Tâm lý “cắt lỗ”
Đến nay, “sức chịu đựng” về vốn của nhiều nhà đầu tư đã gần như cạn kiệt, vì giá cổ phiếu đã xuống quá thấp
Theo giới phân tích, trong khi dấu hiệu phục hồi của thị trường chưa thực sự rõ ràng và nguồn vốn vẫn bị hạn chế thì tâm lý nhà đầu tư nghiêng về mục đích bảo toàn vốn, chứ không còn mong tìm lợi nhuận ngay từ cổ phiếu.
Do đó, họ sẽ bán cổ phiếu ra ngay khi giá tăng và chờ đợi giá tiếp tục giảm để lại mua vào. Cụm từ “cắt lỗ” đã được nhà đầu tư trong nước sử dụng nhiều trong tuần qua, khi thực hiện phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục ở sàn giao dịch TP.HCM.
Nhận định thêm về tâm lý của nhà đầu tư trong nước, giới quan sát cho rằng, dù chưa xác định được ảnh hưởng của quá trình khớp lệnh liên tục có ảnh hưởng đến đâu, nhưng có thể thấy những tác động tiêu cực.
Cơ sở để nhận biết điều này chính là những biến động về quá trình mua bán cổ phiếu trong những ngày khớp lệnh liên tục vừa qua. Cụ thể, VN-Index tuần qua có đến 4/5 phiên giảm điểm, giá trị giao dịch cũng không lớn, trung bình chỉ khoảng vài trăm tỷ đồng. Đáng nói là, giá trị giao dịch và khối lượng cổ phiếu được khớp chủ yếu được thực hiện ở đợt giao dịch cuối ngày.
Theo quy định, đây là đợt giao dịch được áp dụng phương thức khớp lệnh định kỳ - một phương pháp đã trở thành thói quen và gần gũi với nhiều nhà đầu tư quan tâm tới sàn giao dịch TP.HCM. Vì thế, tâm lý chờ đợi, thăm dò xu hướng tiếp theo ở các nhà đầu tư xuất hiện một cách thường trực.
Trước xu hướng điều chỉnh của thị trường, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, chỉ số VN - Index có thể xoay quanh 900.
Thực tế, trong bối cảnh thị trường đang điều chỉnh xuống và không có thông tin tốt hỗ trợ thì những hạn chế của quá trình khớp lệnh liên tục được nhìn nhận rõ hơn và trở thành yếu tố khiến thị trường có thể bị ảnh hưởng. Đến cuối tuần qua, VN-Index đã xuống dưới 900 điểm.
Giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho biết, mặc dù đã phổ biến nhiều về quá trình khớp lệnh liên tục, nhưng tâm lý e ngại của các nhà đầu tư là không tránh khỏi và để họ quen được thì cũng cần có thời gian (ít nhất cũng phải sau 10 ngày giao dịch). Ông này cũng xác nhận, nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm đặt mua hoặc bán cổ phiếu vào cuối phiên, với các mức giá đưa ra không còn sát với thị trường như trước.
Theo đó, khi đặt mua, nhà đầu tư chỉ chú trọng tới mức giá sàn, dù giá cổ phiếu của họ chưa xuống tới mức đó. Còn khi đặt lệnh bán, nhiều nhà đầu tư cũng quyết định mức giá sàn. Tình trạng bán tháo của họ được giải thích rằng, đó là biện pháp “cắt lỗ” khi thị trường điều chỉnh xuống.
Cũng theo vị giám đốc này, một yếu tố khiến thị trường có thể tiếp tục suy giảm là do tâm lý “cắt lỗ” của nhà đầu tư. Đến nay, “sức chịu đựng” về vốn của nhiều nhà đầu tư đã gần như cạn kiệt, vì giá cổ phiếu đã xuống quá thấp.
Có những cổ phiếu blue-chip đã có mức giảm giá kỷ lục nếu so với những đợt giảm giá trước đó. Đơn cử như cổ phiếu FPT, hiện cổ phiếu FPT đã giảm tới hơn 30% so với giá “đỉnh” sau khi chia tách.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư có kinh nhiệm, quá trình bán cổ phiếu để “cắt lỗ” của nhà đầu tư chỉ hoàn thiện khi họ mua lại được đúng số lượng cổ phiếu đã bán ra ở mức giá thấp hơn.
Điều này chắc chắn sẽ diễn ra nếu như nhà đầu tư không bỏ thị trường và họ sẽ tái đầu tư vào cổ phiếu đó vì khó có thể bỏ qua những phân tích trước đi quyết định đầu tư.
Chính vì thế, việc mua lại cổ phiếu của nhà đầu tư sẽ tạo ra một sức cầu mới, giúp cho giá của nhiều cổ phiếu được bình ổn trở lại. Đây là một yếu tố tích cực để nuôi dưỡng và phát triển thị trường phát triển bền vững.
Cũng theo những nhà đầu tư có kinh nghiệm, khi thực hiện việc bán cổ phiếu để bảo toàn vốn, nhà đầu tư cần đề cao tính kỷ luật. Theo đó, nhà đầu tư cần xác định rõ mức “cắt lỗ” là bao nhiêu để mua lại chính cổ phiếu đã bán đi.
Điều này sẽ rất khó khăn vì lúc đó tâm lý ngại mua cổ phiếu và chờ giá xuống thấp hơn nữa sẽ xuất hiện. Nếu “cắt lỗ” không khéo, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời khi thị trường quay đầu.
Do đó, họ sẽ bán cổ phiếu ra ngay khi giá tăng và chờ đợi giá tiếp tục giảm để lại mua vào. Cụm từ “cắt lỗ” đã được nhà đầu tư trong nước sử dụng nhiều trong tuần qua, khi thực hiện phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục ở sàn giao dịch TP.HCM.
Nhận định thêm về tâm lý của nhà đầu tư trong nước, giới quan sát cho rằng, dù chưa xác định được ảnh hưởng của quá trình khớp lệnh liên tục có ảnh hưởng đến đâu, nhưng có thể thấy những tác động tiêu cực.
Cơ sở để nhận biết điều này chính là những biến động về quá trình mua bán cổ phiếu trong những ngày khớp lệnh liên tục vừa qua. Cụ thể, VN-Index tuần qua có đến 4/5 phiên giảm điểm, giá trị giao dịch cũng không lớn, trung bình chỉ khoảng vài trăm tỷ đồng. Đáng nói là, giá trị giao dịch và khối lượng cổ phiếu được khớp chủ yếu được thực hiện ở đợt giao dịch cuối ngày.
Theo quy định, đây là đợt giao dịch được áp dụng phương thức khớp lệnh định kỳ - một phương pháp đã trở thành thói quen và gần gũi với nhiều nhà đầu tư quan tâm tới sàn giao dịch TP.HCM. Vì thế, tâm lý chờ đợi, thăm dò xu hướng tiếp theo ở các nhà đầu tư xuất hiện một cách thường trực.
Trước xu hướng điều chỉnh của thị trường, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, chỉ số VN - Index có thể xoay quanh 900.
Thực tế, trong bối cảnh thị trường đang điều chỉnh xuống và không có thông tin tốt hỗ trợ thì những hạn chế của quá trình khớp lệnh liên tục được nhìn nhận rõ hơn và trở thành yếu tố khiến thị trường có thể bị ảnh hưởng. Đến cuối tuần qua, VN-Index đã xuống dưới 900 điểm.
Giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho biết, mặc dù đã phổ biến nhiều về quá trình khớp lệnh liên tục, nhưng tâm lý e ngại của các nhà đầu tư là không tránh khỏi và để họ quen được thì cũng cần có thời gian (ít nhất cũng phải sau 10 ngày giao dịch). Ông này cũng xác nhận, nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm đặt mua hoặc bán cổ phiếu vào cuối phiên, với các mức giá đưa ra không còn sát với thị trường như trước.
Theo đó, khi đặt mua, nhà đầu tư chỉ chú trọng tới mức giá sàn, dù giá cổ phiếu của họ chưa xuống tới mức đó. Còn khi đặt lệnh bán, nhiều nhà đầu tư cũng quyết định mức giá sàn. Tình trạng bán tháo của họ được giải thích rằng, đó là biện pháp “cắt lỗ” khi thị trường điều chỉnh xuống.
Cũng theo vị giám đốc này, một yếu tố khiến thị trường có thể tiếp tục suy giảm là do tâm lý “cắt lỗ” của nhà đầu tư. Đến nay, “sức chịu đựng” về vốn của nhiều nhà đầu tư đã gần như cạn kiệt, vì giá cổ phiếu đã xuống quá thấp.
Có những cổ phiếu blue-chip đã có mức giảm giá kỷ lục nếu so với những đợt giảm giá trước đó. Đơn cử như cổ phiếu FPT, hiện cổ phiếu FPT đã giảm tới hơn 30% so với giá “đỉnh” sau khi chia tách.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư có kinh nhiệm, quá trình bán cổ phiếu để “cắt lỗ” của nhà đầu tư chỉ hoàn thiện khi họ mua lại được đúng số lượng cổ phiếu đã bán ra ở mức giá thấp hơn.
Điều này chắc chắn sẽ diễn ra nếu như nhà đầu tư không bỏ thị trường và họ sẽ tái đầu tư vào cổ phiếu đó vì khó có thể bỏ qua những phân tích trước đi quyết định đầu tư.
Chính vì thế, việc mua lại cổ phiếu của nhà đầu tư sẽ tạo ra một sức cầu mới, giúp cho giá của nhiều cổ phiếu được bình ổn trở lại. Đây là một yếu tố tích cực để nuôi dưỡng và phát triển thị trường phát triển bền vững.
Cũng theo những nhà đầu tư có kinh nghiệm, khi thực hiện việc bán cổ phiếu để bảo toàn vốn, nhà đầu tư cần đề cao tính kỷ luật. Theo đó, nhà đầu tư cần xác định rõ mức “cắt lỗ” là bao nhiêu để mua lại chính cổ phiếu đã bán đi.
Điều này sẽ rất khó khăn vì lúc đó tâm lý ngại mua cổ phiếu và chờ giá xuống thấp hơn nữa sẽ xuất hiện. Nếu “cắt lỗ” không khéo, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời khi thị trường quay đầu.