Thân nhân hành khách MH370 được bồi thường bao nhiêu?
Tòa án Mỹ có thể ra phán quyết về mức bồi thường cho hành khách là công dân Mỹ từ 8-10 triệu USD mỗi người
Cuộc tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines hôm nay (26/3) đã được nối lại sau khi tạm dừng trong ngày hôm qua vì lý do thời tiết xấu.
Trong lúc các nỗ lực tìm kiếm tiếp tục được thực hiện, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm đã đưa ra nhận định cho rằng, sẽ có sự khác biệt lớn về số tiền bồi thường dành cho thân nhân hành khách trên chuyến bay này.
Tuy nhiên, CNBC cho biết, gia đình của các hành khách mang quốc tịch Mỹ có thể nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn hàng triệu USD so với các gia đình châu Á.
Theo quy định của một thỏa thuận đa phương mang tên Công ước Montreal (Montreal Convention), Malaysia Airlines sẽ phải trả cho thân nhân hành khách của chuyến bay mất tích 176.000 USD mỗi hành khách. Theo hãng hàng không này, đến nay, họ đã trả cho các gia đình 5.000 USD mỗi hành khách.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thân nhân hành khách có thể kiện để được bồi thường nhiều hơn, và mức bồi thường bổ sung này sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa các hành khách thuộc quốc tịch khác nhau.
“Bồi thường thiệt mạng là rất khác nhau giữa hành khách là công dân Mỹ và hành khách là công dân của các quốc gia khác”, bà Terry Rolfe, người đứng đầu mảng bảo hiểm hàng không thuộc công ty môi giới bảo hiểm Integro Insurance Brokers, phát biểu với CNBC.
“Nếu đơn kiện được nộp lên tòa án Mỹ, thì giá trị mang lại sẽ lớn hơn nhiều so với nộp lên bất kỳ tòa án nào khác. Đối với các công dân Mỹ, thì việc nộp đơn lên tòa án Mỹ sẽ không vướng mắc gì”.
Theo Malaysia Airlines, hành khách trên MH370 thuộc 14 quốc tịch khác nhau, trong đó có 152 người mang quốc tích Trung Quốc, 38 người Malaysia, 7 người Indonesia, 6 người Australia, 3 người Mỹ…
Bà Rolfe ước tính, một tòa án Mỹ có thể ra phán quyết về mức bồi thường cho hành khách là công dân Mỹ từ 8-10 triệu USD mỗi người. Trong khi đó, hành khách là công dân của nước khác có thể được bồi thường rất ít. Chẳng hạn, thân nhân của hành khách người Trung Quốc có thể chỉ nhận được dưới 1 triệu USD tiền bồi thường đối với mỗi hành khách.
Hãng tin Reuters cho biết, Allianz - nhà tái bảo hiểm chính trong vụ MH370 - đã bắt đầu chi trả tiền bảo hiểm liên quan tới vụ này.
Công ước Montreal quy định, việc đòi bồi thường có thể được tiến hành tại 1 trong 5 nơi: nơi hãng bay đặt trụ sở; nơi hãng bay đặt hoạt động chính; nơi mua vé; đích đến của chuyến bay; hoặc nơi cư trú chính của bên nguyên đơn.
“Bởi vậy, đa số hành khách trên chuyến bay này, là người Trung Quốc hoặc Malaysia, sẽ không có cơ hội được bồi thường nhiều như hành khách Mỹ”, luật sư chuyên về tai nạn hàng không Floyd Wisner nói với CNBC. “Điều này là không công bằng và rắc rối sẽ xảy ra”.
Theo ông Wisner, sự khác biệt trong mức bồi thường có thể dẫn tới sự phản đối của dư luận quốc tế, nhất là khi nỗi khổ đau của các gia đình hành khách tiếp tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Một lựa chọn khác đang để ngỏ cho gia đình các hành khách là tổ chức một vụ kiện tập thể. Kiện tập thể có thể cho phép các gia đình được bồi thường như nhau.
“Về lý thuyết, kiện tập thể sẽ mang lại sức mạnh lớn hơn cho các gia đình hành khách”, luật sư Mike Burns chuyên về bảo hiểm giao thông thuộc công ty luật Weightmans của Anh nói với CNBC. Cũng theo ông Burns, một vụ kiện tập thể đòi hỏi mức phí lớn trả cho luật sư.
Ông Burns cho rằng, hãng hàng không và công ty bảo hiểm trong vụ việc chắc chắn không muốn phải đối mặt với vụ kiện tập thể, và có khả năng sẽ trấn an các gia đình rằng, họ nên kiện riêng lẻ để được giải quyết nhanh hơn, thấu đáo hơn.
Chuyên gia Rolfe giải thích, một lý do dẫn tới mức bồi thường cao mà tòa án Mỹ có thể đưa ra trong vụ này là số lượng lớn một luật sư ở Mỹ sẵn sàng tham gia. “Có một số lượng lớn luật sư ở Mỹ muốn hậu thuẫn các vụ kiện nhằm vào các hãng hàng không và họ biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Họ đã quen với việc đó rồi. Ở các nước khác thì không như thế”, bà Rolfe nói.
Theo luật sư Wisner, Malaysia Airlines có thể phải chi trả tổng số khoảng 500-750 triệu USD tiền bồi thường cho gia đình các hành khách. Tuy nhiên, tổng số tiền phải trả có thể thấp hơn nếu hãng này đưa ra mức bồi thường đồng đều cho các hành khách, không tùy thuộc vào quốc tịch của họ. Ông Wisner cho rằng, Malaysia Airlines sẽ cố gắng bồi thường như vậy để tránh sự bất bình.
Tuy nhiên, chuyên gia Rolfe lại không cho là như vậy. “Các gia đình sẽ không chấp nhận nếu họ biết có thể kiện ra tòa án Mỹ để được bồi thường nhiều hơn”, bà Rolfe nói.
Trong lúc các nỗ lực tìm kiếm tiếp tục được thực hiện, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm đã đưa ra nhận định cho rằng, sẽ có sự khác biệt lớn về số tiền bồi thường dành cho thân nhân hành khách trên chuyến bay này.
Tuy nhiên, CNBC cho biết, gia đình của các hành khách mang quốc tịch Mỹ có thể nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn hàng triệu USD so với các gia đình châu Á.
Theo quy định của một thỏa thuận đa phương mang tên Công ước Montreal (Montreal Convention), Malaysia Airlines sẽ phải trả cho thân nhân hành khách của chuyến bay mất tích 176.000 USD mỗi hành khách. Theo hãng hàng không này, đến nay, họ đã trả cho các gia đình 5.000 USD mỗi hành khách.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thân nhân hành khách có thể kiện để được bồi thường nhiều hơn, và mức bồi thường bổ sung này sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa các hành khách thuộc quốc tịch khác nhau.
“Bồi thường thiệt mạng là rất khác nhau giữa hành khách là công dân Mỹ và hành khách là công dân của các quốc gia khác”, bà Terry Rolfe, người đứng đầu mảng bảo hiểm hàng không thuộc công ty môi giới bảo hiểm Integro Insurance Brokers, phát biểu với CNBC.
“Nếu đơn kiện được nộp lên tòa án Mỹ, thì giá trị mang lại sẽ lớn hơn nhiều so với nộp lên bất kỳ tòa án nào khác. Đối với các công dân Mỹ, thì việc nộp đơn lên tòa án Mỹ sẽ không vướng mắc gì”.
Theo Malaysia Airlines, hành khách trên MH370 thuộc 14 quốc tịch khác nhau, trong đó có 152 người mang quốc tích Trung Quốc, 38 người Malaysia, 7 người Indonesia, 6 người Australia, 3 người Mỹ…
Bà Rolfe ước tính, một tòa án Mỹ có thể ra phán quyết về mức bồi thường cho hành khách là công dân Mỹ từ 8-10 triệu USD mỗi người. Trong khi đó, hành khách là công dân của nước khác có thể được bồi thường rất ít. Chẳng hạn, thân nhân của hành khách người Trung Quốc có thể chỉ nhận được dưới 1 triệu USD tiền bồi thường đối với mỗi hành khách.
Hãng tin Reuters cho biết, Allianz - nhà tái bảo hiểm chính trong vụ MH370 - đã bắt đầu chi trả tiền bảo hiểm liên quan tới vụ này.
Công ước Montreal quy định, việc đòi bồi thường có thể được tiến hành tại 1 trong 5 nơi: nơi hãng bay đặt trụ sở; nơi hãng bay đặt hoạt động chính; nơi mua vé; đích đến của chuyến bay; hoặc nơi cư trú chính của bên nguyên đơn.
“Bởi vậy, đa số hành khách trên chuyến bay này, là người Trung Quốc hoặc Malaysia, sẽ không có cơ hội được bồi thường nhiều như hành khách Mỹ”, luật sư chuyên về tai nạn hàng không Floyd Wisner nói với CNBC. “Điều này là không công bằng và rắc rối sẽ xảy ra”.
Theo ông Wisner, sự khác biệt trong mức bồi thường có thể dẫn tới sự phản đối của dư luận quốc tế, nhất là khi nỗi khổ đau của các gia đình hành khách tiếp tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Một lựa chọn khác đang để ngỏ cho gia đình các hành khách là tổ chức một vụ kiện tập thể. Kiện tập thể có thể cho phép các gia đình được bồi thường như nhau.
“Về lý thuyết, kiện tập thể sẽ mang lại sức mạnh lớn hơn cho các gia đình hành khách”, luật sư Mike Burns chuyên về bảo hiểm giao thông thuộc công ty luật Weightmans của Anh nói với CNBC. Cũng theo ông Burns, một vụ kiện tập thể đòi hỏi mức phí lớn trả cho luật sư.
Ông Burns cho rằng, hãng hàng không và công ty bảo hiểm trong vụ việc chắc chắn không muốn phải đối mặt với vụ kiện tập thể, và có khả năng sẽ trấn an các gia đình rằng, họ nên kiện riêng lẻ để được giải quyết nhanh hơn, thấu đáo hơn.
Chuyên gia Rolfe giải thích, một lý do dẫn tới mức bồi thường cao mà tòa án Mỹ có thể đưa ra trong vụ này là số lượng lớn một luật sư ở Mỹ sẵn sàng tham gia. “Có một số lượng lớn luật sư ở Mỹ muốn hậu thuẫn các vụ kiện nhằm vào các hãng hàng không và họ biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Họ đã quen với việc đó rồi. Ở các nước khác thì không như thế”, bà Rolfe nói.
Theo luật sư Wisner, Malaysia Airlines có thể phải chi trả tổng số khoảng 500-750 triệu USD tiền bồi thường cho gia đình các hành khách. Tuy nhiên, tổng số tiền phải trả có thể thấp hơn nếu hãng này đưa ra mức bồi thường đồng đều cho các hành khách, không tùy thuộc vào quốc tịch của họ. Ông Wisner cho rằng, Malaysia Airlines sẽ cố gắng bồi thường như vậy để tránh sự bất bình.
Tuy nhiên, chuyên gia Rolfe lại không cho là như vậy. “Các gia đình sẽ không chấp nhận nếu họ biết có thể kiện ra tòa án Mỹ để được bồi thường nhiều hơn”, bà Rolfe nói.