Sửa Luật Đất đai: Đại biểu - doanh nhân nghĩ gì?
56% doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận thông tin quy hoạch đất đai là không thể hoặc rất khó khăn
“Chúng ta có nên làm tình hình phức tạp thêm như vậy không”.
Câu hỏi này đã được Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, đại biểu Mai Hữu Tín nhấn mạnh tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua. Khi mà theo phân tích của ông, quy định về quyền thu hồi đất và không trả lại chi phí đã bỏ ra với đất có thể dẫn đến cảnh hàng ngàn dự án trên cả nước bị buộc phải thu hồi đất và không được bồi hoàn gì cả dù các chủ đầu tư gặp vô vàn khó khăn khách quan không phải hoàn toàn do lỗi của họ gây ra.
“Mỗi dự án sử dụng đất đều có những thuận lợi, khó khăn riêng mà chúng ta không lường trước được. Giúp một dự án vượt qua những khó khăn khách quan sẽ hiệu quả hơn là thu hồi không bồi hoàn và để lại nhiều hậu quả”, vị doanh nhân trẻ phát biểu.
"Hầu hết các nước chống đầu cơ và lãng phí đất bằng thuế đất cao và phạt sai tiến độ, chứ không áp dụng biện pháp thu hồi đất không bồi hoàn này, trừ những trường hợp đặc biệt. Chúng ta cũng có thể làm như vậy", đại biểu Tín góp ý.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nêu ra con số đáng chú về kết quả điều tra hơn 8.000 doanh nghiệp của VCCI tháng 10/2012 vừa rồi, cho thấy 56% doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận thông tin quy hoạch đất đai là không thể hoặc rất khó khăn, tỷ lệ đánh giá tiếp cận thông tin dễ dàng chỉ vỏn vẹn 3%.
"Quá trình tiếp xúc cử tri cũng như cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi nhận được nhiều góp ý liên quan đến đạo luật này", ông Lộc trao đổi với VnEconomy.
Một trong những lý do khiến việc quản lý đất đai thời gian qua còn nhiều yếu kém, theo đại biểu Vũ Tiến Lộc chính là sự tồn tại cơ chế “xin - cho” khá nặng nề cùng việc sử dụng nhiều quy định, quyết định hành chính đối với đất đai… trong khi đất đai hay quyền sử dụng đất vốn là một loại hàng hoá đặc biệt.
Bên cạnh giải pháp quan trọng là tích cực phát huy các yếu tố thị trường liên quan đến đất đai, ông Lộc cho rằng đối với đất công nghiệp, đất dịch vụ… cần quy định về việc phải đấu thầu quyền sử dụng đất một cách công khai, minh bạch thay cho cơ chế giao đất hay Nhà nước trực tiếp đứng ra cho thuê đất. Còn để đảm bảo mặt bằng kinh doanh thuận tiện cho các doanh nghiệp, nên nghiên cứu và khuyến khích thành lập các tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động một cách chuyên nghiệp.
Dẫn con số khổng lồ về văn bản liên quan đến thực thi luật đất đai như 4 luật sửa đổi, 22 nghị định của Chính phủ và 230 văn bản hướng dẫn của các bộ ngành, ông Lộc than thở, “tôi không hiểu là có đại biểu, chuyên gia nào có thể hiểu hết, nhớ hết, hệ thống hết toàn bộ hệ thống các quy định này hay không?”. Nhưng hệ quả có thể nhìn thấy được ngay là người dân, doanh nghiệp đã và đang tốn quá nhiều thời gian và chi phí để hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật, trong nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được đảm bảo chỉ vì không có đủ thông tin.
Có lẽ thành tích quan trọng nhất trong công tác lập pháp như ở Luật Đất đai này là giảm chi phí thực hiện quy định của doanh nghiệp và người dân được bao nhiêu chứ không phải là ban hành ra được bao nhiêu văn bản pháp luật. Thuận lợi, minh bạch, ổn định, chi phí thấp… là những điều mà doanh nghiệp, người dân cần nhất đối với thủ tục hành chính về đất đai lúc này, ông Lộc nhấn mạnh.
Ngày 19/11, bảng điện tử chạy danh sách đăng ký phát biểu của một ngày bàn thảo sửa luật đất đai xuất hiện nhiều vị đại biểu - doanh nhân hơn nhiều phiên thảo luận khác tại nghị trường.
Không ngần ngại khi đề cập đến vấn đề rất “hóc búa” là sở hữu, đại biểu - doanh nhân Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) “phê” quy định tại dự thảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu là chưa rõ ràng. Cho rằng đã xác định chủ sở hữu thì không thể có đại diện chủ sở hữu áp đặt được, đại biểu Đồng phân tích, cơ quan Nhà nước thực hiện đại diện chủ sở hữu về đất đai cũng không logic vì cơ quan Nhà nước không đại diện cho toàn dân được.
Bên cạnh đó, "dự luật quy định Nhà nước thực hiện 8 quyền, nhưng lại không quy định nghĩa vụ trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai là gì. Những điểm chưa rõ ràng này đã tồn tại ở Luật Đất đai năm 2003, và đang gây ra nhiều khó khăn trong quản lý sử dụng đất đai, song dự thảo lần này chưa khắc phục được", ông Đồng nhận xét.
Cũng góp ý về chế độ sở hữu, đại biểu - doanh nhân Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu chưa thực sự cụ thể, chưa có bước đột phá về việc gắn quyền lợi và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng đất, đặc biệt là đất ở.
“Trên thực tế, người sử dụng đất ở đã có đầy đủ các quyền và chế độ sở hữu của mình nhưng chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội có thể cân nhắc thêm, bổ sung thêm vào điều 14 là đất ở thuộc sở hữu tư nhân, các loại đất khác thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, ông Vẻ nói.
Với doanh nhân Nguyễn Thị Huệ (Đắc Lắc) thì những quy định đang hạn chế quyền khởi kiện trước tòa của công dân cần được sửa đổi trong Luật Đất đai lần này nhằm luật hóa các quyền cơ bản mang tính tự bảo vệ quyền lợi của người dân trước pháp luật. Theo đại biểu Huệ, cần phải có quy định rất cụ thể về quy trình khiếu nại, khiếu kiện, về phạm vi, thẩm quyền và cần minh bạch, công khai thủ tục để tạo cách hiểu thống nhất, thuận lợi cho người dân.
Đại biểu - doanh nhân Thân Đức Nam đề nghị cần lấy thực tiễn và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân để hoàn thiện dự thảo luật. Đồng thời, những nội dung có thể cụ thể được thì cụ thể luôn và không chờ Chính phủ quy định. "Có thể nâng Luật Đất đai lên Bộ luật Đất đai như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự", ông Nam bày tỏ quan điểm.
Câu hỏi này đã được Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, đại biểu Mai Hữu Tín nhấn mạnh tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua. Khi mà theo phân tích của ông, quy định về quyền thu hồi đất và không trả lại chi phí đã bỏ ra với đất có thể dẫn đến cảnh hàng ngàn dự án trên cả nước bị buộc phải thu hồi đất và không được bồi hoàn gì cả dù các chủ đầu tư gặp vô vàn khó khăn khách quan không phải hoàn toàn do lỗi của họ gây ra.
“Mỗi dự án sử dụng đất đều có những thuận lợi, khó khăn riêng mà chúng ta không lường trước được. Giúp một dự án vượt qua những khó khăn khách quan sẽ hiệu quả hơn là thu hồi không bồi hoàn và để lại nhiều hậu quả”, vị doanh nhân trẻ phát biểu.
"Hầu hết các nước chống đầu cơ và lãng phí đất bằng thuế đất cao và phạt sai tiến độ, chứ không áp dụng biện pháp thu hồi đất không bồi hoàn này, trừ những trường hợp đặc biệt. Chúng ta cũng có thể làm như vậy", đại biểu Tín góp ý.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nêu ra con số đáng chú về kết quả điều tra hơn 8.000 doanh nghiệp của VCCI tháng 10/2012 vừa rồi, cho thấy 56% doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận thông tin quy hoạch đất đai là không thể hoặc rất khó khăn, tỷ lệ đánh giá tiếp cận thông tin dễ dàng chỉ vỏn vẹn 3%.
Dự luật quy định Nhà nước thực hiện 8 quyền, nhưng lại không quy định nghĩa vụ trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai là gì. Những điểm chưa rõ ràng này đã tồn tại ở Luật Đất đai năm 2003, và đang gây ra nhiều khó khăn trong quản lý sử dụng đất đai, song dự thảo lần này chưa khắc phục được. Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)
"Quá trình tiếp xúc cử tri cũng như cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi nhận được nhiều góp ý liên quan đến đạo luật này", ông Lộc trao đổi với VnEconomy.
Một trong những lý do khiến việc quản lý đất đai thời gian qua còn nhiều yếu kém, theo đại biểu Vũ Tiến Lộc chính là sự tồn tại cơ chế “xin - cho” khá nặng nề cùng việc sử dụng nhiều quy định, quyết định hành chính đối với đất đai… trong khi đất đai hay quyền sử dụng đất vốn là một loại hàng hoá đặc biệt.
Bên cạnh giải pháp quan trọng là tích cực phát huy các yếu tố thị trường liên quan đến đất đai, ông Lộc cho rằng đối với đất công nghiệp, đất dịch vụ… cần quy định về việc phải đấu thầu quyền sử dụng đất một cách công khai, minh bạch thay cho cơ chế giao đất hay Nhà nước trực tiếp đứng ra cho thuê đất. Còn để đảm bảo mặt bằng kinh doanh thuận tiện cho các doanh nghiệp, nên nghiên cứu và khuyến khích thành lập các tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động một cách chuyên nghiệp.
Dẫn con số khổng lồ về văn bản liên quan đến thực thi luật đất đai như 4 luật sửa đổi, 22 nghị định của Chính phủ và 230 văn bản hướng dẫn của các bộ ngành, ông Lộc than thở, “tôi không hiểu là có đại biểu, chuyên gia nào có thể hiểu hết, nhớ hết, hệ thống hết toàn bộ hệ thống các quy định này hay không?”. Nhưng hệ quả có thể nhìn thấy được ngay là người dân, doanh nghiệp đã và đang tốn quá nhiều thời gian và chi phí để hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật, trong nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được đảm bảo chỉ vì không có đủ thông tin.
Có lẽ thành tích quan trọng nhất trong công tác lập pháp như ở Luật Đất đai này là giảm chi phí thực hiện quy định của doanh nghiệp và người dân được bao nhiêu chứ không phải là ban hành ra được bao nhiêu văn bản pháp luật. Thuận lợi, minh bạch, ổn định, chi phí thấp… là những điều mà doanh nghiệp, người dân cần nhất đối với thủ tục hành chính về đất đai lúc này, ông Lộc nhấn mạnh.
Ngày 19/11, bảng điện tử chạy danh sách đăng ký phát biểu của một ngày bàn thảo sửa luật đất đai xuất hiện nhiều vị đại biểu - doanh nhân hơn nhiều phiên thảo luận khác tại nghị trường.
Không ngần ngại khi đề cập đến vấn đề rất “hóc búa” là sở hữu, đại biểu - doanh nhân Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) “phê” quy định tại dự thảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu là chưa rõ ràng. Cho rằng đã xác định chủ sở hữu thì không thể có đại diện chủ sở hữu áp đặt được, đại biểu Đồng phân tích, cơ quan Nhà nước thực hiện đại diện chủ sở hữu về đất đai cũng không logic vì cơ quan Nhà nước không đại diện cho toàn dân được.
Trên thực tế, người sử dụng đất ở đã có đầy đủ các quyền và chế độ sở hữu của mình nhưng chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội có thể cân nhắc thêm, bổ sung thêm vào điều 14 là đất ở thuộc sở hữu tư nhân, các loại đất khác thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình)
Bên cạnh đó, "dự luật quy định Nhà nước thực hiện 8 quyền, nhưng lại không quy định nghĩa vụ trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai là gì. Những điểm chưa rõ ràng này đã tồn tại ở Luật Đất đai năm 2003, và đang gây ra nhiều khó khăn trong quản lý sử dụng đất đai, song dự thảo lần này chưa khắc phục được", ông Đồng nhận xét.
Cũng góp ý về chế độ sở hữu, đại biểu - doanh nhân Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu chưa thực sự cụ thể, chưa có bước đột phá về việc gắn quyền lợi và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng đất, đặc biệt là đất ở.
“Trên thực tế, người sử dụng đất ở đã có đầy đủ các quyền và chế độ sở hữu của mình nhưng chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội có thể cân nhắc thêm, bổ sung thêm vào điều 14 là đất ở thuộc sở hữu tư nhân, các loại đất khác thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, ông Vẻ nói.
Với doanh nhân Nguyễn Thị Huệ (Đắc Lắc) thì những quy định đang hạn chế quyền khởi kiện trước tòa của công dân cần được sửa đổi trong Luật Đất đai lần này nhằm luật hóa các quyền cơ bản mang tính tự bảo vệ quyền lợi của người dân trước pháp luật. Theo đại biểu Huệ, cần phải có quy định rất cụ thể về quy trình khiếu nại, khiếu kiện, về phạm vi, thẩm quyền và cần minh bạch, công khai thủ tục để tạo cách hiểu thống nhất, thuận lợi cho người dân.
Đại biểu - doanh nhân Thân Đức Nam đề nghị cần lấy thực tiễn và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân để hoàn thiện dự thảo luật. Đồng thời, những nội dung có thể cụ thể được thì cụ thể luôn và không chờ Chính phủ quy định. "Có thể nâng Luật Đất đai lên Bộ luật Đất đai như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự", ông Nam bày tỏ quan điểm.