Tạm dừng 3 nhóm dự án đầu tư công
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, Nhà Quốc hội và Bảo tàng Hà Nội sẽ không khởi công xây dựng trong năm nay
Mặc dù cắt giảm đầu tư công là việc rất khó, động chạm đến nhiều nhóm lợi ích, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định, Chính phủ quyết tâm thực hiện và sẽ thực hiện bằng được, vì ưu tiên số 1 hiện nay là kiềm chế lạm phát.
Thưa ông, nhóm dự án nào được “ưu tiên” tạm hoãn hàng đầu?
Đó là các dự án khởi công xây dựng trụ sở của các cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức. Nhóm thứ hai là các dự án có hiệu quả kém, chưa thực sự cần thiết. Nhóm thứ ba là những dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư.
Tuy vậy, với những công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án quan trọng, cần thiết, có hiệu quả thì vẫn phải bảo đảm đầy đủ vốn để hoàn thành đúng tiến độ.
Vậy dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Bảo tàng Hà Nội có nằm trong nhóm thứ nhất?
Dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Bảo tàng Hà Nội mới trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và năm 2008, ngân sách cũng chưa bố trí vốn cho hai dự án này, nên sẽ không khởi công xây dựng trong năm nay, mặc dù đây là các dự án rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa.
Nếu Chính phủ không yêu cầu thì bản thân chủ đầu tư cũng “tự nguyện” cắt giảm, giãn tiến độ thi công nhiều dự án, vì trong bối cảnh lạm phát tăng cao, càng thi công càng lỗ, thưa ông?
Trước thực trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều chủ đầu tư phải giãn hoặc tạm hoãn tiến độ thi công trình, Chính phủ đã có chủ trương cho phép điều chỉnh tổng dự toán. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể.
Như vậy, nhiều dự án đang thi công, bây giờ điều chỉnh tổng dự toán thì phải bắt đầu lại từ đầu trong việc thực hiện các thủ tục. Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian?
Để giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, Chính phủ cho phép chủ đầu tư xác định tổng dự toán tăng lên do giá cả nguyên, nhiên vật liệu xây dựng tăng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, sau đó mới trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán mới. Trên cơ sở tổng dự toán do chủ đầu tư kiến nghị, Kho bạc Nhà nước vẫn thực hiện tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư.
Đây là cải cách rất mạnh mẽ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Nhưng việc phê duyệt tổng dự toán cũng mất rất nhiều thời gian, vì liên quan đến đơn giá vật liệu xây dựng, thưa ông?
Chính phủ đã phân cấp cụ thể theo hướng thẩm quyền quyết định dự án đầu tư thuộc cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm điều chỉnh tổng dự toán cho phù hợp.
Với ngành tài chính, theo phân cấp đầu tư thì ông có toàn quyền quyết định các dự án đầu tư của ngành mình trong tổng mức đầu tư đã được Quốc hội đồng ý?
Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm ký quyết định về việc điều hành đầu tư xây dựng cơ bản của các bộ, ban, ngành và địa phương, trong đó, sẽ đưa ra một số tiêu chí cụ thể.
Các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào các tiêu chí đó để rà soát lại các công trình xây dựng cơ bản của mình và đưa ra quyết định tạm dừng thi công, cắt giảm, giãn tiến độ, hoãn thời gian khởi công hoặc tập trung vốn để hoàn thành theo đúng tiến độ. Bộ Tài chính cũng thực hiện đầu tư xây cơ bản theo hướng này.
Thưa ông, nhóm dự án nào được “ưu tiên” tạm hoãn hàng đầu?
Đó là các dự án khởi công xây dựng trụ sở của các cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức. Nhóm thứ hai là các dự án có hiệu quả kém, chưa thực sự cần thiết. Nhóm thứ ba là những dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư.
Tuy vậy, với những công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án quan trọng, cần thiết, có hiệu quả thì vẫn phải bảo đảm đầy đủ vốn để hoàn thành đúng tiến độ.
Vậy dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Bảo tàng Hà Nội có nằm trong nhóm thứ nhất?
Dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Bảo tàng Hà Nội mới trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và năm 2008, ngân sách cũng chưa bố trí vốn cho hai dự án này, nên sẽ không khởi công xây dựng trong năm nay, mặc dù đây là các dự án rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa.
Nếu Chính phủ không yêu cầu thì bản thân chủ đầu tư cũng “tự nguyện” cắt giảm, giãn tiến độ thi công nhiều dự án, vì trong bối cảnh lạm phát tăng cao, càng thi công càng lỗ, thưa ông?
Trước thực trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều chủ đầu tư phải giãn hoặc tạm hoãn tiến độ thi công trình, Chính phủ đã có chủ trương cho phép điều chỉnh tổng dự toán. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể.
Như vậy, nhiều dự án đang thi công, bây giờ điều chỉnh tổng dự toán thì phải bắt đầu lại từ đầu trong việc thực hiện các thủ tục. Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian?
Để giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, Chính phủ cho phép chủ đầu tư xác định tổng dự toán tăng lên do giá cả nguyên, nhiên vật liệu xây dựng tăng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, sau đó mới trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán mới. Trên cơ sở tổng dự toán do chủ đầu tư kiến nghị, Kho bạc Nhà nước vẫn thực hiện tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư.
Đây là cải cách rất mạnh mẽ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Nhưng việc phê duyệt tổng dự toán cũng mất rất nhiều thời gian, vì liên quan đến đơn giá vật liệu xây dựng, thưa ông?
Chính phủ đã phân cấp cụ thể theo hướng thẩm quyền quyết định dự án đầu tư thuộc cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm điều chỉnh tổng dự toán cho phù hợp.
Với ngành tài chính, theo phân cấp đầu tư thì ông có toàn quyền quyết định các dự án đầu tư của ngành mình trong tổng mức đầu tư đã được Quốc hội đồng ý?
Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm ký quyết định về việc điều hành đầu tư xây dựng cơ bản của các bộ, ban, ngành và địa phương, trong đó, sẽ đưa ra một số tiêu chí cụ thể.
Các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào các tiêu chí đó để rà soát lại các công trình xây dựng cơ bản của mình và đưa ra quyết định tạm dừng thi công, cắt giảm, giãn tiến độ, hoãn thời gian khởi công hoặc tập trung vốn để hoàn thành theo đúng tiến độ. Bộ Tài chính cũng thực hiện đầu tư xây cơ bản theo hướng này.