Startup Nhật cho phép người dùng "phát hành cổ phiếu cá nhân”
Người dùng Valu có thể phát hành "cổ phiếu cá nhân" và huy động vốn từ cộng đồng.
Nuko Numano là người chuyên hóa trang thành các nhân vật (cosplaye) tại Nhật Bản và thường xuyên truyền video trực tiếp cho người hâm mộ xem. Tuy nhiên, chỉ những người sở hữu từ 5 “cổ phiếu” của cô mới được xem những video này. Cổ phiếu của Numano hiện có giá 38 USD/cổ phiếu, nhưng hồi tháng 7 từng được giao dịch với giá 585 USD.
Theo Bloomberg, cô gái 23 tuổi chuyên hóa trang thành các nhân vật truyện tranh này là một trong số hơn 60.000 người dùng của startup có tên Valu Inc., công ty kết hợp giữa một sàn giao dịch và một trang gọi vốn cộng đồng.
“Tôi dự định dùng số vốn huy động được để mua những quần áo đắt đỏ mà tôi không đủ tiền mua và tham gia các sự kiện cosplay quốc tế”, Numano – không phải tên thật của cô – cho biết.
Bất cứ ai, từ ngư dân, người nổi tiếng trên YouTube hay đầu bếp… đều có thể phát hành “cổ phiếu cá nhân” của mình để huy động vốn giống như hoạt động IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu) của các công ty. Họ thu hút người mua bằng việc tặng quá hoặc cung cấp các dịch vụ. Ví dụ như một người viết blog (blogger) có thể đăng những bài viết độc quyền dành riêng cho những người mua “cổ phiếu” của họ hoặc người hóa trang cosplay có thể tặng ảnh có chữ ký.
Chỉ với một số quy định, các mã (token) – còn được gọi là VA và có thể quy đổi với Bitcoin, được mua và bán giống như chứng khoán thật trên Valu. Hoạt động này là hoàn toàn hợp pháp bởi các VA và không thuộc phạm vi áp dụng của các quy định về sản phẩm tài chính của Nhật Bản.
“Chúng tôi đã làm việc với cơ quan chức năng và họ cho chúng tôi biết có thể làm gì và không thể làm gì theo pháp luật hiện hành”, Suno Nishiyama, người phát ngôn của Valu cho biết.
Tuy nhiên, Valu từng bị chỉ trích bởi truyền thông Nhật Bản và một số blogger có tiếng, bởi cho rằng một nhóm người dùng YouTube đã mua “cổ phiếu” của nhau rồi phối hợp với nhau để bán ra để kiếm lời.
Tháng trước, sau khi gia nhập Valu, Hikaru, một trong số thành viên của nhóm trên, đã đăng tải lên Twitter và bảng tin nhắn của Valu vào 14/8 rằng anh muốn làm gì đó thú vị và “đẩy ‘giá cổ phiếu’ của mình lên một lúc”.
Sau đó, cổ phiếu của Hikaru đã tăng vọt. Vào ngày hôm sau, Hikaru cùng hai người khác đã bán “cổ phiếu” này ra và thu về số tiền tương đương 54.650.000 Yên (490.000 USD). Động thái này khiến giá “cổ phiếu” của họ ngay lập tức giảm giá trị.
Trong khi những người dùng và blogger khác buộc tội Hikaru và bạn anh thao túng thị trường, Hikaru nói với 1,2 triệu người theo dõi trên Twitter của mình rằng chưa bao giờ có ý định mưu lợi từ Valu và mục đích của anh chỉ là tìm tài liệu cho các video trực tuyến.
Vaz, trung tâm tài năng đại diện cho nhóm người dùng YouTube trên, cho biết đã nhờ tới tư vấn của luật sư và kết luận rằng họ không hề phạm pháp, đồng thời đang thực hiện quy trình đề bù đắp cho người dùng. Hikaru từ chối yêu cầu bình luận liên quan tới vụ việc này.
Cán bộ tại Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản cho biết hoạt động giao dịch token của Valu không thuộc phạm vi áp dụng của các quy định chứng khoán. Vụ việc trên cũng không được coi là gian lận tài chính, theo Koichiro Ohashi, thuộc chi nhánh tại Tokyo của hãng luật quốc tế Mỹ Greenberg Traurig.
“Đây là môi trường tương đối dễ dàng đối với các startup công nghệ tài chính (fintech)”, Ohashi nói và cho biết thêm rằng trường hợp tương tự nếu xảy ra ở Mỹ có thể dẫn đến các vụ kiện tụng và bị giám sát chặt chẽ bởi Ủy ban Chứng khoán Mỹ.
Sau vụ việc trên, Valu đã điều chỉnh các quy định của mình, theo đó mỗi người dùng không được bán quá 1/10 tổng số “cổ phiếu” đã phát hành một ngày. Các quy định khác gồm giới hạn số lượng giao dịch mỗi ngày của một người không quá 30, đồng thời khống chế mức giảm giá không quá 50% và tăng không quá 200%.
Vụ việc này cũng cho thấy Nhật Bản, vốn nổi tiếng với các quy định nghiêm ngặt, đang nới lỏng hơn đối với fintech nhằm tạo điều kiện cho các startup. Thị trường fintech của Nhật được dự báo sẽ tăng lên 80,8 tỷ Yên vào tháng 3/2022, theo Viện nghiên cứu Yano.
Theo Bloomberg, cô gái 23 tuổi chuyên hóa trang thành các nhân vật truyện tranh này là một trong số hơn 60.000 người dùng của startup có tên Valu Inc., công ty kết hợp giữa một sàn giao dịch và một trang gọi vốn cộng đồng.
“Tôi dự định dùng số vốn huy động được để mua những quần áo đắt đỏ mà tôi không đủ tiền mua và tham gia các sự kiện cosplay quốc tế”, Numano – không phải tên thật của cô – cho biết.
Bất cứ ai, từ ngư dân, người nổi tiếng trên YouTube hay đầu bếp… đều có thể phát hành “cổ phiếu cá nhân” của mình để huy động vốn giống như hoạt động IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu) của các công ty. Họ thu hút người mua bằng việc tặng quá hoặc cung cấp các dịch vụ. Ví dụ như một người viết blog (blogger) có thể đăng những bài viết độc quyền dành riêng cho những người mua “cổ phiếu” của họ hoặc người hóa trang cosplay có thể tặng ảnh có chữ ký.
Chỉ với một số quy định, các mã (token) – còn được gọi là VA và có thể quy đổi với Bitcoin, được mua và bán giống như chứng khoán thật trên Valu. Hoạt động này là hoàn toàn hợp pháp bởi các VA và không thuộc phạm vi áp dụng của các quy định về sản phẩm tài chính của Nhật Bản.
“Chúng tôi đã làm việc với cơ quan chức năng và họ cho chúng tôi biết có thể làm gì và không thể làm gì theo pháp luật hiện hành”, Suno Nishiyama, người phát ngôn của Valu cho biết.
Tuy nhiên, Valu từng bị chỉ trích bởi truyền thông Nhật Bản và một số blogger có tiếng, bởi cho rằng một nhóm người dùng YouTube đã mua “cổ phiếu” của nhau rồi phối hợp với nhau để bán ra để kiếm lời.
Tháng trước, sau khi gia nhập Valu, Hikaru, một trong số thành viên của nhóm trên, đã đăng tải lên Twitter và bảng tin nhắn của Valu vào 14/8 rằng anh muốn làm gì đó thú vị và “đẩy ‘giá cổ phiếu’ của mình lên một lúc”.
Sau đó, cổ phiếu của Hikaru đã tăng vọt. Vào ngày hôm sau, Hikaru cùng hai người khác đã bán “cổ phiếu” này ra và thu về số tiền tương đương 54.650.000 Yên (490.000 USD). Động thái này khiến giá “cổ phiếu” của họ ngay lập tức giảm giá trị.
Trong khi những người dùng và blogger khác buộc tội Hikaru và bạn anh thao túng thị trường, Hikaru nói với 1,2 triệu người theo dõi trên Twitter của mình rằng chưa bao giờ có ý định mưu lợi từ Valu và mục đích của anh chỉ là tìm tài liệu cho các video trực tuyến.
Vaz, trung tâm tài năng đại diện cho nhóm người dùng YouTube trên, cho biết đã nhờ tới tư vấn của luật sư và kết luận rằng họ không hề phạm pháp, đồng thời đang thực hiện quy trình đề bù đắp cho người dùng. Hikaru từ chối yêu cầu bình luận liên quan tới vụ việc này.
Cán bộ tại Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản cho biết hoạt động giao dịch token của Valu không thuộc phạm vi áp dụng của các quy định chứng khoán. Vụ việc trên cũng không được coi là gian lận tài chính, theo Koichiro Ohashi, thuộc chi nhánh tại Tokyo của hãng luật quốc tế Mỹ Greenberg Traurig.
“Đây là môi trường tương đối dễ dàng đối với các startup công nghệ tài chính (fintech)”, Ohashi nói và cho biết thêm rằng trường hợp tương tự nếu xảy ra ở Mỹ có thể dẫn đến các vụ kiện tụng và bị giám sát chặt chẽ bởi Ủy ban Chứng khoán Mỹ.
Sau vụ việc trên, Valu đã điều chỉnh các quy định của mình, theo đó mỗi người dùng không được bán quá 1/10 tổng số “cổ phiếu” đã phát hành một ngày. Các quy định khác gồm giới hạn số lượng giao dịch mỗi ngày của một người không quá 30, đồng thời khống chế mức giảm giá không quá 50% và tăng không quá 200%.
Vụ việc này cũng cho thấy Nhật Bản, vốn nổi tiếng với các quy định nghiêm ngặt, đang nới lỏng hơn đối với fintech nhằm tạo điều kiện cho các startup. Thị trường fintech của Nhật được dự báo sẽ tăng lên 80,8 tỷ Yên vào tháng 3/2022, theo Viện nghiên cứu Yano.