaba chống lưng, hay Waimai của Baidu.
“Meituan đang đụng độ rất nhiều đối thủ bởi startup này hoạt động ở nhiều lĩnh vực”, Cao Lei, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thương mại điện tử Trung Quốc tại Hàng Châu cho biết. “Lĩnh vực thương mại điện tử liên quan tới ăn chơi, trong đó có du lịch trực tuyến và đặt nhà hàng ăn uống là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất tại Trung Quốc.
Trong vòng gọi vốn mới nhất, Meituan nhận được đầu tư từ Tencent Holdings, Sequoia Capital và gã du lịch khổng lồ của Mỹ Priceline Group. Ngoài ra, một số nhà đầu tư khác bao gồm quỹ hưu trí Canada Pension Plan Investment Board, Trustbridge Partners, Tiger Global Management, Coatue Management và quỹ đầu GIC của Singapore.
Meituan cho biết sẽ dùng số vốn nhận được lần này để mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ giao hàng bằng máy bay không người lái.