Tết, hội nhập và đổi mới tư duy
Từ chuyện Tết, tản mạn cùng chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan quanh chuyện hội nhập của nông dân Việt Nam
Từ chuyện Tết, tản mạn cùng chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan quanh chuyện hội nhập của nông dân Việt Nam.
Thưa bà, ngày Tết, không ít những hộ nông dân cứ tích trữ rất nhiều rau, củ, quả và ba bốn cái giò lụa, giò sào, giò bò hay vài cân thịt treo ở nhà để ăn dần trong mấy ngày Tết. Vậy theo bà, sau hội nhập rồi chúng ta phải làm gì đối với những hiện tượng kiểu như thế?
Tâm lý cũng như văn hoá của người Việt Nam, ngày Tết phải mâm cao cỗ đầy như thế mới thể hiện sự sung túc cho cả năm. Tôi cho rằng sau WTO, đó không còn là chuyện nhỏ, bó hẹp quanh chuyện miếng cơm manh áo nữa. Đó là tầm tư duy.
Theo tôi, có hai nguyên nhân khiến họ phải “tích trữ” như vậy. Từ việc giá cả leo thang sau Tết, đến việc chắc gì ra chợ đã mua được những thứ tươi ngon hơn. Ở đây bài toán thị trường phải được giải quyết một cách hết sức cụ thể. Theo tính toán của các chuyên gia, có tới trên 70% nông dân Việt Nam đang làm hàng hoá cho thị trường.
Như vậy, không ai khác là chính người nông dân phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Việc tích trữ theo kiểu của họ không những lãng phí mà đôi khi còn làm mất ổn định về thị trường. Chính họ phải có trách nhiệm góp phần làm ổn định thị trường.
Tư duy về thị trường tốt, chủ động nắm giữ thị trường thì chắc hẳn họ không dại gì mà phải tích trữ theo kiểu “no dồn, đói góp” ấy nữa. Và đây chính là đòn bẩy giúp họ từng bước cải thiện thị trường chung.
Nếu cứ đà này, theo bà đâu sẽ là những nguy cơ đối với người nông dân sau khi hội nhập WTO?
Tôi nghĩ nguy cơ lớn nhất của người nông dân Việt Nam đó là họ không hiểu về những thay đổi, những thách thức mới, những đòi hỏi của thị trường mới sẽ đến với họ. Chất lượng chung của các sản phẩm nông sản chưa thực sự được nâng cao.
Đơn cử như với dịch cúm gia cầm, nếu chúng ta không kiểm soát được chất lượng để đảm bảo an toàn thực phẩm thì chính người tiêu dùng trong nước cũng không thể mãi mãi ủng hộ nền nông nghiệp của chúng ta được.
Rõ ràng không phải là sức ép của WTO mà ngay yêu cầu phát triển thực tiễn, tự thân chúng ta cũng đã đòi hỏi cấp bách về việc chuyển dịch làm sao để nông nghiệp của ta phát triển theo hướng hiện đại hơn, có năng suất lao động cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Đồng thời, sức cạnh tranh của thị trường lại ráo riết hơn rất nhiều, đòi hỏi không chỉ có đa dạng sản phẩm với giá rẻ, mà mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là tính an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên thực tế còn không hiếm những hộ nông dân, những nhà kinh doanh chưa coi lợi ích của người tiêu dùng như lợi ích của họ, chưa trọng sức khoẻ của người tiêu dùng như trọng sức khoẻ của gia đình họ.
Đây chính là nguy cơ mà tự nông dân, tự doanh nghiệp làm mất thị trường. Không ai có thể chấp nhận cái tư duy đó trong thời kỳ hậu WTO.
Không ai khác là người nông dân phải có ý thức tự giác hơn. Bởi đối với người sản xuất thì không nguy cơ nào đáng sợ hơn là mất người tiêu dùng, mất thị trường. Người tiêu dùng có quyền đòi hỏi nhiều hơn những hệ thống kiểm dịch của Nhà nước. Khi đó sẽ không còn chỗ đứng cho những người nông dân làm theo kiểu tư duy “khuất mắt cho qua”.
Sau WTO, bà có cho rằng nông nghiệp sẽ là bộ phận dễ bị tổn thương nhất hay không?
Sở dĩ nói ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương sau WTO là bởi xã hội Việt Nam nông dân là một lực lượng rất đông. Mà những thông điệp thông tin thường đến với họ chậm chễ hơn, do cách tổ chức sản xuất của họ còn nhỏ lẻ, phân tán, nên người ta bị thiệt về khoảng cách thông tin thị trường (các nước người ta gọi đó là khoảng cách số).
Tôi không cho rằng vào WTO là tất cả các ngành nông nghiệp - hay kể cả tất cả nông dân trong cùng một ngành sản phẩm của nông nghiệp - đều không thể cạnh tranh được.
Đơn cử như người nông dân Thanh Trì, khi nghe báo chí lên tiếng cảnh báo rau Thanh Trì không đảm bảo an toàn, ngay lập tức cả làng ở đây lo lắng và tìm mọi cách để ngăn chặn ngay những hộ gia đình làm chưa đúng để lấy lại uy tín cho làng rau.
Và những kết luận nào chưa sát đáng, nông dân ở đây cũng đấu tranh để đảm bảo uy tín chung, thương hiệu chung cho làng rau.
Sau khi gia nhập WTO, có những ý kiến cho rằng sự thay đổi trong quan niệm là một trong những chìa khoá thành công của Trung Quốc. Thế còn Việt Nam thì sao, thưa bà?
Tư duy chung trên thương trường hiện nay là cùng thắng, cùng chia sẻ thành công làm sao cho “chiếc bánh nở to ra”, “thị trưởng nở rộng ra” và người tiêu dùng có thể có thêm nhiều sự lựa chọn phong phú. Từ đó các doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển được.
Tôi nghĩ một trong những thay đổi tư duy cần thiết nhất đối với việc gia nhập của chúng ta hiện nay là làm sao phát triển tư duy “cùng thắng”, bằng cách là biết cách liên kết, biết cách hợp tác, trước hết là trong cùng nước, cùng các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, với người tiêu dùng của Việt Nam, với các cơ quan liên quan của Việt Nam để cùng nhau thắng lợi.
Và cùng với các đối tác khác nữa ở bên ngoài chia sẻ thắng lợi, chia sẻ thành công với nhau hơn là đối đầu trực tiếp.
Thưa bà, ngày Tết, không ít những hộ nông dân cứ tích trữ rất nhiều rau, củ, quả và ba bốn cái giò lụa, giò sào, giò bò hay vài cân thịt treo ở nhà để ăn dần trong mấy ngày Tết. Vậy theo bà, sau hội nhập rồi chúng ta phải làm gì đối với những hiện tượng kiểu như thế?
Tâm lý cũng như văn hoá của người Việt Nam, ngày Tết phải mâm cao cỗ đầy như thế mới thể hiện sự sung túc cho cả năm. Tôi cho rằng sau WTO, đó không còn là chuyện nhỏ, bó hẹp quanh chuyện miếng cơm manh áo nữa. Đó là tầm tư duy.
Theo tôi, có hai nguyên nhân khiến họ phải “tích trữ” như vậy. Từ việc giá cả leo thang sau Tết, đến việc chắc gì ra chợ đã mua được những thứ tươi ngon hơn. Ở đây bài toán thị trường phải được giải quyết một cách hết sức cụ thể. Theo tính toán của các chuyên gia, có tới trên 70% nông dân Việt Nam đang làm hàng hoá cho thị trường.
Như vậy, không ai khác là chính người nông dân phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Việc tích trữ theo kiểu của họ không những lãng phí mà đôi khi còn làm mất ổn định về thị trường. Chính họ phải có trách nhiệm góp phần làm ổn định thị trường.
Tư duy về thị trường tốt, chủ động nắm giữ thị trường thì chắc hẳn họ không dại gì mà phải tích trữ theo kiểu “no dồn, đói góp” ấy nữa. Và đây chính là đòn bẩy giúp họ từng bước cải thiện thị trường chung.
Nếu cứ đà này, theo bà đâu sẽ là những nguy cơ đối với người nông dân sau khi hội nhập WTO?
Tôi nghĩ nguy cơ lớn nhất của người nông dân Việt Nam đó là họ không hiểu về những thay đổi, những thách thức mới, những đòi hỏi của thị trường mới sẽ đến với họ. Chất lượng chung của các sản phẩm nông sản chưa thực sự được nâng cao.
Đơn cử như với dịch cúm gia cầm, nếu chúng ta không kiểm soát được chất lượng để đảm bảo an toàn thực phẩm thì chính người tiêu dùng trong nước cũng không thể mãi mãi ủng hộ nền nông nghiệp của chúng ta được.
Rõ ràng không phải là sức ép của WTO mà ngay yêu cầu phát triển thực tiễn, tự thân chúng ta cũng đã đòi hỏi cấp bách về việc chuyển dịch làm sao để nông nghiệp của ta phát triển theo hướng hiện đại hơn, có năng suất lao động cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Đồng thời, sức cạnh tranh của thị trường lại ráo riết hơn rất nhiều, đòi hỏi không chỉ có đa dạng sản phẩm với giá rẻ, mà mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là tính an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên thực tế còn không hiếm những hộ nông dân, những nhà kinh doanh chưa coi lợi ích của người tiêu dùng như lợi ích của họ, chưa trọng sức khoẻ của người tiêu dùng như trọng sức khoẻ của gia đình họ.
Đây chính là nguy cơ mà tự nông dân, tự doanh nghiệp làm mất thị trường. Không ai có thể chấp nhận cái tư duy đó trong thời kỳ hậu WTO.
Không ai khác là người nông dân phải có ý thức tự giác hơn. Bởi đối với người sản xuất thì không nguy cơ nào đáng sợ hơn là mất người tiêu dùng, mất thị trường. Người tiêu dùng có quyền đòi hỏi nhiều hơn những hệ thống kiểm dịch của Nhà nước. Khi đó sẽ không còn chỗ đứng cho những người nông dân làm theo kiểu tư duy “khuất mắt cho qua”.
Sau WTO, bà có cho rằng nông nghiệp sẽ là bộ phận dễ bị tổn thương nhất hay không?
Sở dĩ nói ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương sau WTO là bởi xã hội Việt Nam nông dân là một lực lượng rất đông. Mà những thông điệp thông tin thường đến với họ chậm chễ hơn, do cách tổ chức sản xuất của họ còn nhỏ lẻ, phân tán, nên người ta bị thiệt về khoảng cách thông tin thị trường (các nước người ta gọi đó là khoảng cách số).
Tôi không cho rằng vào WTO là tất cả các ngành nông nghiệp - hay kể cả tất cả nông dân trong cùng một ngành sản phẩm của nông nghiệp - đều không thể cạnh tranh được.
Đơn cử như người nông dân Thanh Trì, khi nghe báo chí lên tiếng cảnh báo rau Thanh Trì không đảm bảo an toàn, ngay lập tức cả làng ở đây lo lắng và tìm mọi cách để ngăn chặn ngay những hộ gia đình làm chưa đúng để lấy lại uy tín cho làng rau.
Và những kết luận nào chưa sát đáng, nông dân ở đây cũng đấu tranh để đảm bảo uy tín chung, thương hiệu chung cho làng rau.
Sau khi gia nhập WTO, có những ý kiến cho rằng sự thay đổi trong quan niệm là một trong những chìa khoá thành công của Trung Quốc. Thế còn Việt Nam thì sao, thưa bà?
Tư duy chung trên thương trường hiện nay là cùng thắng, cùng chia sẻ thành công làm sao cho “chiếc bánh nở to ra”, “thị trưởng nở rộng ra” và người tiêu dùng có thể có thêm nhiều sự lựa chọn phong phú. Từ đó các doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển được.
Tôi nghĩ một trong những thay đổi tư duy cần thiết nhất đối với việc gia nhập của chúng ta hiện nay là làm sao phát triển tư duy “cùng thắng”, bằng cách là biết cách liên kết, biết cách hợp tác, trước hết là trong cùng nước, cùng các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, với người tiêu dùng của Việt Nam, với các cơ quan liên quan của Việt Nam để cùng nhau thắng lợi.
Và cùng với các đối tác khác nữa ở bên ngoài chia sẻ thắng lợi, chia sẻ thành công với nhau hơn là đối đầu trực tiếp.