Sức mạnh kinh tế châu Á: Huyền thoại và thực tế
Sức mạnh kinh tế của châu Á đã tăng lên, nhưng không nhiều như vẫn tưởng
Sức mạnh kinh tế của châu Á đã tăng lên, nhưng không nhiều như vẫn tưởng.
Ý tưởng cho rằng trung tâm của kinh tế thế giới đang chuyển về phương Đông không phải là mới. Nhưng theo nhiều người, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tiếp thêm sức đẩy cho sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Mỹ và Tây Âu sang châu Á.
Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á đã từ suy thoái bật dậy nhanh hơn thế giới đã phát triển; hệ thống ngân hàng và tình trạng nợ nần của châu Á cũng lành mạnh hơn.
Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Theo một dự báo, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm nữa. Nhưng vấn đề là sức mạnh kinh tế thực sự đã nghiêng về châu Á đến mức độ nào?
Huyền thoại?
Chắc chắn rằng khu vực châu Á đã trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nhân, các nhà ngân hàng, đóng góp một tỷ lệ kỷ lục vào lợi nhuận của nhiều công ty trong năm ngoái. Một số nhà quản trị cấp cao đã chuyển công tác tới châu Á, mới nhất là Giám đốc điều hành của Ngân hàng HSBC, ông Michael Geoghehan, chính thức được điều động từ London đến Hồng Kông ngày 1-2 vừa qua.
Từ năm 1995, tổng sản lượng GDP thực của châu Á (kể cả Nhật Bản) đã tăng trưởng nhanh gấp hai lần so với GDP của Mỹ hoặc Tây Âu. Ngân hàng Morgan Stanley dự báo châu Á sẽ tăng trưởng bình quân 7% trong năm nay và năm tới, so với chỉ 3% của Mỹ và 1,2% của châu Âu.
Nhưng nếu xem xét cẩn thận, các số liệu này cho thấy sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông có thể đã bị cường điệu. Một phần do các đồng tiền đang giảm giá, phần đóng góp của châu Á vào GDP thế giới (tính theo giá trị danh nghĩa căn cứ vào tỷ giá hối đoái của thị trường) đã thực sự giảm xuống, từ mức 29% năm 1995 xuống còn 27% năm ngoái (xem bảng).
Năm 2009, tổng sản lượng của châu Á vượt qua Mỹ nhưng vẫn còn ít hơn một chút so với Tây Âu dù năm nay họ có thể vượt qua Tây Âu. Nói cách khác, sản lượng của phương Tây giàu có vẫn còn lớn gấp đôi so với phương Đông.
So với niềm tin phổ biến rằng các nhà sản xuất châu Á đang giành được phần ngày càng lớn trong thị trường xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp 31% vào xuất khẩu thế giới của khu vực này năm ngoái thực tế không cao hơn nhiều so với tỷ lệ 28% của năm 1995 và vẫn còn thấp so với tỷ lệ xuất khẩu của Tây Âu.
Thực vậy, sự chuyển dịch sang châu Á có vẻ như chậm lại chứ không phải nhanh thêm. Tỷ lệ của châu Á trong sản lượng và xuất khẩu của thế giới chỉ tăng vọt trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Mặc dù từ đó đến nay thị phần của Trung Quốc đã tăng lên, nhưng cũng chỉ đủ bù lại sự sút giảm do suy thoái của Nhật Bản - tỷ lệ đóng góp của Nhật Bản cả về sản lượng lẫn xuất khẩu đã giảm còn một nửa.
Sức mạnh tài chính của châu Á như thế nào? Các thị trường chứng khoán châu Á chiếm khoảng 34% mức vốn hóa thị trường toàn cầu, nhiều hơn Mỹ (33%) và châu Âu (27%). Các ngân hàng trung ương châu Á cũng nắm giữ hai phần ba quỹ dự trữ ngoại tệ toàn thế giới.
Những con số này nghe thật ấn tượng, nhưng ảnh hưởng của chúng lên thị trường tài chính toàn cầu lại hết sức khiêm tốn bởi vì các quỹ dự trữ chính thức chỉ chiếm khoảng 5% tổng dự trữ các tài sản tài chính toàn cầu. Khối tài sản tư nhân chủ yếu vẫn nằm ở phương Tây. Sự kiện các đồng tiền châu Á chỉ góp khoảng 3% tổng số dự trữ ngoại tệ cho thấy châu Á vẫn tụt hậu rất xa trong các vấn đề tài chính.
Thực tế
Tuy nhiên, “sự trỗi dậy của châu Á” không phải là một huyền thoại. Số liệu GDP, nếu quy đổi theo tỷ giá thị trường, sẽ không nói hết được sự tăng trưởng thực sự của châu Á.
Nhiều đồng tiền châu lục này bị sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, làm giảm giá trị tính bằng Đô la Mỹ của các nền kinh tế khu vực. GDP danh nghĩa của Nhật Bản bị co lại vì thiểu phát. Quan trọng hơn, giá của nhiều mặt hàng nội địa, từ nhà cửa đến cắt tóc, ở các nước có mức thu nhập thấp luôn luôn rẻ hơn nhiều, nghĩa là sức mua thực sự của các hộ gia đình cao hơn.
Nếu đo lường GDP theo sức mua tương đối (purchasing-power parity, PPP) để tính tới các mặt hàng giá thấp thì phần đóng góp của châu Á trong kinh tế thế giới đã tăng trưởng đều đặn, từ 18% năm 1980 đến 27% năm 1995 và 34% năm 2009. Theo cách đo này, kinh tế châu Á có thể sẽ vượt qua cả Mỹ và châu Âu cộng lại trong vòng bốn năm tới. Tính theo sức mua tương đối PPP, ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nằm ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ) và châu Á đã chiếm một nửa mức tăng trưởng GDP của thế giới trong suốt thập niên qua.
Một số nhà kinh tế học cho rằng cách đo lường theo PPP cường điệu ảnh hưởng kinh tế của châu Á. Điều làm các doanh nghiệp phương Tây quan tâm thật sự là tiêu dùng của người dân tính theo Đô la Mỹ. Mặc dù ba phần năm dân số thế giới sống ở châu Á, họ chỉ chiếm khoảng một phần năm giá trị tiêu thụ của tư nhân toàn cầu, ít hơn tỷ lệ 30% của người Mỹ. Nhưng các con số thống kê chính thức chắc chắn đã không nói hết mức chi tiêu của người tiêu dùng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á bởi vì công tác thống kê không bao quát hết việc chi tiêu cho các dịch vụ.
Số liệu của Trung tâm Thông tin kinh tế thuộc tuần báo The Economist cho thấy rằng châu Á chiếm khoảng một phần ba doanh số bán lẻ toàn cầu. Giờ đây châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất nhiều sản phẩm tiêu dùng, năm ngoái châu Á tiêu thụ khoảng 35% tổng số xe hơi, 43% điện thoại di động, 35% năng lượng của thế giới, tăng từ mức 26% năm 1995. Từ năm 2000 đến nay châu Á chiếm hơn hai phần ba mức tăng nhu cầu năng lượng của thế giới.
Nhiều doanh nghiệp phương Tây quan tâm nhiều hơn tới chi tiêu đồng vốn của châu Á hơn là sức tiêu thụ hàng hóa, và trong lĩnh vực này chắc chắn châu Á là một người khổng lồ. Năm 2009, 40% tổng vốn đầu tư toàn cầu (tính theo tỷ giá thị trường) được thực hiện ở châu Á, bằng cả Mỹ và châu Âu cộng lại. Trong lĩnh vực tài chính, năm ngoái các doanh nghiệp châu Á tiến hành tám trong mười cuộc IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng) lớn nhất thế giới và các cuộc IPO ở Hồng Kông và Trung Quốc năm 2009 đã huy động được khoản vốn lớn gấp đôi so với ở Mỹ.
Dự báo cho những năm sắp tới
Nguyên Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Nhìn lại quá khứ càng xa xưa, càng có thể nhìn xa hơn vào tương lai”. Trật tự kinh tế thế giới mới thực ra là sự trỗi dậy trở lại của những trật tự xưa cũ. Trong 20 thế kỷ qua, có tới 18 thế kỷ mà châu Á đóng góp hơn một nửa sản lượng của thế giới. Và tầm quan trọng của châu lục này sẽ gia tăng trong những năm tháng sắp tới.
Mức tăng trưởng của các nước giàu có thể sẽ bị co lại trong thập niên kế tiếp vì khoản nợ nần to lớn của các hộ gia đình làm giảm sút sức chi tiêu, nợ công của các chính phủ tăng tới mức nguy hiểm, sự gia tăng thuế khóa làm cùn nhụt động lực làm việc và đầu tư.
Trái lại, tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á có thể tiếp tục vững mạnh. Tăng trưởng mạnh cũng sẽ khiến cho các chính phủ các nước châu Á đang phát triển thêm tự tin để cho phép đồng tiền của họ tăng giá trị, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quy mô tương đối của nền kinh tế của họ, tính theo Đô la Mỹ.
Vào năm 2020, châu Á có thể sản xuất ra một nửa doanh số và lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây cỡ lớn, gấp đôi mức bình quân 20-25% hiện nay. Các nhân viên châu Á của các tập đoàn này đang nóng lòng chờ tới ngày họ có thể quyết định thời gian tổ chức các cuộc hội họp quốc tế qua truyền hình; khi ấy các nhà quản lý châu Âu và Mỹ phải chờ tới nửa đêm để thảo luận công việc với văn phòng ở Bắc Kinh chẳng hạn.
Và đó mới là phép thử tốt nhất ý niệm cho rằng sức mạnh kinh tế có thực sự chuyển về phương Đông hay không.
Huỳnh Hoa (TBKTSG/The Economist)
Ý tưởng cho rằng trung tâm của kinh tế thế giới đang chuyển về phương Đông không phải là mới. Nhưng theo nhiều người, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tiếp thêm sức đẩy cho sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Mỹ và Tây Âu sang châu Á.
Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á đã từ suy thoái bật dậy nhanh hơn thế giới đã phát triển; hệ thống ngân hàng và tình trạng nợ nần của châu Á cũng lành mạnh hơn.
Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Theo một dự báo, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm nữa. Nhưng vấn đề là sức mạnh kinh tế thực sự đã nghiêng về châu Á đến mức độ nào?
Huyền thoại?
Chắc chắn rằng khu vực châu Á đã trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nhân, các nhà ngân hàng, đóng góp một tỷ lệ kỷ lục vào lợi nhuận của nhiều công ty trong năm ngoái. Một số nhà quản trị cấp cao đã chuyển công tác tới châu Á, mới nhất là Giám đốc điều hành của Ngân hàng HSBC, ông Michael Geoghehan, chính thức được điều động từ London đến Hồng Kông ngày 1-2 vừa qua.
Từ năm 1995, tổng sản lượng GDP thực của châu Á (kể cả Nhật Bản) đã tăng trưởng nhanh gấp hai lần so với GDP của Mỹ hoặc Tây Âu. Ngân hàng Morgan Stanley dự báo châu Á sẽ tăng trưởng bình quân 7% trong năm nay và năm tới, so với chỉ 3% của Mỹ và 1,2% của châu Âu.
Nhưng nếu xem xét cẩn thận, các số liệu này cho thấy sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông có thể đã bị cường điệu. Một phần do các đồng tiền đang giảm giá, phần đóng góp của châu Á vào GDP thế giới (tính theo giá trị danh nghĩa căn cứ vào tỷ giá hối đoái của thị trường) đã thực sự giảm xuống, từ mức 29% năm 1995 xuống còn 27% năm ngoái (xem bảng).
Năm 2009, tổng sản lượng của châu Á vượt qua Mỹ nhưng vẫn còn ít hơn một chút so với Tây Âu dù năm nay họ có thể vượt qua Tây Âu. Nói cách khác, sản lượng của phương Tây giàu có vẫn còn lớn gấp đôi so với phương Đông.
So với niềm tin phổ biến rằng các nhà sản xuất châu Á đang giành được phần ngày càng lớn trong thị trường xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp 31% vào xuất khẩu thế giới của khu vực này năm ngoái thực tế không cao hơn nhiều so với tỷ lệ 28% của năm 1995 và vẫn còn thấp so với tỷ lệ xuất khẩu của Tây Âu.
Thực vậy, sự chuyển dịch sang châu Á có vẻ như chậm lại chứ không phải nhanh thêm. Tỷ lệ của châu Á trong sản lượng và xuất khẩu của thế giới chỉ tăng vọt trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Mặc dù từ đó đến nay thị phần của Trung Quốc đã tăng lên, nhưng cũng chỉ đủ bù lại sự sút giảm do suy thoái của Nhật Bản - tỷ lệ đóng góp của Nhật Bản cả về sản lượng lẫn xuất khẩu đã giảm còn một nửa.
Sức mạnh tài chính của châu Á như thế nào? Các thị trường chứng khoán châu Á chiếm khoảng 34% mức vốn hóa thị trường toàn cầu, nhiều hơn Mỹ (33%) và châu Âu (27%). Các ngân hàng trung ương châu Á cũng nắm giữ hai phần ba quỹ dự trữ ngoại tệ toàn thế giới.
Những con số này nghe thật ấn tượng, nhưng ảnh hưởng của chúng lên thị trường tài chính toàn cầu lại hết sức khiêm tốn bởi vì các quỹ dự trữ chính thức chỉ chiếm khoảng 5% tổng dự trữ các tài sản tài chính toàn cầu. Khối tài sản tư nhân chủ yếu vẫn nằm ở phương Tây. Sự kiện các đồng tiền châu Á chỉ góp khoảng 3% tổng số dự trữ ngoại tệ cho thấy châu Á vẫn tụt hậu rất xa trong các vấn đề tài chính.
Thực tế
Tuy nhiên, “sự trỗi dậy của châu Á” không phải là một huyền thoại. Số liệu GDP, nếu quy đổi theo tỷ giá thị trường, sẽ không nói hết được sự tăng trưởng thực sự của châu Á.
Nhiều đồng tiền châu lục này bị sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, làm giảm giá trị tính bằng Đô la Mỹ của các nền kinh tế khu vực. GDP danh nghĩa của Nhật Bản bị co lại vì thiểu phát. Quan trọng hơn, giá của nhiều mặt hàng nội địa, từ nhà cửa đến cắt tóc, ở các nước có mức thu nhập thấp luôn luôn rẻ hơn nhiều, nghĩa là sức mua thực sự của các hộ gia đình cao hơn.
Nếu đo lường GDP theo sức mua tương đối (purchasing-power parity, PPP) để tính tới các mặt hàng giá thấp thì phần đóng góp của châu Á trong kinh tế thế giới đã tăng trưởng đều đặn, từ 18% năm 1980 đến 27% năm 1995 và 34% năm 2009. Theo cách đo này, kinh tế châu Á có thể sẽ vượt qua cả Mỹ và châu Âu cộng lại trong vòng bốn năm tới. Tính theo sức mua tương đối PPP, ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nằm ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ) và châu Á đã chiếm một nửa mức tăng trưởng GDP của thế giới trong suốt thập niên qua.
Một số nhà kinh tế học cho rằng cách đo lường theo PPP cường điệu ảnh hưởng kinh tế của châu Á. Điều làm các doanh nghiệp phương Tây quan tâm thật sự là tiêu dùng của người dân tính theo Đô la Mỹ. Mặc dù ba phần năm dân số thế giới sống ở châu Á, họ chỉ chiếm khoảng một phần năm giá trị tiêu thụ của tư nhân toàn cầu, ít hơn tỷ lệ 30% của người Mỹ. Nhưng các con số thống kê chính thức chắc chắn đã không nói hết mức chi tiêu của người tiêu dùng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á bởi vì công tác thống kê không bao quát hết việc chi tiêu cho các dịch vụ.
Số liệu của Trung tâm Thông tin kinh tế thuộc tuần báo The Economist cho thấy rằng châu Á chiếm khoảng một phần ba doanh số bán lẻ toàn cầu. Giờ đây châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất nhiều sản phẩm tiêu dùng, năm ngoái châu Á tiêu thụ khoảng 35% tổng số xe hơi, 43% điện thoại di động, 35% năng lượng của thế giới, tăng từ mức 26% năm 1995. Từ năm 2000 đến nay châu Á chiếm hơn hai phần ba mức tăng nhu cầu năng lượng của thế giới.
Nhiều doanh nghiệp phương Tây quan tâm nhiều hơn tới chi tiêu đồng vốn của châu Á hơn là sức tiêu thụ hàng hóa, và trong lĩnh vực này chắc chắn châu Á là một người khổng lồ. Năm 2009, 40% tổng vốn đầu tư toàn cầu (tính theo tỷ giá thị trường) được thực hiện ở châu Á, bằng cả Mỹ và châu Âu cộng lại. Trong lĩnh vực tài chính, năm ngoái các doanh nghiệp châu Á tiến hành tám trong mười cuộc IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng) lớn nhất thế giới và các cuộc IPO ở Hồng Kông và Trung Quốc năm 2009 đã huy động được khoản vốn lớn gấp đôi so với ở Mỹ.
Dự báo cho những năm sắp tới
Nguyên Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Nhìn lại quá khứ càng xa xưa, càng có thể nhìn xa hơn vào tương lai”. Trật tự kinh tế thế giới mới thực ra là sự trỗi dậy trở lại của những trật tự xưa cũ. Trong 20 thế kỷ qua, có tới 18 thế kỷ mà châu Á đóng góp hơn một nửa sản lượng của thế giới. Và tầm quan trọng của châu lục này sẽ gia tăng trong những năm tháng sắp tới.
Mức tăng trưởng của các nước giàu có thể sẽ bị co lại trong thập niên kế tiếp vì khoản nợ nần to lớn của các hộ gia đình làm giảm sút sức chi tiêu, nợ công của các chính phủ tăng tới mức nguy hiểm, sự gia tăng thuế khóa làm cùn nhụt động lực làm việc và đầu tư.
Trái lại, tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á có thể tiếp tục vững mạnh. Tăng trưởng mạnh cũng sẽ khiến cho các chính phủ các nước châu Á đang phát triển thêm tự tin để cho phép đồng tiền của họ tăng giá trị, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quy mô tương đối của nền kinh tế của họ, tính theo Đô la Mỹ.
Vào năm 2020, châu Á có thể sản xuất ra một nửa doanh số và lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây cỡ lớn, gấp đôi mức bình quân 20-25% hiện nay. Các nhân viên châu Á của các tập đoàn này đang nóng lòng chờ tới ngày họ có thể quyết định thời gian tổ chức các cuộc hội họp quốc tế qua truyền hình; khi ấy các nhà quản lý châu Âu và Mỹ phải chờ tới nửa đêm để thảo luận công việc với văn phòng ở Bắc Kinh chẳng hạn.
Và đó mới là phép thử tốt nhất ý niệm cho rằng sức mạnh kinh tế có thực sự chuyển về phương Đông hay không.
Huỳnh Hoa (TBKTSG/The Economist)