Tiêu điểm công nghệ: Tim Cook bị bất ngờ
Màn "chọi" trứng có một không hai ở iStore Bắc Kinh không chỉ khiến CEO Apple ngạc nhiên, mà còn làm các trang công nghệ phát sốt
Điều mà Giám đốc điều hành (CEO) Apple, ông Tim Cook, không ngờ tới là nhu cầu tiêu thụ chiếc điện thoại iPhone 4S tại thị trường đông dân Trung Quốc lại mạnh mẽ đến như vậy.
Tuy nhiên, không chỉ Cook cảm thấy bất ngờ, những tin tức về màn "mưa trứng" được các tín đồ quả táo tại Trung Quốc "tặng" cho cửa hàng iStore tại Bắc Kinh trong ngày mở bán iPhone 4S cũng khiến nhiều trang công nghệ thấy kinh ngạc.
Màn "chọi" trứng có một không hai
Tin tức từ Trung Quốc cho biết, hàng trăm người "hâm mộ" quả táo ở nước này đã giận dữ nhấn chìm cửa hàng Apple tại Bắc Kinh bằng trứng gà và hỗn chiến với cảnh sát khi iPhone 4S không được bán đúng lịch trình. Ban đầu, Apple vẫn có ý định phân phối iPhone 4S đúng thời gian đã định. Tại các cửa hàng đại lý của Apple tại Trung Quốc, hàng nghìn người đã bất chấp giá rét tới chờ đợi để được mua đầu tiên.
Tuy nhiên, ngày bán hàng chính thức đầu tiên đã bị thất bại thảm hại tại cửa hàng Apple Sanlitun (Bắc Kinh). Apple tuyên bố sẽ tạm dừng mọi hoạt động bán lẻ mẫu iPhone 4S mới nhất tại Trung Quốc nhưng khách hàng vẫn có thể đặt hàng trực tuyến thông qua đối tác China Unicom hoặc các đại lí chính thức của Apple.
Ẩu đả xảy ra ngay trước bình minh giữa nhân viên an ninh và người mua hàng. Cảnh sát đã được huy động để giải tán đám đông đang hỗn loạn. Một số bức ảnh xuất hiện trên các trang công nghệ cho thấy một người đàn ông càm theo túi trứng và phân phát cho mọi người để ném chúng vào các cửa sổ của đại lý Apple tại Bắc Kinh. Hãng tin Reuters dẫn lời một thanh niên cho hay, “chúng tôi đã phải chịu đựng cơn rét và cơn đói. Họ nói không bán cho chúng tôi. Tại sao?”.
Trong bài phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, CEO Tim Cook đã nói, "tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều cảm thấy ngạc nhiên" về nhu cầu sở hữu điện thoại iPhone 4S ở Trung Quốc. Còn trong tuyên bố lý do ngừng bán iPhone 4S tại Trung Quốc của Apple thì viết rằng, “nhu cầu mua iPhone 4S quá sức tưởng tượng và cửa hàng Apple tại Trung Quốc đã bán hết sạch hàng. Vì lượng người xếp hàng quá đông nên chúng tôi đã không thể mở cửa hàng tại Sanlitun. Và để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng và các nhân viên, Apple quyết định sẽ tạm thời dừng bán iPhone 4S tại các cửa hàng bán lẻ ở Bắc Kinh và Thượng Hải.””.
CES 2012 cũng gây bất ngờ
Có vẻ như tuần qua, giới công nghệ không chỉ được chứng kiến một sự bất ngờ ở Trung Quốc với mẫu iPhone 4S, mà còn ở cả Triển lãm điện tử tiêu dùng 2012 (CES 2012) diễn ra tại thành phố Las Vegas, Mỹ. Mặc dù bị giới phê bình hết lời chê rằng hào quang của CES đang dần biến mất, song cuộc triển lãm năm nay đã gây ra một hiệu ứng đặc biệt, tới chính Ban tổ chức cũng cảm thấy ngạc nhiên, đó là CES 2012 là triển lãm thu hút nhiều người đến xem nhất từ trước đến nay, tăng 10% so với năm ngoái.
Theo thống kê CES 2012 đã đón tiếp khoảng hơn 153.000 khách thăm quan, con số này vào năm 2011 là khoảng 140.000, tăng 9,3% so với năm ngoái. Ban tổ chức cũng cho biết đây là triển lãm lớn nhất từ trước đến nay với 1/5 doanh nghiệp tham gia là các doanh nghiệp ngoài nước Mỹ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia cũng tăng 15% so với năm ngoái.
“Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng 2012 có thể coi là một hiện tượng trong lịch sử của CES từ trước đến nay, với nhiều công nghệ hấp dẫn chưa từng có. Điểm nổi bật của CES 2012 là sự hôi tụ của các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất ở khắp mọi nơi trên thế giới. CES cũng đã thể hiện sự năng động và cải tiến không ngừng của ngành công nghiệp công nghệ tiêu dùng sẽ ước đạt doanh số 1 tỉ tỉ USD trong năm nay”, Gary Shapiro, Giám đốc hiệp hội hàng điện tử tiêu dùng khẳng định.
Apple lại bị vố đau
Trong khi iPhone 4S nhận được sự đón chào nồng nhiệt quá mức tại Trung Quốc, thì tại Mỹ, Apple lại một phen méo mặt với quyết định của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) trong vụ kiện bằng sáng chế. Theo thông báo của Motorola Mobility, hãng này đã giành được quyết định sơ bộ có lợi từ phía ITC. Motorola Mobility cho biết, thẩm phán của ITC đã tuyên phán quyết ban đầu nói rằng Motorola không hề vi phạm bất kỳ bằng sáng chế nào trong danh sách ba bằng sáng chế mà Apple liệt kê ra.
Trước đó, vào đầu tháng 11 năm ngoái, Motorola Mobility cũng từng thắng kiện Apple tại Đức, trong vụ kiện bằng sáng chế tương tự. Chiến thắng mới nhất mà Motorola Mobility vừa giành được trước nhà sản xuất iPhone và iPad được xem là tiền đề để tập đoàn mẹ tương lai của Motorola Mobility là Google tiếp tục “chiến đấu” với Apple.
Trước đó, “gã khổng lồ tìm kiếm” từng tuyên bố, một trong những lý do chính khiến họ quyết định bỏ ra 12,5 tỷ USD để thâu tóm Motorola Mobility là nhằm mục đích tận dụng kho bằng sáng chế phong phú của hãng điện thoại này làm “vũ khí” đối đầu với những đối thủ sừng sỏ như Apple hay Microsoft. Hiện nay, trên đất Mỹ, Motorola Mobility và Apple đang “không ai nhường ai” trong cuộc chiến pháp lý căng thẳng, với nhiều đơn kiện được nộp qua lại ở cả tòa án liên bang cũng như ITC.
Google, Facebook "đồng bệnh"
Số phận của Google và Facebook trong tuần qua cũng không khá hơn Apple bao nhiêu, khi Chính phủ Ấn Độ đã cho phép khởi tố 21 công ty Internet gồm cả hai công ty Mỹ trên trong một vụ án liên quan đến các nội dung khiêu dâm được đăng tải trên Internet. Dự kiến, giám đốc của những công ty nói trên sẽ phải ra trước tòa trong một phiên xét xử ở New Delhi để làm rõ những cáo buộc nghiêm trọng như kích động thù hằn tôn giáo và gây bất hòa trong xã hội.
Một nguồn tin giấu tên ở Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này đã chấp thuận khởi tố các công ty trên. Hiện thời, các doanh nghiệp bị kiện đã nộp một kiến nghị lên Tòa án Tối cao ở New Delhi để tìm cách trì hoãn vụ án của họ tại tòa án cấp thấp hơn. Dự kiến kiến nghị này sẽ được xem xét vào ngày 16/1.
Vụ án hình sự chống lại những công ty nói trên ban đầu do nhà báo Vinayy Rai phát động. Ông này khiếu nại rằng những trang web của các công ty trên chịu trách nhiệm về những tài liệu khiêu dâm và chứa đựng nội dung không lành mạnh do người dùng tải lên. Ông này cũng cho rằng các trang web đã vi phạm luật pháp được chế định để duy trì sự hòa hợp tôn giáo ở Ấn Độ. Tội này nghiêm trọng hơn và đòi hỏi phải được chính phủ chấp thuận để đưa ra tòa.
Dân số Facebook sẽ chạm vạch 1 tỷ
Mặc dù có khả năng phải đối mặt với vụ kiện tụng tại Ấn Độ, song Facebook vẫn có thể mừng bởi theo dự báo mới nhất của chuyên gia phân tích Gregory Lyons thuộc hãng iCrossing, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, đến tháng 8 tới, mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ đạt 1 tỷ thành viên trên toàn cầu. Con số này thực tế không quá xa vời, bởi hồi tháng 9 năm ngoái, Facebook đã thông báo về tổng lượng người dùng đạt cột mốc 800 triệu.
Chuyên gia phân tích Lyons cho rằng, sức tăng trưởng của Facebook tại Mỹ và Anh đã chậm lại, thậm chí đứng yên tại chỗ, song làn sóng Facebook đang lan rộng với cường độ mạnh ở các nước mới nổi như Ấn Độ hay Brazil. Nhờ đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ sớm lập được kỷ lục mới về số thành viên.
“Hiện lượng người dùng Facebook ở Ấn Độ mới chỉ chiếm 3% dân số, trong khi tại Brazil là 16%. Như vậy, số thành viên Facebook tại hai quốc gia này còn ít hơn nhiều so với Mỹ (49%) hay Anh (47%). Tuy nhiên, lượng người dùng Facebook ở Ấn Độ và Brazil, cũng như nhiều quốc gia khác, đang ngày càng tăng lên. Do đó, chắc chắn sức tăng trưởng tiếp theo của Facebook sẽ phụ thuộc nhiều vào những thị trường mới như vậy”, nhà phân tích của iCrossing khẳng định.
Tuy nhiên, không chỉ Cook cảm thấy bất ngờ, những tin tức về màn "mưa trứng" được các tín đồ quả táo tại Trung Quốc "tặng" cho cửa hàng iStore tại Bắc Kinh trong ngày mở bán iPhone 4S cũng khiến nhiều trang công nghệ thấy kinh ngạc.
Màn "chọi" trứng có một không hai
Tin tức từ Trung Quốc cho biết, hàng trăm người "hâm mộ" quả táo ở nước này đã giận dữ nhấn chìm cửa hàng Apple tại Bắc Kinh bằng trứng gà và hỗn chiến với cảnh sát khi iPhone 4S không được bán đúng lịch trình. Ban đầu, Apple vẫn có ý định phân phối iPhone 4S đúng thời gian đã định. Tại các cửa hàng đại lý của Apple tại Trung Quốc, hàng nghìn người đã bất chấp giá rét tới chờ đợi để được mua đầu tiên.
Tuy nhiên, ngày bán hàng chính thức đầu tiên đã bị thất bại thảm hại tại cửa hàng Apple Sanlitun (Bắc Kinh). Apple tuyên bố sẽ tạm dừng mọi hoạt động bán lẻ mẫu iPhone 4S mới nhất tại Trung Quốc nhưng khách hàng vẫn có thể đặt hàng trực tuyến thông qua đối tác China Unicom hoặc các đại lí chính thức của Apple.
Ẩu đả xảy ra ngay trước bình minh giữa nhân viên an ninh và người mua hàng. Cảnh sát đã được huy động để giải tán đám đông đang hỗn loạn. Một số bức ảnh xuất hiện trên các trang công nghệ cho thấy một người đàn ông càm theo túi trứng và phân phát cho mọi người để ném chúng vào các cửa sổ của đại lý Apple tại Bắc Kinh. Hãng tin Reuters dẫn lời một thanh niên cho hay, “chúng tôi đã phải chịu đựng cơn rét và cơn đói. Họ nói không bán cho chúng tôi. Tại sao?”.
Trong bài phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, CEO Tim Cook đã nói, "tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều cảm thấy ngạc nhiên" về nhu cầu sở hữu điện thoại iPhone 4S ở Trung Quốc. Còn trong tuyên bố lý do ngừng bán iPhone 4S tại Trung Quốc của Apple thì viết rằng, “nhu cầu mua iPhone 4S quá sức tưởng tượng và cửa hàng Apple tại Trung Quốc đã bán hết sạch hàng. Vì lượng người xếp hàng quá đông nên chúng tôi đã không thể mở cửa hàng tại Sanlitun. Và để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng và các nhân viên, Apple quyết định sẽ tạm thời dừng bán iPhone 4S tại các cửa hàng bán lẻ ở Bắc Kinh và Thượng Hải.””.
CES 2012 cũng gây bất ngờ
Có vẻ như tuần qua, giới công nghệ không chỉ được chứng kiến một sự bất ngờ ở Trung Quốc với mẫu iPhone 4S, mà còn ở cả Triển lãm điện tử tiêu dùng 2012 (CES 2012) diễn ra tại thành phố Las Vegas, Mỹ. Mặc dù bị giới phê bình hết lời chê rằng hào quang của CES đang dần biến mất, song cuộc triển lãm năm nay đã gây ra một hiệu ứng đặc biệt, tới chính Ban tổ chức cũng cảm thấy ngạc nhiên, đó là CES 2012 là triển lãm thu hút nhiều người đến xem nhất từ trước đến nay, tăng 10% so với năm ngoái.
Theo thống kê CES 2012 đã đón tiếp khoảng hơn 153.000 khách thăm quan, con số này vào năm 2011 là khoảng 140.000, tăng 9,3% so với năm ngoái. Ban tổ chức cũng cho biết đây là triển lãm lớn nhất từ trước đến nay với 1/5 doanh nghiệp tham gia là các doanh nghiệp ngoài nước Mỹ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia cũng tăng 15% so với năm ngoái.
“Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng 2012 có thể coi là một hiện tượng trong lịch sử của CES từ trước đến nay, với nhiều công nghệ hấp dẫn chưa từng có. Điểm nổi bật của CES 2012 là sự hôi tụ của các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất ở khắp mọi nơi trên thế giới. CES cũng đã thể hiện sự năng động và cải tiến không ngừng của ngành công nghiệp công nghệ tiêu dùng sẽ ước đạt doanh số 1 tỉ tỉ USD trong năm nay”, Gary Shapiro, Giám đốc hiệp hội hàng điện tử tiêu dùng khẳng định.
Apple lại bị vố đau
Trong khi iPhone 4S nhận được sự đón chào nồng nhiệt quá mức tại Trung Quốc, thì tại Mỹ, Apple lại một phen méo mặt với quyết định của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) trong vụ kiện bằng sáng chế. Theo thông báo của Motorola Mobility, hãng này đã giành được quyết định sơ bộ có lợi từ phía ITC. Motorola Mobility cho biết, thẩm phán của ITC đã tuyên phán quyết ban đầu nói rằng Motorola không hề vi phạm bất kỳ bằng sáng chế nào trong danh sách ba bằng sáng chế mà Apple liệt kê ra.
Trước đó, vào đầu tháng 11 năm ngoái, Motorola Mobility cũng từng thắng kiện Apple tại Đức, trong vụ kiện bằng sáng chế tương tự. Chiến thắng mới nhất mà Motorola Mobility vừa giành được trước nhà sản xuất iPhone và iPad được xem là tiền đề để tập đoàn mẹ tương lai của Motorola Mobility là Google tiếp tục “chiến đấu” với Apple.
Trước đó, “gã khổng lồ tìm kiếm” từng tuyên bố, một trong những lý do chính khiến họ quyết định bỏ ra 12,5 tỷ USD để thâu tóm Motorola Mobility là nhằm mục đích tận dụng kho bằng sáng chế phong phú của hãng điện thoại này làm “vũ khí” đối đầu với những đối thủ sừng sỏ như Apple hay Microsoft. Hiện nay, trên đất Mỹ, Motorola Mobility và Apple đang “không ai nhường ai” trong cuộc chiến pháp lý căng thẳng, với nhiều đơn kiện được nộp qua lại ở cả tòa án liên bang cũng như ITC.
Google, Facebook "đồng bệnh"
Số phận của Google và Facebook trong tuần qua cũng không khá hơn Apple bao nhiêu, khi Chính phủ Ấn Độ đã cho phép khởi tố 21 công ty Internet gồm cả hai công ty Mỹ trên trong một vụ án liên quan đến các nội dung khiêu dâm được đăng tải trên Internet. Dự kiến, giám đốc của những công ty nói trên sẽ phải ra trước tòa trong một phiên xét xử ở New Delhi để làm rõ những cáo buộc nghiêm trọng như kích động thù hằn tôn giáo và gây bất hòa trong xã hội.
Một nguồn tin giấu tên ở Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này đã chấp thuận khởi tố các công ty trên. Hiện thời, các doanh nghiệp bị kiện đã nộp một kiến nghị lên Tòa án Tối cao ở New Delhi để tìm cách trì hoãn vụ án của họ tại tòa án cấp thấp hơn. Dự kiến kiến nghị này sẽ được xem xét vào ngày 16/1.
Vụ án hình sự chống lại những công ty nói trên ban đầu do nhà báo Vinayy Rai phát động. Ông này khiếu nại rằng những trang web của các công ty trên chịu trách nhiệm về những tài liệu khiêu dâm và chứa đựng nội dung không lành mạnh do người dùng tải lên. Ông này cũng cho rằng các trang web đã vi phạm luật pháp được chế định để duy trì sự hòa hợp tôn giáo ở Ấn Độ. Tội này nghiêm trọng hơn và đòi hỏi phải được chính phủ chấp thuận để đưa ra tòa.
Dân số Facebook sẽ chạm vạch 1 tỷ
Mặc dù có khả năng phải đối mặt với vụ kiện tụng tại Ấn Độ, song Facebook vẫn có thể mừng bởi theo dự báo mới nhất của chuyên gia phân tích Gregory Lyons thuộc hãng iCrossing, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, đến tháng 8 tới, mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ đạt 1 tỷ thành viên trên toàn cầu. Con số này thực tế không quá xa vời, bởi hồi tháng 9 năm ngoái, Facebook đã thông báo về tổng lượng người dùng đạt cột mốc 800 triệu.
Chuyên gia phân tích Lyons cho rằng, sức tăng trưởng của Facebook tại Mỹ và Anh đã chậm lại, thậm chí đứng yên tại chỗ, song làn sóng Facebook đang lan rộng với cường độ mạnh ở các nước mới nổi như Ấn Độ hay Brazil. Nhờ đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ sớm lập được kỷ lục mới về số thành viên.
“Hiện lượng người dùng Facebook ở Ấn Độ mới chỉ chiếm 3% dân số, trong khi tại Brazil là 16%. Như vậy, số thành viên Facebook tại hai quốc gia này còn ít hơn nhiều so với Mỹ (49%) hay Anh (47%). Tuy nhiên, lượng người dùng Facebook ở Ấn Độ và Brazil, cũng như nhiều quốc gia khác, đang ngày càng tăng lên. Do đó, chắc chắn sức tăng trưởng tiếp theo của Facebook sẽ phụ thuộc nhiều vào những thị trường mới như vậy”, nhà phân tích của iCrossing khẳng định.