EVN “mắc kẹt” vì chứng khoán đi xuống
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực cho biết muốn thoái trên 1.100 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành nhưng gặp khó khăn về giá bán
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết, EVN đã có kế hoạch và đang đàm phán với các đối tác để thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành.
Thông tin trên được lãnh đạo EVN chia sẻ tại buổi tọa đàm về việc triển khai thực hiện Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ và cơ chế điều chỉnh giá điện, do EVN tổ chức vào chiều 20/7.
Theo đó, tổng số vốn EVN đầu tư sang lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản hiện là 1.100 tỷ đồng. Trong đó, vốn của EVN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) hiện là 757 tỷ đồng , và tập đoàn này đang trình Chính phủ để đưa xuống tỷ lệ dưới 20%.
Theo báo cáo tài chính năm 2011 của ABBank, tính đến 31/12/2011, tỷ lệ sở hữu của EVN ở ABBank chiếm 24,3%, còn tại thời điểm 31/12/2010 là 24,25%.
Song, ông Tri cho biết, hiện nay, việc thoái vốn khó khăn do giá cổ phiếu ngân hàng này trên thị trường OTC rất thấp, theo khảo sát của EVN, chỉ khoảng 7.000 - 7.200 đồng/cổ phần.
“Chúng tôi đã trình Chính phủ nội dung này với kế hoạch bán 10.000 đồng/cổ phần và đang chờ Chính phủ phê duyệt”, ông Tri nói.
Tại Công ty Bảo hiểm toàn cầu (GIC), EVN đã mua 125 tỷ đồng cổ phần, chiếm tỷ lệ 22,5% vốn điều lệ. Mục tiêu của EVN rút xuống còn dưới 20% thông qua việc bán một phần cho Công ty ERGO International AG (Đức) và nhượng bán đến năm 2015.
“Tuy nhiên, quá trình này đang phải xin phép Bộ Tài chính vì ERGO hiện cũng đang là cổ đông chính của GIC - chiếm 20%, nên muốn tăng thêm vốn phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Nhưng chắc chắn là sẽ lãi lớn so với thời điểm đấu giá”, Phó tổng giám đốc EVN khẳng định.
Khối bất động sản hiện đang “giữ” của EVN 103 tỷ đồng ở Công ty Bất động sản Điện lực miền Trung (LEC) và Công ty Bất động sản Điện lực Sài Gòn. EVN đã có nghị quyết cho LEC toàn bộ đất đai, tài sản để trả lại tiền cho các cổ đông và EVN cũng hy vọng đạt được lãi lớn. Báo cáo tài chính năm 2011 của LEC cho thấy, tỷ lệ cổ phần sở hữu của EVN ở LEC là 4,3%.
Về số vốn đầu tư ngoài ngành còn lại nằm ở Công ty Chứng khoán An Bình (ABS), ông Tri cho rằng đây là đơn vị khó bán nhất của EVN vì thị trường chứng khoán hiện nay trong bối cảnh ảm đạm. “Chắc phải chờ đến năm 2015 khi thị trường có giá thì EVN mới thoái được vốn. Vì cơ chế hiện nay yêu cầu bán giá ngang với giá sổ sách mua vào”.
Tính đến 31/12/2011, EVN chiếm 28,93% tỷ lệ cổ phần ở ABS với mức góp vốn là hơn 114,8 tỷ đồng.
“Trong trường hợp Chính phủ thu hồi vốn ngay và đồng ý bán với giá thấp thì có thể tổ chức bán đấu giá và bán với giá được đấu, hoặc sẽ phải chờ giá thị trường lên”, lãnh đạo EVN bày tỏ quan điểm.
Thông tin trên được lãnh đạo EVN chia sẻ tại buổi tọa đàm về việc triển khai thực hiện Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ và cơ chế điều chỉnh giá điện, do EVN tổ chức vào chiều 20/7.
Theo đó, tổng số vốn EVN đầu tư sang lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản hiện là 1.100 tỷ đồng. Trong đó, vốn của EVN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) hiện là 757 tỷ đồng , và tập đoàn này đang trình Chính phủ để đưa xuống tỷ lệ dưới 20%.
Theo báo cáo tài chính năm 2011 của ABBank, tính đến 31/12/2011, tỷ lệ sở hữu của EVN ở ABBank chiếm 24,3%, còn tại thời điểm 31/12/2010 là 24,25%.
Song, ông Tri cho biết, hiện nay, việc thoái vốn khó khăn do giá cổ phiếu ngân hàng này trên thị trường OTC rất thấp, theo khảo sát của EVN, chỉ khoảng 7.000 - 7.200 đồng/cổ phần.
“Chúng tôi đã trình Chính phủ nội dung này với kế hoạch bán 10.000 đồng/cổ phần và đang chờ Chính phủ phê duyệt”, ông Tri nói.
Tại Công ty Bảo hiểm toàn cầu (GIC), EVN đã mua 125 tỷ đồng cổ phần, chiếm tỷ lệ 22,5% vốn điều lệ. Mục tiêu của EVN rút xuống còn dưới 20% thông qua việc bán một phần cho Công ty ERGO International AG (Đức) và nhượng bán đến năm 2015.
“Tuy nhiên, quá trình này đang phải xin phép Bộ Tài chính vì ERGO hiện cũng đang là cổ đông chính của GIC - chiếm 20%, nên muốn tăng thêm vốn phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Nhưng chắc chắn là sẽ lãi lớn so với thời điểm đấu giá”, Phó tổng giám đốc EVN khẳng định.
Khối bất động sản hiện đang “giữ” của EVN 103 tỷ đồng ở Công ty Bất động sản Điện lực miền Trung (LEC) và Công ty Bất động sản Điện lực Sài Gòn. EVN đã có nghị quyết cho LEC toàn bộ đất đai, tài sản để trả lại tiền cho các cổ đông và EVN cũng hy vọng đạt được lãi lớn. Báo cáo tài chính năm 2011 của LEC cho thấy, tỷ lệ cổ phần sở hữu của EVN ở LEC là 4,3%.
Về số vốn đầu tư ngoài ngành còn lại nằm ở Công ty Chứng khoán An Bình (ABS), ông Tri cho rằng đây là đơn vị khó bán nhất của EVN vì thị trường chứng khoán hiện nay trong bối cảnh ảm đạm. “Chắc phải chờ đến năm 2015 khi thị trường có giá thì EVN mới thoái được vốn. Vì cơ chế hiện nay yêu cầu bán giá ngang với giá sổ sách mua vào”.
Tính đến 31/12/2011, EVN chiếm 28,93% tỷ lệ cổ phần ở ABS với mức góp vốn là hơn 114,8 tỷ đồng.
“Trong trường hợp Chính phủ thu hồi vốn ngay và đồng ý bán với giá thấp thì có thể tổ chức bán đấu giá và bán với giá được đấu, hoặc sẽ phải chờ giá thị trường lên”, lãnh đạo EVN bày tỏ quan điểm.