Giới phân tích nhận định trong trường hợp thanh khoản hệ thống vẫn chưa cải thiện trong tuần này (18-22/11), Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét tăng kỳ hạn ở kênh cầm cố nếu cần thiết…
MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 20 điểm cơ bản, dao động quanh mức 5,1% - 5,2% vào cuối năm 2024...
Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm của hơn 30 ngân hàng ngày 14/10/2024 so với tháng 9 cho thấy một số ngân hàng tăng nhẹ lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên trong khi lãi suất của các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng gần như đi ngang so với tháng trước…
Theo biểu lãi suất tiết kiệm của hơn 30 ngân hàng thương mại tại ngày 11/9, các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,1 đến 0,7 điểm phần trăm (đpt) so với tháng cuối tháng 8. Lãi suất tiết kiệm chủ yếu tăng mạnh ở các kỳ hạn 1-3 tháng…
Cập nhật biểu lãi suất tiết kiệm của 34 ngân hàng thương mại ngày 13/8 cho thấy hầu hết các ngân hàng đều tăng lãi suất tiết kiệm so với tháng 7. Đa số các ngân hàng điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn từ 6 tháng trở xuống. Tại các kỳ hạn dài, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tăng mạnh, cao nhất là 6%/năm. Toàn hệ thống chỉ có SeABank giảm lãi suất huy động trong tháng 8/2024…
Cập nhật biểu lãi suất tiết kiệm của 34 ngân hàng trên toàn hệ thống đến 17/6, có 17 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động so với cuối tháng 5, chủ yếu tăng mạnh ở các kỳ hạn dưới 1 năm. Có 16 ngân hàng không thay đổi lãi suất huy động so với cuối tháng trước. Đặc biệt, một ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất...
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu toàn hệ thống duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý; nỗ lực giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay; phấn đấu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến hết quý 2 năm 2024 ở mức 5-6%...
VnDirect cho rằng mức tăng lãi suất huy động sẽ không đáng kể, ít nhất là trong quý tới, chủ yếu là do nền kinh tế trong giai đoạn đầu phục hồi với tốc độ vừa phải, đặc biệt tăng trưởng tín dụng và tiêu dùng vẫn còn chậm.
Bước sang tháng 5, đã có 10 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, chủ yếu tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên. Phần lớn các ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm thêm 0,2 – 0,3% so với tháng 4; riêng 1 ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động 0,8% với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên…
Trong tháng 4/2024, một số ngân hàng thương mại tăng nhẹ lãi suất huy động từ 0,2% đến 0,3%. Theo MBS, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục trong các tháng tới, với mức tăng tối đa lên tới 0,7% từ nay tới cuối năm...
Dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 25 – 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25% - 5,5% trong năm 2024.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 4/2023 do Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) thực hiện, các ngân hàng đồng loạt hạ dự báo về tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng của năm 2023...
Đến ngày 15/8, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đã giảm sâu. Khảo sát 39 ngân hàng cho thấy, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất hiện nay là 7,4%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cao nhất là 7,7%/năm. Tại một số ngân hàng, lãi suất huy động kỳ hạn dài thấp hơn các kỳ hạn ngắn…
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, sau 4 lần giảm các loại lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các ngân hàng thương mại rà soát các thủ tục cho vay/cấp tín dụng, các loại phí nhằm tạo dư địa tối đa giảm lãi suất cho vay và tăng khả năng tiếp cận vốn…
Tại ngày 27/6, nếu muốn nhận lãi suất tiết kiệm trên 8%/năm cho các kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, khách hàng có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến (online) tại một số ngân hàng. Đối với tiền gửi tại quầy, hầu như không có ngân hàng nào còn áp dụng lãi suất 8%/năm…
Chiều tối 31/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định giảm các loại lãi suất điều hành. Trong đó, lãi suất tái cấp vốn giảm 0,5%; trần lãi suất huy động giảm 1%; lãi suất cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng cho một số lĩnh vực giảm 0,5%. Quyết định có hiệu lực ngày 3/4/2023...