Mỗi năm, đất xây dựng đô thị tăng hơn 38,5 nghìn ha

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Trong giai đoạn 10 năm qua, đất đô thị đã tăng thêm bình quân hơn 38,5 nghìn ha mỗi năm. Tuy nhiên, đất đô thị tăng phần lớn do các quyết định hành chính và nhanh hơn so với yêu cầu của phát triển kinh tế....

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.130,29 nghìn ha. Bình quân diện tích tự nhiên đạt 3.400 m2/người.

DIỆN TÍCH ĐẤT ĐÔ THỊ TĂNG

Cụ thể, nhóm đất nông nghiệp năm 2020 là 27.987,57 nghìn ha, tăng 1.761,18 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 176,12 nghìn ha/năm). Diện tích tăng tập trung chủ yếu vào đất rừng đặc dụng, rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản. Nhóm đất phi nông nghiệp có 3.930,94 nghìn ha (tăng 225,87 nghìn ha so với năm 2010), chiếm 11,87% diện tích tự nhiên. Hiện tại, cả nước còn 1.211,78 nghìn ha đất chưa sử dụng, chiếm 3,66 % diện tích tự nhiên, giảm 1.952,48 nghìn ha so với năm 2010…

Năm 2020 cả nước có 2.028,07 nghìn ha đất đô thị (theo địa giới hành chính phường, thị trấn), chiếm 6,12% tổng diện tích tự nhiên được phân bố tại 6 vùng trên cả nước.

 
Thời kỳ 2011-2020 diện tích đất đô thị tăng 385,65 nghìn ha, tập trung nhiều tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 122,74 nghìn ha; vùng Trung du miền núi phía Bắc 102,69 nghìn ha; vùng Đông Nam bộ 71,33 nghìn ha; vùng Tây Nguyên tăng 49,39 nghìn ha,...

Cụ thể, tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 348,34 nghìn ha, chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều tại các tỉnh như Hà Giang 34,48 ha; Cao Bằng 34,62 nghìn ha; Lào Cai 35,27 nghìn ha; Hòa Bình 30,07 nghìn ha,...

Vùng Đồng bằng sông Hồng có 329,53 nghìn ha, chiếm 0,99% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều tại Hà Nội 43,02 nghìn ha; Quảng Ninh 119,66 nghìn ha; Hải Phòng 34,42 nghìn ha; Hải Dương 39,47 nghìn ha,...

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có 505,66 nghìn ha, chiếm 1,53% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều tại Thanh Hóa 84,25 nghìn ha; Hà Tĩnh 39,67 nghìn ha; Thừa Thiên Huế 54,37 nghìn ha; Quảng Nam 57,55 nghìn ha,...

Vùng Tây nguyên có 244,88 nghìn ha, chiếm 0,74% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tại Gia Lai 47,77 nghìn ha; Đăk Lắk 40,75 nghìn ha, Đăk Nông 22,32 nghìn ha; Lâm Đồng 80,90 nghìn ha.

Vùng Đông Nam bộ có 274,69 nghìn ha, chiếm 0,83% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều tại Thành phố Hồ Chí Minh 59,95 nghìn ha, Bình Dương 68.04 nghìn ha, Đồng Nai 45.64 nghìn ha...

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 324,97 nghìn ha, chiếm 0,98% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều tại Long An 23,29 nghìn ha; An Giang 33,20 nghìn ha; Cần Thơ 47,25 nghìn ha,....

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thời kỳ 2011-2020 diện tích đất đô thị tăng 385,65 nghìn ha, tập trung nhiều tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 122,74 nghìn ha; vùng Trung du miền núi phía Bắc 102,69 nghìn ha; vùng Đông Nam bộ 71,33 nghìn ha; vùng Tây Nguyên tăng 49,39 nghìn ha,...

Theo tính toán, bình quân đất đô thị của cả nước là 530 m2/người nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Ví dụ như Tây Nguyên là 1.137 m2/người, Trung du và miền núi phía Bắc là 1.136 m2/người, Đồng bằng sông Cửu Long là 720 m2/người, trong khi ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 689 m2/người, Đồng bằng sông Hồng là 422 m2/người và Đông Nam Bộ chỉ 197 m2/người.

TỶ LỆ ĐẤT DÀNH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÒN THẤP

Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn 10 năm qua, đất đô thị đã tăng thêm bình quân hơn 38,5 nghìn ha mỗi năm. Điều này đã đã góp phần hình thành hệ thống mạng lưới đô thị phân bố tương đối hợp lý trên các vùng lãnh thổ cả nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhìn chung, diện tích đất xây dựng đô thị của cả nước tăng nhanh (gấp 1,25 lần so với năm 2010); bình quân đầu người 200 m2/người, cao hơn 1,07 lần so với chỉ tiêu cho năm 2010, cơ bản đạt được yêu cầu về mức bình quân diện tích đất đô thị trên người của một đô thị hiện đại.

Tuy nhiên, theo dự thảo báo cáo cáo, đất đô thị tăng phần lớn do các quyết định hành chính và nhanh hơn so với yêu cầu của phát triển kinh tế.

 
Về chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, dự thảo cho biết, tổng diện tích đất quy hoạch đô thị của cả nước năm 2030 là 2.953,85 nghìn ha (thuộc địa giới hành chính các phường, thị trấn và các khu đô thị mới thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tăng 925,78 nghìn ha so với năm 2020.

Về mặt cơ cấu sử dụng trong đất xây dựng đô thị, tỷ lệ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp (khoảng 31,14%). Đặc biệt tỷ lệ đất dành cho giao thông khoảng 16% đất xây dựng đô thị, trong khi yêu cầu tỷ lệ cần thiết phải là 20-25%. Đất cho giao thông tĩnh chỉ đạt <1%, trong khi yêu cầu phải đạt tối thiểu từ 3-3,5% diện tích đất xây dựng đô thị.

Bên cạnh đó, diện tích đất dành cho xây dựng các công trình cấp, thoát nước, tỷ lệ đất cây xanh đạt thấp so với tiêu chuẩn quy định, diện tích mặt nước (ao, hồ) trong nhiều đô thị bị suy giảm do san lấp xây dựng nhà ở. Diện tích đất sân chơi và các công trình công cộng khác còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu dân sinh…

Ngoài ra, bình quân đầu người đất ở trong đô thị có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng và các địa phương trong cả nước.

Dự thảo báo cáo cũng nêu ra thực trạng việc sử dụng đất ở còn chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả. Nhà ở chủ yếu theo hình thức chia lô, liền kề, nhà ống; trong khi nhà chung cư cao tầng còn chiếm tỷ lệ thấp. Diện tích nhà để xây dựng cho người có thu nhập thấp tại các khu đô thị lớn chưa đáp ứng được yêu cầu… Diện tích đất dành cho việc thu gom và xử lý chất thải còn thiếu. Thống kê chỉ có 21/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bãi chôn lấp rác được thiết kế, xây dựng hợp vệ sinh, còn lại chưa đáp ứng yêu cầu…

 
Về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025, dự thảo báo cáo cho biết, dự báo dân số cả nước đến năm 2025 xấp xỉ 100 triệu người, trong đó dân số sống ở đô thị 45 triệu người. Với mức bình quân đất đô thị như hiện nay, diện tích đất đô thị đến năm 2025 có 2.560,69 nghìn ha, chiếm 7,73% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 532,62 nghìn ha so với năm 2020; tập trung ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung,...

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con