Tạm đình chỉ Cục trưởng Cục Đường sắt vì phát ngôn gây sốc
Cục trưởng Nguyễn Hữu Thắng cho rằng, dự án đường sắt đô thị Hà Nội mới điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt, đơn vị thuộc Bộ.
Lý do tạm đình chỉ là trước đó, sau khi báo chí phản ánh dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị đội vốn thêm 339 triệu USD so với kế hoạch phê duyệt ban đầu, ông Thắng phát ngôn trên báo chí rằng: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội hai lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Phát ngôn này ngay lập tức nhận được những phản ứng gay gắt và gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Cùng với quyết định đình chỉ chức vụ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng yêu cầu ông Thắng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong việc phát ngôn, cũng như nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án nói trên, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 7/5 tới.
Ngay sau đó, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Phi Thường được giao phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam trong thời gian ông Nguyễn Hữu Thắng bị tạm đình chỉ chức vụ.
Đầu tuần này, sau khi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về việc đội vốn của dự án nói trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc chất lượng thiết kế cơ sở của dự án hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư tới 339 triệu USD.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khởi công vào tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đó vay vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD. Gói thầu chính của dự án là thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự kiến tuyến đường sẽ đi vào khai thác vào tháng 6/2015.
Theo lý giải của ban quản lý dự án, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện, kinh nghiệm của ban quản lý dự án và năng lực nhà thầu đã khiến dự án chậm trễ, đội vốn đầu tư.
Lý do tạm đình chỉ là trước đó, sau khi báo chí phản ánh dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị đội vốn thêm 339 triệu USD so với kế hoạch phê duyệt ban đầu, ông Thắng phát ngôn trên báo chí rằng: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội hai lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Phát ngôn này ngay lập tức nhận được những phản ứng gay gắt và gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Cùng với quyết định đình chỉ chức vụ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng yêu cầu ông Thắng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong việc phát ngôn, cũng như nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án nói trên, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 7/5 tới.
Ngay sau đó, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Phi Thường được giao phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam trong thời gian ông Nguyễn Hữu Thắng bị tạm đình chỉ chức vụ.
Đầu tuần này, sau khi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về việc đội vốn của dự án nói trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc chất lượng thiết kế cơ sở của dự án hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư tới 339 triệu USD.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khởi công vào tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đó vay vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD. Gói thầu chính của dự án là thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự kiến tuyến đường sẽ đi vào khai thác vào tháng 6/2015.
Theo lý giải của ban quản lý dự án, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện, kinh nghiệm của ban quản lý dự án và năng lực nhà thầu đã khiến dự án chậm trễ, đội vốn đầu tư.