15:47 24/06/2015

Thạc sĩ Cổ Đức Trọng - Thạc sĩ nấm

PV

Cuộc truy tìm tiên thảo linh chi Từ xưa, nấm linh chi được y học phương Đông liệt vào hàng thượng dược vì tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe con người như giúp trẻ hóa, sống lâu và phòng ngừa bách bệnh. Linh chi chỉ xuất hiện một thời gian nhất định trong năm và chỉ ở chốn “thâm sơn cùng cốc”. Bởi quý hiếm như vậy nên linh chi được mệnh danh là tiên thảo. Ở Việt Nam, từ cách nay hơn hai chục năm, các thông tin hoặc nghiên cứu đề cập đến linh chi rất hiếm hoi. Các tài liệu ghi nhận có hai người “liên quan” đến linh chi là danh y Hải Thượng Lãn Ông và nhà bác học Lê Quý Đôn với thông tin khá sơ sài. Nếu như Lê Quý Đôn đánh giá linh chi là “một sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam”, thì Hải Thượng Lãn Ông lại nhắc đến việc “nhân ngày xuân leo lên đỉnh núi có tuyết rụng hoa rơi để hái linh chi về làm thuốc”. Cuối tháng 12.1987, sau khi sàng lọc kỹ những nơi từng in dấu chân mình, nhóm 3 người gồm kỹ sư Nguyễn Thanh, cử nhân Nguyễn Thiện Tịch và Cổ Đức Trọng - lúc này đang công tác tại Phân viện Dược liệu, quyết định khoác ba lô xâm nhập một vùng rừng sâu ở tỉnh Lâm Đồng. Với thâm niên gần chục năm “luồn rừng” và thường xuyên tiếp cận các loại dược thảo, ba người nhen nhóm hy vọng dù mong manh là sẽ tìm thấy linh chi trong chuyến đi này. Suốt mấy ngày ròng rã lội suối băng rừng, cả nhóm đều mỏi mệt rã rời mà bóng dáng của tiên thảo linh chi vẫn biệt tăm. Họ hiểu rằng đã thất bại và chuẩn bị quay trở về TP.HCM. Nhưng, khi lê từng bước chân nặng nề ngược lên con dốc đến chỗ để xe, Cổ Đức Trọng thoáng giật mình vì nhận ra từ xa có một “cái gì đó” nằm ở trong hốc sâu ven lối đi. Khi tiếp cận được, cả nhóm sung sướng reo lên vì “cái gì đó” hiện ra trước mắt mọi người chính là một cây nấm linh chi tím. Rồi suốt một năm sau đó, dù đã cố tìm kiếm nhưng nhóm cũng chỉ tìm thêm được ba cây nấm linh chi đỏ nữa mà thôi. Tuy nhiên, chừng ấy cũng đã quá đủ!

Thạc sĩ Cổ Đức Trọng - Thạc sĩ nấm - Ảnh 1

Thạc sĩ Cổ Đức Trọng

Gắn cuộc đời với nấm

Tác dụng của Linh Chi

Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan. 

Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại.

American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về nấm Linh Chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng nấm Linh Chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.”

Đầu năm 1988, một đề tài nghiên cứu phát triển về nấm linh chi được hình thành và người thực hiện không ai khác là Cổ Đức Trọng. Với 2 mẫu nấm hoang dại trong tay, Cổ Đức Trọng và các cộng sự quyết tâm mở toang cánh cửa bí ẩn về tiên thảo linh chi. Dù gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, họ vẫn âm thầm bắt tay vào việc phân tích, nghiên cứu, gieo cấy linh chi. Suốt mấy tháng liền vật lộn với các kỹ thuật khắt khe về tách mẫu mô nấm, cấy tế bào..., cuối cùng Cổ Đức Trọng và các đồng nghiệp cũng cho ra đời từ phòng thí nghiệm 2 tai nấm linh chi phát triển trong môi trường tự nhiên. Thành công này là khởi đầu cho một quá trình dài sau đó - dù có khi “bầm dập” do linh chi sản xuất ra bị... ế ẩm phải đổ nợ - Cổ Đức Trọng và cộng sự vẫn kiên trì nghiên cứu và trồng thành công nhiều loại nấm linh chi khác nhau, cung cấp hàng chục tấn nguyên liệu cho thị trường trong nước và cả ở những quốc gia khác như Nhật Bản. Hôm đến thăm các trại trồng nấm dược liệu của Trung tâm Nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu do thạc sĩ Cổ Đức Trọng làm giám đốc nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chúng tôi mới thực sự hiểu vì sao bạn bè đặt cho ông cái tên thân thiết là “Trọng nấm”. Từ hai bàn tay trắng, giờ đây sau hơn hai chục năm “bén duyên” với nấm, trong tay ông không chỉ có linh chi, mà còn có các loại nấm quý khác như: hầu thủ (đầu khỉ), vân chi, thái dương... cũng được thuần hóa, cấy trồng thành công. Ngoài việc sản xuất nấm dược liệu, Cổ Đức Trọng còn được nhiều người biết đến như một chuyên gia trong lĩnh vực này khi ông thường xuyên có những nghiên cứu khoa học hoặc nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành giới thiệu, phân tích các loại nấm từ nấm ăn cho đến nấm làm thuốc cung cấp kiến thức hữu ích cho nhiều người. Riêng cuốn Linh chi huyền diệu của Cổ Đức Trọng do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2006, được xem như một tài liệu quý vì ông trình bày rất ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Các hội thảo, hội nghị quốc tế về nấm ăn và nấm dược liệu tại châu u hay châu Á cũng thường mời ông tham gia...

Thạc sĩ Cổ Đức Trọng - Thạc sĩ nấm - Ảnh 2
Tò mò một chút về sự say mê như điếu đổ với nấm của ông, Cổ Đức Trọng nửa đùa nửa thật: “Mình “giao duyên” với nấm là vì cái... dạ dày, đói quá nên tìm kế sinh nhai thôi!”. Đây chỉ là cách nói nhằm đơn giản hóa điều mình yêu thích đến mức đam mê. Thạc sĩ Cổ Đức Trọng là như thế. 
Sản xuất và phân phối nấm Linh Chi: Linhchivina. Điện thoại: 0987.910.109 (Mr Thạch)

Theo Thanh Niên