“Tăng giá điện là việc hết sức bình thường”
“Việc tăng giá điện là hết sức bình thường và không phải để bù lỗ các khoản đầu tư ngoài ngành của EVN”
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân tăng giá điện thêm 5%/kWh từ ngày 1/7 vừa qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, giá điện hiện được bán dưới giá thành, tức để sản xuất ra một 1 kWh điện cần 10 đồng, lẽ ra người làm kinh doanh bán 11 - 12 đồng, nhưng giá bán đang dưới 10 đồng.
Cũng theo ông Đam, giá bán điện hiện nay của Việt Nam thấp hơn với giá thế giới và thấp hơn ngay cả các nước trong khu vực ASEAN (trừ Lào) và Trung Quốc.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng “tăng giá điện là một việc hết sức bình thường” và khẳng định “tăng giá không phải để bù lỗ các khoản đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)”.
Theo Bộ trưởng Đam, nguyên nhân lỗ chính của ngành điện đã được kiểm toán vào năm 2010 là do bán dưới giá thành, đương nhiên bên cạnh đó cũng có một số điểm chưa tốt trong quản lý, quản trị của doanh nghiệp.
“Phải nói thẳng thắn rằng còn nhiều điểm Chính phủ chưa hài lòng với sự quản lý của Nhà nước và quản trị doanh nghiệp của EVN”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ bổ sung thêm, việc giá điện bán thấp hơn giá thành và thấp hơn thế giới đang là rào cản để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành điện. Bởi, để phục vụ cho nhu cầu phát triển và công nghiệp hóa của đất nước trong thời gian tới, ngành điện cần khoảng 500 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi trong 10 năm trước.
Tồn tại nữa do điện bán dưới giá thành, nên mặt hàng than cũng bán dưới giá thành, dẫn tới xuất lậu, hay nhiều doanh nghiệp dùng không tiết kiệm điện, sử dụng nhiều năng lượng thì vô hình lại có lãi, nghĩa là lấy lỗ từ ngành điện để biến thành lãi của một số ngành, như cán thép nóng...
“Đây là hướng phát triển không đúng”, ông nói. “Xu thế là tiến tới nền kinh tế thị trường, giá cả các mặt hàng cơ bản vận hành theo giá thị trường nên giá điện phải từng bước phù hợp với thị trường. Do đó, Chính phủ luôn luôn chỉ đạo ngành điện tăng giá điện theo đúng quy luật”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh, việc tăng giá điện thì ngành điện phải công khai minh bạch lỗ, lãi thế nào, giá thành sản xuất, lý do tăng, đồng thời trước khi tăng giá phải giải thích để nhân dân hiểu, đồng tình.
Trước lo ngại của người dân về việc doanh nghiệp tự điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định doanh nghiệp được tự chủ trong một số điều kiện nhất định theo cơ chế, nghị định chứ không phải muốn tăng, giảm tùy ý.
“Việc tăng hay giảm giá đều có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước, cụ thể là của Bộ Công Thương vào Bộ Tài chính”, Bộ trưởng Đam nói.
Ông lý giải thêm, xăng dầu là an ninh năng lượng nên không riêng Việt Nam mà mọi quốc gia đều có một chiến lược và có biện pháp cụ thể, như quỹ bình ổn xăng dầu, điều chỉnh bằng công cụ thuế để khi giá tăng nhanh ngoài sức chịu đựng của nền kinh tế thì phải dùng quỹ, chính sách thuế để làm tốc độ tăng chậm lại, và ngược lại.
“Trong nhiều năm qua, dù từng bước để tiến tới thị trường, nhưng tôi có thể nói chúng ta chưa hoàn toàn theo thị trường về giá xăng dầu. Nhà nước vẫn còn phải gián tiếp thông qua các doanh nghiệp để hỗ trợ, bình ổn. Sự hỗ trợ này từng bước phải giảm đi và tiến tới vận hành theo cơ chế thị trường”.
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân tăng giá điện thêm 5%/kWh từ ngày 1/7 vừa qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, giá điện hiện được bán dưới giá thành, tức để sản xuất ra một 1 kWh điện cần 10 đồng, lẽ ra người làm kinh doanh bán 11 - 12 đồng, nhưng giá bán đang dưới 10 đồng.
Cũng theo ông Đam, giá bán điện hiện nay của Việt Nam thấp hơn với giá thế giới và thấp hơn ngay cả các nước trong khu vực ASEAN (trừ Lào) và Trung Quốc.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng “tăng giá điện là một việc hết sức bình thường” và khẳng định “tăng giá không phải để bù lỗ các khoản đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)”.
Theo Bộ trưởng Đam, nguyên nhân lỗ chính của ngành điện đã được kiểm toán vào năm 2010 là do bán dưới giá thành, đương nhiên bên cạnh đó cũng có một số điểm chưa tốt trong quản lý, quản trị của doanh nghiệp.
“Phải nói thẳng thắn rằng còn nhiều điểm Chính phủ chưa hài lòng với sự quản lý của Nhà nước và quản trị doanh nghiệp của EVN”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ bổ sung thêm, việc giá điện bán thấp hơn giá thành và thấp hơn thế giới đang là rào cản để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành điện. Bởi, để phục vụ cho nhu cầu phát triển và công nghiệp hóa của đất nước trong thời gian tới, ngành điện cần khoảng 500 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi trong 10 năm trước.
Tồn tại nữa do điện bán dưới giá thành, nên mặt hàng than cũng bán dưới giá thành, dẫn tới xuất lậu, hay nhiều doanh nghiệp dùng không tiết kiệm điện, sử dụng nhiều năng lượng thì vô hình lại có lãi, nghĩa là lấy lỗ từ ngành điện để biến thành lãi của một số ngành, như cán thép nóng...
“Đây là hướng phát triển không đúng”, ông nói. “Xu thế là tiến tới nền kinh tế thị trường, giá cả các mặt hàng cơ bản vận hành theo giá thị trường nên giá điện phải từng bước phù hợp với thị trường. Do đó, Chính phủ luôn luôn chỉ đạo ngành điện tăng giá điện theo đúng quy luật”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh, việc tăng giá điện thì ngành điện phải công khai minh bạch lỗ, lãi thế nào, giá thành sản xuất, lý do tăng, đồng thời trước khi tăng giá phải giải thích để nhân dân hiểu, đồng tình.
Trước lo ngại của người dân về việc doanh nghiệp tự điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định doanh nghiệp được tự chủ trong một số điều kiện nhất định theo cơ chế, nghị định chứ không phải muốn tăng, giảm tùy ý.
“Việc tăng hay giảm giá đều có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước, cụ thể là của Bộ Công Thương vào Bộ Tài chính”, Bộ trưởng Đam nói.
Ông lý giải thêm, xăng dầu là an ninh năng lượng nên không riêng Việt Nam mà mọi quốc gia đều có một chiến lược và có biện pháp cụ thể, như quỹ bình ổn xăng dầu, điều chỉnh bằng công cụ thuế để khi giá tăng nhanh ngoài sức chịu đựng của nền kinh tế thì phải dùng quỹ, chính sách thuế để làm tốc độ tăng chậm lại, và ngược lại.
“Trong nhiều năm qua, dù từng bước để tiến tới thị trường, nhưng tôi có thể nói chúng ta chưa hoàn toàn theo thị trường về giá xăng dầu. Nhà nước vẫn còn phải gián tiếp thông qua các doanh nghiệp để hỗ trợ, bình ổn. Sự hỗ trợ này từng bước phải giảm đi và tiến tới vận hành theo cơ chế thị trường”.