Taxi tại Hà Nội có thể phải đồng nhất màu sơn
UBND thành phố Hà Nội vừa lấy ý kiến các sở, ngành về đề án quản lý hoạt động taxi trên địa bàn thành phố
Đề án quản lý hoạt động vận tải bằng taxi trên địa bàn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2030 vừa được UBND thành phố Hà Nội đưa ra lấy ý kiến.
Theo đó, đề án đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố đến năm 2020 bao gồm: bổ sung điều kiện kinh doanh vận tải taxi; phân vùng hoạt động vận tải taxi; quản lý khai thác vận tải taxi bằng tổng đài dùng chung; quản lý đối với phương tiện; kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải khách bằng taxi; giải pháp về nguồn nhân lực và các giải pháp quản lý hỗ trợ khác.
Về lộ trình thực hiện, dự thảo đề ra giai đoạn 2012-2015 sẽ hạn chế phương tiện hoạt động trong vùng trung tâm, trong đó sẽ tập trung vào các giải pháp như: tạm dừng thành lập mới các doanh nghiệp kinh doanh taxi và số lượng taxi để xây dựng chính sách quản lý và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp taxi trên địa bàn thành phố; đấu thầu hoạt động khai thác vận tải hành khách bằng taxi trong khu vực trung tâm; taxi hoạt động trong vùng trung tâm phải nộp phí để đóng góp vào quỹ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của thủ đô.
Các phương tiện taxi ở trong vùng trung tâm được đón trả khách ở ngoài và các phương tiện taxi hoạt động ngoài vùng trung tâm không được vào trong vùng đón khách. Giai đoạn này, các xe taxi sẽ được đăng ký mới thực hiện chuyển đổi màu sơn (quy định về màu sơn do thành phố ban hành) và mục tiêu đến năm 2015 toàn bộ taxi cùng một màu sơn.
Đặc biệt, thành phố cũng yêu cầu bắt buộc các hãng phải có đồng hồ tính cước tự in hóa đơn và mẫu hóa đơn do thành phố ban hành. Đối với giai đoạn sau năm 2015, toàn bộ taxi hoạt động trên địa bàn thành phố sẽ thống nhất màu sơn theo vùng, các hãng khác nhau thì gắn thêm logo hãng kèm theo.
Đối với phương tiện hoạt động ngoài vùng trung tâm thống nhất màu sơn khác với màu sơn khu vực trong vùng trung tâm; taxi đưa đón khách sân bay có màu sơn riêng. Ngoài ra, các hãng đến năm 2015 phải bảo đảm ít nhất 30% phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch; giai đoạn năm 2020-2030 nâng tỷ lệ lên 50-80% phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.
Tại buổi đóng góp ý kiến cho đề án chiều 18/4, đa số ý kiến cho rằng đề án đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, khoa học. Tuy nhiên, vẫn cần có các đánh giá tác động khi thực hiện đề án trên. Việc phân vùng taxi hoạt động cũng cần có những quy định hợp lý để tránh tình trạng khách muốn đi từ địa bàn này sang địa bàn khác lại phải đổi xe taxi theo từng địa bàn.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi, việc chấn chỉnh hoạt động taxi trên địa bàn thủ đô hiện nay là cấp thiết. Những giải pháp trong đề án có tính khả thi cao. Phó chủ tịch yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và đơn vị tư vấn tiếp nhận các ý kiến, bổ sung vào dự thảo đề án để báo cáo, xin ý kiến UBND và thành ủy trong đầu tháng 5/2012.
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, hiện khu vực trung tâm thành phố có khoảng trên 100 doanh nghiệp với 1,4 vạn xe và khu vực sân bay Nội Bài có 4 doanh nghiệp với khoảng 700 xe taxi.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn khoảng 1.000 xe taxi hoạt động bất hợp pháp. Dự báo về tổng số phương tiện taxi toàn thành phố phù hợp đến năm 2015 là khoảng 21.000 xe và đến năm 2020 là khoảng 26.000 xe taxi (xét riêng khu vực trung tâm năm 2015 khoảng 10.000 xe; năm 2020 khoảng 12.500 xe).
Theo đó, đề án đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố đến năm 2020 bao gồm: bổ sung điều kiện kinh doanh vận tải taxi; phân vùng hoạt động vận tải taxi; quản lý khai thác vận tải taxi bằng tổng đài dùng chung; quản lý đối với phương tiện; kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải khách bằng taxi; giải pháp về nguồn nhân lực và các giải pháp quản lý hỗ trợ khác.
Về lộ trình thực hiện, dự thảo đề ra giai đoạn 2012-2015 sẽ hạn chế phương tiện hoạt động trong vùng trung tâm, trong đó sẽ tập trung vào các giải pháp như: tạm dừng thành lập mới các doanh nghiệp kinh doanh taxi và số lượng taxi để xây dựng chính sách quản lý và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp taxi trên địa bàn thành phố; đấu thầu hoạt động khai thác vận tải hành khách bằng taxi trong khu vực trung tâm; taxi hoạt động trong vùng trung tâm phải nộp phí để đóng góp vào quỹ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của thủ đô.
Các phương tiện taxi ở trong vùng trung tâm được đón trả khách ở ngoài và các phương tiện taxi hoạt động ngoài vùng trung tâm không được vào trong vùng đón khách. Giai đoạn này, các xe taxi sẽ được đăng ký mới thực hiện chuyển đổi màu sơn (quy định về màu sơn do thành phố ban hành) và mục tiêu đến năm 2015 toàn bộ taxi cùng một màu sơn.
Đặc biệt, thành phố cũng yêu cầu bắt buộc các hãng phải có đồng hồ tính cước tự in hóa đơn và mẫu hóa đơn do thành phố ban hành. Đối với giai đoạn sau năm 2015, toàn bộ taxi hoạt động trên địa bàn thành phố sẽ thống nhất màu sơn theo vùng, các hãng khác nhau thì gắn thêm logo hãng kèm theo.
Đối với phương tiện hoạt động ngoài vùng trung tâm thống nhất màu sơn khác với màu sơn khu vực trong vùng trung tâm; taxi đưa đón khách sân bay có màu sơn riêng. Ngoài ra, các hãng đến năm 2015 phải bảo đảm ít nhất 30% phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch; giai đoạn năm 2020-2030 nâng tỷ lệ lên 50-80% phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.
Tại buổi đóng góp ý kiến cho đề án chiều 18/4, đa số ý kiến cho rằng đề án đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, khoa học. Tuy nhiên, vẫn cần có các đánh giá tác động khi thực hiện đề án trên. Việc phân vùng taxi hoạt động cũng cần có những quy định hợp lý để tránh tình trạng khách muốn đi từ địa bàn này sang địa bàn khác lại phải đổi xe taxi theo từng địa bàn.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi, việc chấn chỉnh hoạt động taxi trên địa bàn thủ đô hiện nay là cấp thiết. Những giải pháp trong đề án có tính khả thi cao. Phó chủ tịch yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và đơn vị tư vấn tiếp nhận các ý kiến, bổ sung vào dự thảo đề án để báo cáo, xin ý kiến UBND và thành ủy trong đầu tháng 5/2012.
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, hiện khu vực trung tâm thành phố có khoảng trên 100 doanh nghiệp với 1,4 vạn xe và khu vực sân bay Nội Bài có 4 doanh nghiệp với khoảng 700 xe taxi.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn khoảng 1.000 xe taxi hoạt động bất hợp pháp. Dự báo về tổng số phương tiện taxi toàn thành phố phù hợp đến năm 2015 là khoảng 21.000 xe và đến năm 2020 là khoảng 26.000 xe taxi (xét riêng khu vực trung tâm năm 2015 khoảng 10.000 xe; năm 2020 khoảng 12.500 xe).