Tăng giá treo cáp: "Mỗi VNPT không chịu"
Bất kể một doanh nghiệp nào sử dụng cột điện để treo cáp thông tin cũng đều phải chịu biểu giá thuê mới của EVN
Bất kể một doanh nghiệp nào sử dụng cột điện để treo cáp thông tin cũng đều phải chịu biểu giá thuê mới của EVN.
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với VnEconomy, về việc mới đây Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) có công văn “cầu cứu” một số bộ trước sức ép thuê cột điện để treo cáp thông tin theo biểu giá mới của ngành điện lực ở một số địa phương.
Tăng giá để đảm bảo an toàn cho dân
Theo VNPT, thời gian qua, ngành điện lực ở một số địa phương đã ép các đơn vị VNPT địa phương ký hợp đồng thuê cột điện theo mức giá mới, thậm chí có nơi điện lực còn đơn phương cắt cáp thông tin của VNPT. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
Ở dưới địa phương thì tôi không nắm được trực tiếp nhưng nếu có phản ánh gì về việc dỡ cáp, cắt cáp thông tin tôi sẽ cho kiểm tra trực tiếp công ty điện lực địa phương đó.
Tuy nhiên, quan điểm của EVN là tất cả các doanh nghiệp có cáp thông tin treo trên cột điện đều phải ký hợp đồng theo biểu giá mới và tuân thủ quy trình treo cáp thông tin trên cột điện. Điều này để đảm bảo an toàn cho người dân vì rất nhiều người đã chết bởi dây cáp thông tin treo thòng lọng quàng vào cổ.
Ở Hà Nội và Tp.HCM hiện nay toàn cáp viễn thông chằng chịt trên đường, trên cột điện. Các đơn vị thi nhau kéo cáp trộm và không ký hợp đồng. Nếu không có giải pháp mạnh thì các tuyến đường, đặc biệt là ở Hà Nội và Tp.HCM sẽ như thế nào.
Mấy chục đơn vị đều treo, không sử dụng hết công suất, trong khi các đơn vị có thể thuê lại cáp của nhau thì giá sẽ rẻ đi rất nhiều nhưng cứ mỗi đơn vị đều kéo một sợi.
Chúng tôi cũng đã báo cáo lên Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông là không thể chấp nhận được tình trạng treo cáp thông tin rất bừa bãi được và phải có giải pháp mạnh, trước hết là về mặt kỹ thuật và thứ hai là về kinh tế. Hơn nữa, hai thành phố lớn trên cũng chỉ đạo EVN phải chấn chỉnh lại không thể để mất mỹ quan đường phố và ảnh hưởng an toàn cho người dân. Vì hiện nay, nhiều nơi cáp viễn thông kéo nghiêng ngả cả cột điện, rất nguy hiểm.
Chính vì thế ở Hà Nội và Tp.HCM, EVN đã phải chi hàng chục tỷ đồng để bó lại cáp viễn thông cho các đơn vị này. Chúng tôi không thể bỏ tiền để đi “dọn rác” không cho "các ông” ấy được.
Nhưng nguyên nhân bức xúc của VNPT là EVN đã tăng giá thuê cột quá cao, từ 4 – 8 lần? Vậy cơ sở nào để EVN đưa ra mức tăng này?
Cao hay không là phải so với cái gì. Trước đây EVN đâu có thu phí. Nếu so với năm 2003, thời điểm EVN đưa ra mức giá thuê chỉ là tín hiệu để các doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình mà treo cho đúng quy chuẩn và phải báo cáo EVN. Nhưng đến giờ thì lộn xộn quá và xảy ra nhiều tai nạn, phải có giải pháp mạnh.
Còn cơ sở tăng giá là trước đây chúng tôi chỉ tính đến chi phí vận hành chứ chưa tính đến chi phí bảo dưỡng, quản lý. Đơn giá từ năm 2003, đã 6 năm nay chúng tôi không tăng trong khi chi phí cột điện, dựng cột…đã tăng khủng khiếp. EVN không thu tiền để chèn ép doanh nghiệp mà là để đảm bảo an toàn cho người dân.
Thời gian qua, ở Hà Nội và Tp.HCM chúng tôi đã cho các đơn vị điện lực đi bó lại cáp thông tin cho các doanh nghiệp có cáp treo, chi phí trung bình là hơn 100 triệu cho 1km . Những tháng cuối năm, ở Tp.HCM, EVN đã chi 3 - 4 chục tỷ đồng để đi bó lại cáp thông tin, tính cả năm thì lên tới cả trăm tỷ rồi.
Riêng bây giờ, chi phí cho công nhân đi tuần hàng ngày để gặp anh nào treo trộm là cắt cũng rất lớn.
Chỉ mỗi VNPT không chịu chấp nhận!
Theo công văn kiến nghị của VNPT thì VNPT và EVN đã đàm phán hơn một năm về mức giá thuê cột nhưng không đạt được đồng thuận?
Giá thuê này không phải là để đàm phán. Đây không phải là giá độc quyền, VNPT có thể treo hoặc không treo vì công nghệ hiện nay hoàn toàn có thể làm không dây được. Thành phố cũng khuyến khích làm cho đẹp, làm gì cứ phải kéo lên cột điện làm mất an toàn cho dân, mất mỹ quan thành phố. Nhưng chẳng “ông nào” chịu bỏ tiền ra để thay đổi công nghệ.
Trong khi đó, tất cả mấy chục doanh nghiệp có cáp thông tin treo cột điện đều đã ký theo biểu giá mới của EVN, chỉ riêng mình VNPT là không ký.
Theo tính toán của chúng tôi, nếu giả sử doanh thu năm 2009 của VNPT bằng doanh thu năm 2008, và chi phí thuê cột điện được tính theo đơn giá mới, thì chi phí này cũng chỉ chiếm 0,711% (tăng 0,585% chi phí so với năm 2008). Còn nếu doanh thu năm 2009 của VNPT đạt như dự kiến thì cũng chỉ chiếm 0,482% tổng doanh thu.
Vậy sắp tới EVN có giải pháp như thế nào để cả hai bên đều đồng thuận?
Quan điểm của EVN là tất cả mọi doanh nghiệp đều phải chịu biểu giá mới, không có cách nào khác. Chúng tôi không thể bỏ tiền túi đi làm cho các doanh nghiệp được.
Thực ra, VNPT cũng chỉ đàm phán, đề nghị được giảm xuống còn 50% ở khu vực nông thôn và 70% ở 5 thành phố lớn riêng trong năm 2009 tính theo biểu giá thuê mới, còn trong năm 2010 họ cũng đồng ý thuê theo biểu giá mới của EVN. Nhưng chi phí lớn như thế làm sao chúng tôi chịu được.
Bên cạnh đó, EVN cũng đang tính lại để tối đa một cột điện thì được treo bao nhiêu cáp. Hiện tại, nếu cáp treo nào không đảm bảo kỹ thuật và mất an toàn cho người dân thì đều phải dỡ bỏ.
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với VnEconomy, về việc mới đây Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) có công văn “cầu cứu” một số bộ trước sức ép thuê cột điện để treo cáp thông tin theo biểu giá mới của ngành điện lực ở một số địa phương.
Tăng giá để đảm bảo an toàn cho dân
Theo VNPT, thời gian qua, ngành điện lực ở một số địa phương đã ép các đơn vị VNPT địa phương ký hợp đồng thuê cột điện theo mức giá mới, thậm chí có nơi điện lực còn đơn phương cắt cáp thông tin của VNPT. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
Ở dưới địa phương thì tôi không nắm được trực tiếp nhưng nếu có phản ánh gì về việc dỡ cáp, cắt cáp thông tin tôi sẽ cho kiểm tra trực tiếp công ty điện lực địa phương đó.
Tuy nhiên, quan điểm của EVN là tất cả các doanh nghiệp có cáp thông tin treo trên cột điện đều phải ký hợp đồng theo biểu giá mới và tuân thủ quy trình treo cáp thông tin trên cột điện. Điều này để đảm bảo an toàn cho người dân vì rất nhiều người đã chết bởi dây cáp thông tin treo thòng lọng quàng vào cổ.
Ở Hà Nội và Tp.HCM hiện nay toàn cáp viễn thông chằng chịt trên đường, trên cột điện. Các đơn vị thi nhau kéo cáp trộm và không ký hợp đồng. Nếu không có giải pháp mạnh thì các tuyến đường, đặc biệt là ở Hà Nội và Tp.HCM sẽ như thế nào.
Mấy chục đơn vị đều treo, không sử dụng hết công suất, trong khi các đơn vị có thể thuê lại cáp của nhau thì giá sẽ rẻ đi rất nhiều nhưng cứ mỗi đơn vị đều kéo một sợi.
Chúng tôi cũng đã báo cáo lên Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông là không thể chấp nhận được tình trạng treo cáp thông tin rất bừa bãi được và phải có giải pháp mạnh, trước hết là về mặt kỹ thuật và thứ hai là về kinh tế. Hơn nữa, hai thành phố lớn trên cũng chỉ đạo EVN phải chấn chỉnh lại không thể để mất mỹ quan đường phố và ảnh hưởng an toàn cho người dân. Vì hiện nay, nhiều nơi cáp viễn thông kéo nghiêng ngả cả cột điện, rất nguy hiểm.
Chính vì thế ở Hà Nội và Tp.HCM, EVN đã phải chi hàng chục tỷ đồng để bó lại cáp viễn thông cho các đơn vị này. Chúng tôi không thể bỏ tiền để đi “dọn rác” không cho "các ông” ấy được.
Nhưng nguyên nhân bức xúc của VNPT là EVN đã tăng giá thuê cột quá cao, từ 4 – 8 lần? Vậy cơ sở nào để EVN đưa ra mức tăng này?
Cao hay không là phải so với cái gì. Trước đây EVN đâu có thu phí. Nếu so với năm 2003, thời điểm EVN đưa ra mức giá thuê chỉ là tín hiệu để các doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình mà treo cho đúng quy chuẩn và phải báo cáo EVN. Nhưng đến giờ thì lộn xộn quá và xảy ra nhiều tai nạn, phải có giải pháp mạnh.
Còn cơ sở tăng giá là trước đây chúng tôi chỉ tính đến chi phí vận hành chứ chưa tính đến chi phí bảo dưỡng, quản lý. Đơn giá từ năm 2003, đã 6 năm nay chúng tôi không tăng trong khi chi phí cột điện, dựng cột…đã tăng khủng khiếp. EVN không thu tiền để chèn ép doanh nghiệp mà là để đảm bảo an toàn cho người dân.
Thời gian qua, ở Hà Nội và Tp.HCM chúng tôi đã cho các đơn vị điện lực đi bó lại cáp thông tin cho các doanh nghiệp có cáp treo, chi phí trung bình là hơn 100 triệu cho 1km . Những tháng cuối năm, ở Tp.HCM, EVN đã chi 3 - 4 chục tỷ đồng để đi bó lại cáp thông tin, tính cả năm thì lên tới cả trăm tỷ rồi.
Riêng bây giờ, chi phí cho công nhân đi tuần hàng ngày để gặp anh nào treo trộm là cắt cũng rất lớn.
Chỉ mỗi VNPT không chịu chấp nhận!
Theo công văn kiến nghị của VNPT thì VNPT và EVN đã đàm phán hơn một năm về mức giá thuê cột nhưng không đạt được đồng thuận?
Giá thuê này không phải là để đàm phán. Đây không phải là giá độc quyền, VNPT có thể treo hoặc không treo vì công nghệ hiện nay hoàn toàn có thể làm không dây được. Thành phố cũng khuyến khích làm cho đẹp, làm gì cứ phải kéo lên cột điện làm mất an toàn cho dân, mất mỹ quan thành phố. Nhưng chẳng “ông nào” chịu bỏ tiền ra để thay đổi công nghệ.
Trong khi đó, tất cả mấy chục doanh nghiệp có cáp thông tin treo cột điện đều đã ký theo biểu giá mới của EVN, chỉ riêng mình VNPT là không ký.
Theo tính toán của chúng tôi, nếu giả sử doanh thu năm 2009 của VNPT bằng doanh thu năm 2008, và chi phí thuê cột điện được tính theo đơn giá mới, thì chi phí này cũng chỉ chiếm 0,711% (tăng 0,585% chi phí so với năm 2008). Còn nếu doanh thu năm 2009 của VNPT đạt như dự kiến thì cũng chỉ chiếm 0,482% tổng doanh thu.
Vậy sắp tới EVN có giải pháp như thế nào để cả hai bên đều đồng thuận?
Quan điểm của EVN là tất cả mọi doanh nghiệp đều phải chịu biểu giá mới, không có cách nào khác. Chúng tôi không thể bỏ tiền túi đi làm cho các doanh nghiệp được.
Thực ra, VNPT cũng chỉ đàm phán, đề nghị được giảm xuống còn 50% ở khu vực nông thôn và 70% ở 5 thành phố lớn riêng trong năm 2009 tính theo biểu giá thuê mới, còn trong năm 2010 họ cũng đồng ý thuê theo biểu giá mới của EVN. Nhưng chi phí lớn như thế làm sao chúng tôi chịu được.
Bên cạnh đó, EVN cũng đang tính lại để tối đa một cột điện thì được treo bao nhiêu cáp. Hiện tại, nếu cáp treo nào không đảm bảo kỹ thuật và mất an toàn cho người dân thì đều phải dỡ bỏ.