Hơn 4.000 ha lúa, cây trồng tại Thanh Hóa bị ngập úng, đổ gãy

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Chia sẻ

Mưa lũ những ngày qua đã gậy thiệt hại nặng nề cho tỉnh Thanh Hóa, hiện ngành chức năng tỉnh này đang khẩn trương chỉ đạo khắc phục hậu quả sau mưa lũ...

Cánh đồng lúa chìm trong nước tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành.
Cánh đồng lúa chìm trong nước tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành.

Chủ động ứng phó với mưa lũ, các huyện trong tỉnh Thanh Hóa đã sơ tán 1.012 hộ, 4.184 khẩu dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng đến nơi an toàn và đến thời điểm này có 307 hộ với 1.196 khẩu đã trở về nơi ở cũ.

Qua tổng hợp, cập nhật, lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 289 nhà ở bị thiệt hại, 3.107ha lúa, 1.120ha cây trồng hằng năm bị ngập úng, đổ gãy; 10 điểm trường bị ảnh hưởng, 28 cây cột điện hạ thế bị đổ, gãy, 1,8km bờ sông, bờ suối bị sạt lở... Ngập đường, tràn cục bộ, sạt lở ta-luy, sa bồi mặt đường, sụt lún, nứt mặt đường phát sinh trên nhiều tuyến quốc lộ, đường tỉnh, hệ thống giao thông nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo, triển khai kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu.

Các Công ty khai thác công trình thủy lợi tiếp tục thực hiện khẩn trương các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Công ty Điện lực Thanh Hóa có trách nhiệm cấp điện an toàn và liên tục cho các trạm bơm tiêu, cống tiêu.

Ngày 12/9, Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa phát đi bản tin cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên khu vực tỉnh Thanh Hóa.

Đến trưa cùng ngày, Thanh Hóa có 7 huyện nằm trong nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân. Các đơn vị khác như: Lang Chánh, Cẩm Thủy, Như Thanh, Như Xuân đang ở mức nguy cơ cao xảy ra các hình thức thiên tai nói trên.

Các địa phương, đơn vị liên quan và người dân cần chủ động các phương án bảo đảm an toàn, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Ngày 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra tình trạng sạt lở Đường tỉnh 519 đoạn qua thị trấn Thường Xuân. Ảnh Hải Đăng
Ngày 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra tình trạng sạt lở Đường tỉnh 519 đoạn qua thị trấn Thường Xuân. Ảnh Hải Đăng

Trước những thiệt hại do mưa bão gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện, triển khai nhanh công tác khắc phục hậu quả. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: cứu chữa miễn phí cho người bị thương; tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ phải đi sơ tán/di dời; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở; tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở.

Huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục nhanh các nhà ở bị thiệt hại do thiên tai. Thực hiện nghiêm việc tuần tra, canh gác và hộ đê theo quy định, nhất là các tuyến đê sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn, sông Cầu Chày.

Chủ động huy động nguồn lực của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để khẩn trương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, khẩn trương khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, thống kê, cập nhật đầy đủ, chính xác tình hình thiệt hại do bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra, báo cáo kịp thời về 3 Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh.

Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã điều động hơn 8.000 lượt cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ nhân dân ứng phó, khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con