Techcombank đang thực sự trở lại?
Techcombank đang trở lại, sau giai đoạn giảm tốc chóng vánh hai năm 2012 và 2013
Dữ liệu cập nhật gần đây cho thấy Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã gần hoàn tất các chỉ tiêu cơ bản cho cả năm. Họ đang cố gắng trở lại vị trí hàng đầu từng có.
Tại buổi họp báo gần đây, ông Đỗ Tuấn Anh, quyền Tổng giám đốc Techcombank, cho biết các mục tiêu cơ bản về lợi nhuận, huy động, cho vay… đến hết tháng 7/2014 đã gần hoàn tất kế hoạch cả năm.
“Đây là những con số tốt theo kế hoạch đặt ra. Chúng tôi đã có sự cải thiện và cố gắng rất nhiều so với những khó khăn mà thị trường vẫn đang còn tồn tại. Sự kỳ vọng đầu năm về những biến chuyển của thị trường đến nay chưa diễn ra nhiều”, ông Tuấn Anh nói.
Từng dễ bị tổn thương?
Về lợi nhuận, 955 tỷ đồng sau 7 tháng đầu năm nay hé mở một sự trở lại của đầu tàu một thời, khi đã vượt mức 878 tỷ đồng của cả năm 2013 và gần chạm mức 1.018 tỷ đồng của 2012.
2012 và 2013 cũng là quãng thời gian đặc biệt trong lịch sử 20 năm của ngân hàng này. Đó là một sự đứt gãy gây sốc về lợi nhuận. Techcombank, thành viên từng dẫn đầu con đường hạng nhất của khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam một cách toàn diện, có lợi nhuận sụt giảm mạnh một cách chóng vánh đến… khó hiểu. Bởi những năm liền trước, các kỷ lục 2.000, 3.000 rồi 4.000 tỷ đồng liên tiếp bị phá.
Có thể liệt ra một số nguyên nhân cơ bản về sự đứt gãy đó.
Thứ nhất, hậu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn; sức khỏe nhiều doanh nghiệp sa sút; hàng tồn kho liên tục tăng cao; nợ xấu dâng lên và diễn biến phức tạp. Techcombank không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Thứ hai, tạm gọi là hiệu ứng của nỗi sợ đám đông. Năm 2012, khi mà lợi nhuận trước thuế từ 4.221 tỷ đồng năm 2011 xuống chỉ còn 1.018 tỷ đồng, cú rơi của Techcombank trở nên sâu sắc trong mắt công chúng.
Đó là năm đặc biệt. Hoạt động ngân hàng có quá nhiều khó khăn và bất ổn bởi những tin đồn có sức ảnh hưởng lớn, cùng với sự cố pháp lý chấn động xẩy ra tại ACB… Techcombank cũng từng là một điểm ngắm của tin đồn ác ý. Trong bối cảnh đó, hiệu ứng của nỗi sợ đám đông chắc chắn đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng này.
Thứ ba, 2012 cũng đánh dấu “cuộc cách mạng” nhân sự cao cấp tại Techcombank, bằng sự kiện lần đầu tiên có Tổng giám đốc là người nước ngoài, và sau đó là loạt vị trí quản trị và điều hành. Cùng đó, ngân hàng thực hiện chiến lược hoạt động mới với sự tư vấn của McKinseys…
Trước khi những thay đổi trọng yếu đó đi vào quỹ đạo dự tính, hẳn kết quả hoạt động chịu sự sóc nẩy bước đầu ngoài mong muốn.
Phần lớn những nguyên nhân trên thuộc về bối cảnh chung. Nhưng so sánh với những thành viên trong nhóm dẫn đầu hệ thống, dường như Techcombank dễ bị tổn thương hơn trước khó khăn (ngoại trừ ACB gắn với sự cố đặc biệt)?
Trả lời câu hỏi trên, ông Vikesh Mirani, Giám đốc Tài chính tập đoàn của Techcombank lại cho rằng: “Theo chúng tôi thấy thì ngược lại, Techcombank đã có những phản ứng tốt trước khó khăn kinh tế. Với những biện pháp căn bản và tức thì, ngân hàng đã đảm bảo được một bảng cân đối kế toán mạnh hơn”.
“Sẵn sàng giai đoạn tăng trưởng mới”
Điểm mà ông Vikesh Mirani nhấn mạnh là cuối 2013 Techcombank đã có được tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên 14%, cao hơn hẳn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (9%), cũng như cao hơn nhiều thành viên khác.
Ngân hàng cũng đã tập trung kiểm soát các khoản chi tùy ý, giảm được tỷ lệ chi phí/thu nhập 7 tháng đầu năm xuống còn 43% - được xem là sự cải thiện lớn về hiệu quả chi phí, là một yếu tố quan trọng giúp có được kết quả lợi nhuận khả quan.
Việc chủ động quản lý bảng cân đối kế toán cũng đã giúp tỷ lệ lãi cận biên thuần tăng 43 điểm cơ bản trong 6 tháng đầu năm nay, lên 3,63% để có được tăng trưởng thu nhập từ lãi tốt hơn. Và cũng là thế mạnh của Techcombank trên thị trường, chính sách tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã giúp nguồn thu nhập chủ yếu từ phí đã tăng lên hơn 77% trong nửa đầu năm nay...
Một níu kéo nổi bật trong những năm 2012-2013 là nợ xấu, khi Techcombank từng ghi nhận mức trên 5%, cũng đã từng bước được xử lý. Ông Vikesh Mirani cho biết, ngân hàng đã xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi rủi ro, áp dụng những quy chuẩn kiểm soát rủi ro mạnh. Cùng với việc giảm được về 3,55% đến 30/6/2014, tỷ lệ nợ xấu trên các khoản cho vay mới được vị lãnh đạo phụ trách tài chính này nhấn mạnh ở mức độ “vô cùng thấp”, chỉ ở mức 0,6%.
Đó là những yếu tố cơ bản tạo nên kết quả hoạt động khả quan hơn của Techcombank thể hiện từ đầu năm đến nay, sau sự đứt gãy quãng 2012-2103.
“Techcombank đã tăng trưởng nhanh chóng và ấn tượng trong giai đoạn 2008-2011, rồi thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền tảng kinh doanh vững chắc trong giai đoạn 2012-2014. Bây giờ là thời điểm chúng tôi sẵn sàng chuyển tiếp sang giai đoạn tăng trưởng mới trên mọi khía cạnh”, ông Vikesh Mirani nói.
Với bảng cân đối kế toán được cho là mạnh hơn, lợi nhuận năm nay dự kiến sẽ tốt hơn nhiều so với hai năm trước, Techcombank đang gợi mở hướng trở lại vị thế của một ngân hàng ở top đầu.
Thị trường cũng đang dõi theo những bước đi của “Tech” - một ngân hàng thương mại từng là điển hình ấn tượng về tốc độ phát triển và hiệu quả hoạt động, dù bối cảnh khó khăn nói chung, như quyền Tổng giám đốc Đỗ Tuấn Anh nói ở trên, là chưa diễn ra nhiều như dự tính.
Tại buổi họp báo gần đây, ông Đỗ Tuấn Anh, quyền Tổng giám đốc Techcombank, cho biết các mục tiêu cơ bản về lợi nhuận, huy động, cho vay… đến hết tháng 7/2014 đã gần hoàn tất kế hoạch cả năm.
“Đây là những con số tốt theo kế hoạch đặt ra. Chúng tôi đã có sự cải thiện và cố gắng rất nhiều so với những khó khăn mà thị trường vẫn đang còn tồn tại. Sự kỳ vọng đầu năm về những biến chuyển của thị trường đến nay chưa diễn ra nhiều”, ông Tuấn Anh nói.
Từng dễ bị tổn thương?
Về lợi nhuận, 955 tỷ đồng sau 7 tháng đầu năm nay hé mở một sự trở lại của đầu tàu một thời, khi đã vượt mức 878 tỷ đồng của cả năm 2013 và gần chạm mức 1.018 tỷ đồng của 2012.
2012 và 2013 cũng là quãng thời gian đặc biệt trong lịch sử 20 năm của ngân hàng này. Đó là một sự đứt gãy gây sốc về lợi nhuận. Techcombank, thành viên từng dẫn đầu con đường hạng nhất của khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam một cách toàn diện, có lợi nhuận sụt giảm mạnh một cách chóng vánh đến… khó hiểu. Bởi những năm liền trước, các kỷ lục 2.000, 3.000 rồi 4.000 tỷ đồng liên tiếp bị phá.
Có thể liệt ra một số nguyên nhân cơ bản về sự đứt gãy đó.
Thứ nhất, hậu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn; sức khỏe nhiều doanh nghiệp sa sút; hàng tồn kho liên tục tăng cao; nợ xấu dâng lên và diễn biến phức tạp. Techcombank không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Thứ hai, tạm gọi là hiệu ứng của nỗi sợ đám đông. Năm 2012, khi mà lợi nhuận trước thuế từ 4.221 tỷ đồng năm 2011 xuống chỉ còn 1.018 tỷ đồng, cú rơi của Techcombank trở nên sâu sắc trong mắt công chúng.
Đó là năm đặc biệt. Hoạt động ngân hàng có quá nhiều khó khăn và bất ổn bởi những tin đồn có sức ảnh hưởng lớn, cùng với sự cố pháp lý chấn động xẩy ra tại ACB… Techcombank cũng từng là một điểm ngắm của tin đồn ác ý. Trong bối cảnh đó, hiệu ứng của nỗi sợ đám đông chắc chắn đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng này.
Thứ ba, 2012 cũng đánh dấu “cuộc cách mạng” nhân sự cao cấp tại Techcombank, bằng sự kiện lần đầu tiên có Tổng giám đốc là người nước ngoài, và sau đó là loạt vị trí quản trị và điều hành. Cùng đó, ngân hàng thực hiện chiến lược hoạt động mới với sự tư vấn của McKinseys…
Trước khi những thay đổi trọng yếu đó đi vào quỹ đạo dự tính, hẳn kết quả hoạt động chịu sự sóc nẩy bước đầu ngoài mong muốn.
Phần lớn những nguyên nhân trên thuộc về bối cảnh chung. Nhưng so sánh với những thành viên trong nhóm dẫn đầu hệ thống, dường như Techcombank dễ bị tổn thương hơn trước khó khăn (ngoại trừ ACB gắn với sự cố đặc biệt)?
Trả lời câu hỏi trên, ông Vikesh Mirani, Giám đốc Tài chính tập đoàn của Techcombank lại cho rằng: “Theo chúng tôi thấy thì ngược lại, Techcombank đã có những phản ứng tốt trước khó khăn kinh tế. Với những biện pháp căn bản và tức thì, ngân hàng đã đảm bảo được một bảng cân đối kế toán mạnh hơn”.
“Sẵn sàng giai đoạn tăng trưởng mới”
Điểm mà ông Vikesh Mirani nhấn mạnh là cuối 2013 Techcombank đã có được tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên 14%, cao hơn hẳn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (9%), cũng như cao hơn nhiều thành viên khác.
Ngân hàng cũng đã tập trung kiểm soát các khoản chi tùy ý, giảm được tỷ lệ chi phí/thu nhập 7 tháng đầu năm xuống còn 43% - được xem là sự cải thiện lớn về hiệu quả chi phí, là một yếu tố quan trọng giúp có được kết quả lợi nhuận khả quan.
Việc chủ động quản lý bảng cân đối kế toán cũng đã giúp tỷ lệ lãi cận biên thuần tăng 43 điểm cơ bản trong 6 tháng đầu năm nay, lên 3,63% để có được tăng trưởng thu nhập từ lãi tốt hơn. Và cũng là thế mạnh của Techcombank trên thị trường, chính sách tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã giúp nguồn thu nhập chủ yếu từ phí đã tăng lên hơn 77% trong nửa đầu năm nay...
Một níu kéo nổi bật trong những năm 2012-2013 là nợ xấu, khi Techcombank từng ghi nhận mức trên 5%, cũng đã từng bước được xử lý. Ông Vikesh Mirani cho biết, ngân hàng đã xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi rủi ro, áp dụng những quy chuẩn kiểm soát rủi ro mạnh. Cùng với việc giảm được về 3,55% đến 30/6/2014, tỷ lệ nợ xấu trên các khoản cho vay mới được vị lãnh đạo phụ trách tài chính này nhấn mạnh ở mức độ “vô cùng thấp”, chỉ ở mức 0,6%.
Đó là những yếu tố cơ bản tạo nên kết quả hoạt động khả quan hơn của Techcombank thể hiện từ đầu năm đến nay, sau sự đứt gãy quãng 2012-2103.
“Techcombank đã tăng trưởng nhanh chóng và ấn tượng trong giai đoạn 2008-2011, rồi thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền tảng kinh doanh vững chắc trong giai đoạn 2012-2014. Bây giờ là thời điểm chúng tôi sẵn sàng chuyển tiếp sang giai đoạn tăng trưởng mới trên mọi khía cạnh”, ông Vikesh Mirani nói.
Với bảng cân đối kế toán được cho là mạnh hơn, lợi nhuận năm nay dự kiến sẽ tốt hơn nhiều so với hai năm trước, Techcombank đang gợi mở hướng trở lại vị thế của một ngân hàng ở top đầu.
Thị trường cũng đang dõi theo những bước đi của “Tech” - một ngân hàng thương mại từng là điển hình ấn tượng về tốc độ phát triển và hiệu quả hoạt động, dù bối cảnh khó khăn nói chung, như quyền Tổng giám đốc Đỗ Tuấn Anh nói ở trên, là chưa diễn ra nhiều như dự tính.