Gộp sổ đỏ, sổ hồng: “Sự đổi vai kỳ lạ”
Vấn đề gộp sổ đỏ, sổ hồng lại thêm một lần làm "nóng" nghị trường, khi vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều
Phát biểu sau cùng tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, sáng 8/6, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết ngỡ ngàng thốt lên rằng đã có “sự đổi vai kỳ lạ”.
“Đại biểu của dân nói ngược với nguyện vọng của dân, còn đại diện cơ quan hành pháp thì lại thể hiện đúng nguyện vọng của dân”, nhận xét này được ông Thuyết rút ra sau khi đã nghe 25 ý kiến thảo luận về dự thảo luật, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật Nhà ở để quy định thống nhất việc cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như tinh thần Nghị quyết 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội.
“Không thể đi ngược lại quyền lợi của dân”
Mới được bổ sung vào dự thảo luật, nên vấn đề gộp “sổ đỏ, sổ hồng” được nhiều vị đại biểu quan tâm, thảo luận sôi nổi. Bên cạnh một số ý kiến khẳng định sự cần thiết phải thống nhất hai loại giấy này, cũng có một số ý kiến ngược lại.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hòa (Bắc Ninh) nhận xét “việc tồn tại hai loại giấy là phù hợp với tình trạng nhà, đất hiện nay”. Đại biểu Trần Văn Thức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho rằng nên sử dụng hai giấy như hiện nay, đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất thì phù hợp hơn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên phát biểu, nếu đại biểu có ý kiến như vậy là “lật lại Nghị quyết 07” của Quốc hội. Về một số ý kiến phê phán việc thống nhất một giấy chưa được thực hiện nghiêm túc, ông cho biết, sau khi có Nghị quyết 07 thì bộ và Chính phủ đã tiến hành 8 buổi họp để bàn xung quanh việc này, nhưng cuối cùng thấy rằng vướng luật. Bởi vì Luật Nhà ở, Luật Đất đai đều quy định rất cụ thể về tên của hai giấy này cũng khác nhau, nội dung bên trong cũng khác nhau, cơ quan triển khai thực hiện cũng khác nhau và chế tài cũng khác nhau.
Chính phủ thấy như vậy phải sửa luật và không thể nào ra nghị định được. Lúc đó có một sáng kiến đưa ra là đưa toàn bộ những nội dung sửa này vào Luật Đăng ký bất động sản và chờ luật này trình ra Quốc hội. Nhưng khi trình ra Thường vụ Quốc hội thì không được thông qua. “Như vậy công việc của hai giấy và một giấy lại bị dừng lại”, ông Nguyên nói.
Theo ông thì “Chính phủ cũng chỉ đạo rất quyết liệt, rất quyết tâm để làm sao mà thống nhất một sổ và đây cũng là nguyện vọng của người dân”.Ông Nguyên cũng cho rằng việc sửa như dự thảo luật cũng không có gì là phức tạp và gấp gáp, vì đã được chuẩn bị chu đáo rồi.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng bày tỏ sự đồng tình cao với việc sửa đổi về thống nhất cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo ông, điều sửa đổi này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự cũng nói rằng chỉ khi đăng ký rồi thì mới có hiệu lực pháp lý, khi đăng ký rồi mới được thừa nhận quyền sử dụng đất, ông Cường nhấn mạnh.
Theo ông, giấy chứng nhận hiện nay đang rất nhiều tồn tại làm ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xây dựng cơ bản, đến quyền lợi của các nhà đầu tư kể cả doanh nghiệp, kể cả cá nhân. Nên việc đơn giản hóa thủ tục này ở trong dự án luật về xây dựng cơ bản là mang tính đột phá
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết “tha thiết đề nghị các đại biểu cân nhắc đến nguyện vọng của nhân dân” vì cử tri đều có nguyện vọng về chuyện một sổ. Không phân biệt sổ đỏ, sổ hồng nữa. Nếu bây giờ các đại biểu Quốc hội lại quyết định đi ngược lại với ý kiến cử tri thì chúng ta rất khó giải thích với cử tri và thực sự chúng ta không bảo vệ được quyền lợi của cử tri, ông nói.
Thuận lợi thì ít, rủi ro thì nhiều
Bảo vệ môi trường là một trong 6 luật được sửa đổi tại dự án luật này.Theo quy định hiện hành thì báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Còn theo dự thảo luật thì “tùy theo quy mô và tính chất của dự án, dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời với Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc trước khi khởi công xây dựng theo quy định của Chính phủ.”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Nghiêm Vũ Khải phân tích, việc sửa đổi này nghe qua thì có vẻ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng thực chất sẽ dến đến rủi ro cho doanh nghiệp nhiều hơn.
Nếu quy định như dự thảo luật sửa đổi thì doanh nghiệp có thể đã nhận được quyết định giấy phép đầu tư nhưng chưa được phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Và nếu sau đó không được phê duyệt thì những gì chi phí trước đó của doanh nghiệp thì không biết ai sẽ bù đắp? ông Khải phân tích.
“Như vậy việc sửa đổi lần này không tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bao nhiêu mà chính tạo ra những rủi ro, tạo thói quen làm trước báo cáo sau”.
Quan điểm “quy định như luật hiện hành là hợp lý” của ông Khải nhận đươc nhiều ý kiến đồng tình. Theo đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) thì đã đến lúc cần phải lựa chọn các dự án chứ không phải thu hút đầu tư với bất kỳ giá nào. Trong đó lựa chọn vấn đề môi trường là vấn đề quan trọng trước hết. Bởi vì nhiều dự án hiện nay nếu cộng tiền thu thuế lại chưa chắc đã khôi phục được tình hình môi trường”
Vị đại biểu này đề nghị phải phải giữ nguyên là báo cáo tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Những dự án một số lĩnh vực ít gây tác động môi trường Chính phủ quy định để rút gọn trình tự thủ tục về báo cáo tác động môi trường, như thế sẽ chặt chẽ và phù hợp.
Bên cạnh các điều khoản cụ thể, nhiều đại biểu tó ý lo ngại về tính khả thi của dự luật khi phạm vi điều chỉnh quá rộng, 1 luật sửa 6 luật với gần 100 điều, thời gian trình Quốc hội quá cập rập, đại biểu không thể nghiên cứu kỹ để đóng góp ý kiến cho xác đáng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đề nghị “chưa vội thông qua tại kỳ họp này” để bàn kỹ, tránh chuyện luật ban hành rồi, nhưng không thực hiện, cuối cùng lại đổ tại Quốc hội.
“Đại biểu của dân nói ngược với nguyện vọng của dân, còn đại diện cơ quan hành pháp thì lại thể hiện đúng nguyện vọng của dân”, nhận xét này được ông Thuyết rút ra sau khi đã nghe 25 ý kiến thảo luận về dự thảo luật, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật Nhà ở để quy định thống nhất việc cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như tinh thần Nghị quyết 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội.
“Không thể đi ngược lại quyền lợi của dân”
Mới được bổ sung vào dự thảo luật, nên vấn đề gộp “sổ đỏ, sổ hồng” được nhiều vị đại biểu quan tâm, thảo luận sôi nổi. Bên cạnh một số ý kiến khẳng định sự cần thiết phải thống nhất hai loại giấy này, cũng có một số ý kiến ngược lại.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hòa (Bắc Ninh) nhận xét “việc tồn tại hai loại giấy là phù hợp với tình trạng nhà, đất hiện nay”. Đại biểu Trần Văn Thức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho rằng nên sử dụng hai giấy như hiện nay, đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất thì phù hợp hơn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên phát biểu, nếu đại biểu có ý kiến như vậy là “lật lại Nghị quyết 07” của Quốc hội. Về một số ý kiến phê phán việc thống nhất một giấy chưa được thực hiện nghiêm túc, ông cho biết, sau khi có Nghị quyết 07 thì bộ và Chính phủ đã tiến hành 8 buổi họp để bàn xung quanh việc này, nhưng cuối cùng thấy rằng vướng luật. Bởi vì Luật Nhà ở, Luật Đất đai đều quy định rất cụ thể về tên của hai giấy này cũng khác nhau, nội dung bên trong cũng khác nhau, cơ quan triển khai thực hiện cũng khác nhau và chế tài cũng khác nhau.
Chính phủ thấy như vậy phải sửa luật và không thể nào ra nghị định được. Lúc đó có một sáng kiến đưa ra là đưa toàn bộ những nội dung sửa này vào Luật Đăng ký bất động sản và chờ luật này trình ra Quốc hội. Nhưng khi trình ra Thường vụ Quốc hội thì không được thông qua. “Như vậy công việc của hai giấy và một giấy lại bị dừng lại”, ông Nguyên nói.
Theo ông thì “Chính phủ cũng chỉ đạo rất quyết liệt, rất quyết tâm để làm sao mà thống nhất một sổ và đây cũng là nguyện vọng của người dân”.Ông Nguyên cũng cho rằng việc sửa như dự thảo luật cũng không có gì là phức tạp và gấp gáp, vì đã được chuẩn bị chu đáo rồi.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng bày tỏ sự đồng tình cao với việc sửa đổi về thống nhất cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo ông, điều sửa đổi này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự cũng nói rằng chỉ khi đăng ký rồi thì mới có hiệu lực pháp lý, khi đăng ký rồi mới được thừa nhận quyền sử dụng đất, ông Cường nhấn mạnh.
Theo ông, giấy chứng nhận hiện nay đang rất nhiều tồn tại làm ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xây dựng cơ bản, đến quyền lợi của các nhà đầu tư kể cả doanh nghiệp, kể cả cá nhân. Nên việc đơn giản hóa thủ tục này ở trong dự án luật về xây dựng cơ bản là mang tính đột phá
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết “tha thiết đề nghị các đại biểu cân nhắc đến nguyện vọng của nhân dân” vì cử tri đều có nguyện vọng về chuyện một sổ. Không phân biệt sổ đỏ, sổ hồng nữa. Nếu bây giờ các đại biểu Quốc hội lại quyết định đi ngược lại với ý kiến cử tri thì chúng ta rất khó giải thích với cử tri và thực sự chúng ta không bảo vệ được quyền lợi của cử tri, ông nói.
Thuận lợi thì ít, rủi ro thì nhiều
Bảo vệ môi trường là một trong 6 luật được sửa đổi tại dự án luật này.Theo quy định hiện hành thì báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Còn theo dự thảo luật thì “tùy theo quy mô và tính chất của dự án, dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời với Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc trước khi khởi công xây dựng theo quy định của Chính phủ.”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Nghiêm Vũ Khải phân tích, việc sửa đổi này nghe qua thì có vẻ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng thực chất sẽ dến đến rủi ro cho doanh nghiệp nhiều hơn.
Nếu quy định như dự thảo luật sửa đổi thì doanh nghiệp có thể đã nhận được quyết định giấy phép đầu tư nhưng chưa được phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Và nếu sau đó không được phê duyệt thì những gì chi phí trước đó của doanh nghiệp thì không biết ai sẽ bù đắp? ông Khải phân tích.
“Như vậy việc sửa đổi lần này không tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bao nhiêu mà chính tạo ra những rủi ro, tạo thói quen làm trước báo cáo sau”.
Quan điểm “quy định như luật hiện hành là hợp lý” của ông Khải nhận đươc nhiều ý kiến đồng tình. Theo đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) thì đã đến lúc cần phải lựa chọn các dự án chứ không phải thu hút đầu tư với bất kỳ giá nào. Trong đó lựa chọn vấn đề môi trường là vấn đề quan trọng trước hết. Bởi vì nhiều dự án hiện nay nếu cộng tiền thu thuế lại chưa chắc đã khôi phục được tình hình môi trường”
Vị đại biểu này đề nghị phải phải giữ nguyên là báo cáo tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Những dự án một số lĩnh vực ít gây tác động môi trường Chính phủ quy định để rút gọn trình tự thủ tục về báo cáo tác động môi trường, như thế sẽ chặt chẽ và phù hợp.
Bên cạnh các điều khoản cụ thể, nhiều đại biểu tó ý lo ngại về tính khả thi của dự luật khi phạm vi điều chỉnh quá rộng, 1 luật sửa 6 luật với gần 100 điều, thời gian trình Quốc hội quá cập rập, đại biểu không thể nghiên cứu kỹ để đóng góp ý kiến cho xác đáng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đề nghị “chưa vội thông qua tại kỳ họp này” để bàn kỹ, tránh chuyện luật ban hành rồi, nhưng không thực hiện, cuối cùng lại đổ tại Quốc hội.