“Samsung thống lĩnh thị trường smartphone Việt Nam”
Thị trường điện thoại di động của Việt Nam trong quý 2/2012 giảm 18% so với quý trước, nhưng vẫn đạt tăng trưởng hai con số
Theo kết quả khảo sát hàng quý của IDC châu Á - Thái Bình Dương, thị trường điện thoại di động của Việt Nam trong quý 2/2012 đã chứng kiến mức giảm tới 18% so với quý trước đó, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng hai con số, ở mức 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân dẫn tới mức sụt giảm mạnh này là do sức mua của người tiêu dùng tạm ngưng trong bối cảnh lạm phát và kinh tế khó khăn làm cản trở thu nhập. Số lượng điện thoại cơ bản đã giảm tới 20,3%, trong khi doanh số smartphone cũng giảm 4,1%, bất chấp việc người tiêu dùng tiếp tục chuyển sang dùng smartphone.
Tuy nhiên, "quá trình chuyển dịch từ phân khúc điện thoại cơ bản sang smartphone đã diễn ra một cách rất tích cực ở Việt Nam", ông Võ Lê Tâm Thanh chuyên viên phân tích thị trường thuộc nhóm nghiên cứu thiết bị người dùng của IDC Việt Nam cho hay.
Theo ông, do các hãng điện thoại thương hiệu Việt và Trung Quốc phải vật lộn để giành thị phần ở phân khúc điện thoại cơ bản đang bị Nokia thống trị, các hãng điện thoại này hiện đang chuyển sang phân khúc smartphone dòng thấp, vì người tiêu dùng đã nhanh chóng tận dụng giá smartphone đang giảm ở phân khúc này.
Ông Thanh cho biết thêm, khó khăn kinh tế hiện đã trở thành một rào cản đối với việc mua sắm của người tiêu dùng, nhưng thị trường smartphone có khả năng sẽ hồi phục mạnh trong nửa cuối năm 2012, do các hãng cung cấp nội địa ra mắt nhiều hơn các dòng smartphone giá phải chăng và các nhà mạng giảm giá dịch vụ 3G.
Cũng theo báo cáo của IDC, kết thúc quý 2/2012, Nokia vẫn dẫn đầu thị trường với doanh số chiếm 50% tổng doanh số điện thoại di động ở Việt Nam. Kết quả kinh doanh cua hãng điện thoại Phần Lan có được là nhờ sự thành công của các dòng bình dân, điện thoại hai SIM cùng với sự đón nhận tích cực đối với các mẫu Lumia.
Trong khi đó, các model bình dân của Samsung đã góp phần làm tăng tổng doanh số smartphone trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn nhạy cảm về giá và tỏ ra thận trọng trước các điều kiện kinh tế khó khăn. Kết quả lạc quan trong phân khúc này giúp Samsung tiếp tục thống trị thị trường smartphone Việt Nam.
Một điều đáng chú ý khác trong kết quả khảo sát mới nhất của IDC châu Á - Thái Bình Dương là nhà mạng Vinaphone đã chạy đua vào top 3, bằng việc giới thiệu một số lượng lớn các mẫu di động mới trong quý, nhằm đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường tại những khu vực mà họ vốn đã thống trị ở thị trường Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn tới mức sụt giảm mạnh này là do sức mua của người tiêu dùng tạm ngưng trong bối cảnh lạm phát và kinh tế khó khăn làm cản trở thu nhập. Số lượng điện thoại cơ bản đã giảm tới 20,3%, trong khi doanh số smartphone cũng giảm 4,1%, bất chấp việc người tiêu dùng tiếp tục chuyển sang dùng smartphone.
Tuy nhiên, "quá trình chuyển dịch từ phân khúc điện thoại cơ bản sang smartphone đã diễn ra một cách rất tích cực ở Việt Nam", ông Võ Lê Tâm Thanh chuyên viên phân tích thị trường thuộc nhóm nghiên cứu thiết bị người dùng của IDC Việt Nam cho hay.
Theo ông, do các hãng điện thoại thương hiệu Việt và Trung Quốc phải vật lộn để giành thị phần ở phân khúc điện thoại cơ bản đang bị Nokia thống trị, các hãng điện thoại này hiện đang chuyển sang phân khúc smartphone dòng thấp, vì người tiêu dùng đã nhanh chóng tận dụng giá smartphone đang giảm ở phân khúc này.
Ông Thanh cho biết thêm, khó khăn kinh tế hiện đã trở thành một rào cản đối với việc mua sắm của người tiêu dùng, nhưng thị trường smartphone có khả năng sẽ hồi phục mạnh trong nửa cuối năm 2012, do các hãng cung cấp nội địa ra mắt nhiều hơn các dòng smartphone giá phải chăng và các nhà mạng giảm giá dịch vụ 3G.
Cũng theo báo cáo của IDC, kết thúc quý 2/2012, Nokia vẫn dẫn đầu thị trường với doanh số chiếm 50% tổng doanh số điện thoại di động ở Việt Nam. Kết quả kinh doanh cua hãng điện thoại Phần Lan có được là nhờ sự thành công của các dòng bình dân, điện thoại hai SIM cùng với sự đón nhận tích cực đối với các mẫu Lumia.
Trong khi đó, các model bình dân của Samsung đã góp phần làm tăng tổng doanh số smartphone trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn nhạy cảm về giá và tỏ ra thận trọng trước các điều kiện kinh tế khó khăn. Kết quả lạc quan trong phân khúc này giúp Samsung tiếp tục thống trị thị trường smartphone Việt Nam.
Một điều đáng chú ý khác trong kết quả khảo sát mới nhất của IDC châu Á - Thái Bình Dương là nhà mạng Vinaphone đã chạy đua vào top 3, bằng việc giới thiệu một số lượng lớn các mẫu di động mới trong quý, nhằm đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường tại những khu vực mà họ vốn đã thống trị ở thị trường Việt Nam.