Thận trọng trước đánh giá của Merrill Lynch
Các nhà phân tích của Merrill Lynch nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam cần có thời gian để hạ nhiệt
Đầu tháng 7/2007, bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn tài chính Merrill Lynch (Mỹ) tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã công bố một bản phân tích về tình hình đầu tư tại châu Á sau 10 năm kể từ thời điểm khủng hoảng kinh tế nổ ra tại đây (1997).
Trong bản báo cáo này, Merrill Lynch cũng đưa ra các phân tích về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đánh giá của Merrill Lynch
Theo số liệu mà các nhà phân tích chiến lược của Merrill Lynch công bố, chỉ số thu nhập trên thị giá (P/E) của Việt Nam hiện ở mức xấp xỉ 40, tăng trưởng của chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) ở mức 10%; trong khi đó, các chỉ số này của Trung Quốc lần lượt là 18,9 và 22,8%.
Tuy nhiên, bản báo cáo này cũng trích dẫn chỉ số P/E của thị trường Việt Nam từ Công ty chứng khoán Bảo Việt là khoảng 32.
Các nhà phân tích của Merrill Lynch nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam cần có thời gian để hạ nhiệt, giống như thị trường chứng khoán của Pakistan vào năm trước. Ngưỡng 1.000 điểm của VN-Index cũng được các nhà phân tích của Merrill Lynch coi là ngưỡng kháng cự tâm lý nhưng có ít nhân tố khiến cho chỉ số VN-Index bứt hẳn khỏi ngưỡng này.
Cũng chính vì các lý do này, các nhà phân tích của Merrill Lynch đã giảm sự quan tâm của họ vào thị trường Việt Nam xuống con số 0 và hướng mối quan tâm sang thị trường Trung Quốc.
Sau khi bản báo cáo này chính thức được công bố, nhiều tổ chức tài chính tại Việt Nam, các cơ quan truyền thông đều tỏ ra khá thận trọng và không công bố một cách rộng rãi ngay lập tức như bản báo cáo của bộ phận nghiên cứu Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) trước đó, bởi tất cả đều e ngại sự ảnh hưởng của báo cáo này đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chỉ là thông tin tham khảo
Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia hàng đầu về thị trường chứng khoán tại Việt Nam đều nhận định: đánh giá của Merrill Lynch có nhiều điểm tương đồng với đánh giá của HSBC.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích của một quỹ đầu tư chứng khoán lớn nói: “Đó chỉ là nhận định mang tính cá nhân của một số chuyên gia nghiên cứu từ Merrill Lynch và điều này không có nghĩa là đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam là xấu. Merrill Lynch có thể không đầu tư vào thị trường Việt Nam do họ có mối quan tâm và chiến lược khác. Ngoài Merrill Lynch, có rất nhiều tổ chức đầu tư tài chính khác vẫn rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Ông này bình luận: “Nhận định được đưa ra cũng có những cơ sở hợp lý nhưng không có nghĩa là những người khác không làm theo nhận định này là sai, là thua lỗ. Nếu như các chuyên gia phân tích của Merrill Lynch luôn luôn đúng thì họ đã giàu to rồi”.
Ông này ví von: “Nói nhận định của các chuyên gia Merrill Lynch đúng hay sai cũng có phần giống như một ông đi xe Lexus bảo một ông đi xe Honda Accord là dở hơi. Không có ông nào dở hơi hết, chỉ có người nào không biết nguyên nhân vì sao mình đi xe loại này mới dở hơi mà thôi”, và đi đến kết luận: “Các bản báo cáo của các tổ chức tài chính hàng đầu là cần thiết để tham khảo đối với các nhà đầu tư Việt Nam nhưng chỉ là tham khảo thôi còn quyết định đầu tư ra sao thì tự các nhà đầu tư phải đưa ra”.
Một quan chức của Ủy ban Chứng khoán cũng nhận định: “Chúng ta phải quen dần với việc nhiều tổ chức đưa ra nhiều báo cáo với các nhận định khác nhau. Đó là điều bình thường cho thị trường chứng khoán. Khi tiếp cận các báo cáo, phân tích này thì mỗi người có một cách khác nhau và quyết định vẫn thuộc về người đầu tư. Không nên đổ lỗi cho các bản báo cáo này khi mình ra các quyết định sai vì căn cứ vào các bản báo cáo đó”.
Trong bản báo cáo này, Merrill Lynch cũng đưa ra các phân tích về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đánh giá của Merrill Lynch
Theo số liệu mà các nhà phân tích chiến lược của Merrill Lynch công bố, chỉ số thu nhập trên thị giá (P/E) của Việt Nam hiện ở mức xấp xỉ 40, tăng trưởng của chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) ở mức 10%; trong khi đó, các chỉ số này của Trung Quốc lần lượt là 18,9 và 22,8%.
Tuy nhiên, bản báo cáo này cũng trích dẫn chỉ số P/E của thị trường Việt Nam từ Công ty chứng khoán Bảo Việt là khoảng 32.
Các nhà phân tích của Merrill Lynch nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam cần có thời gian để hạ nhiệt, giống như thị trường chứng khoán của Pakistan vào năm trước. Ngưỡng 1.000 điểm của VN-Index cũng được các nhà phân tích của Merrill Lynch coi là ngưỡng kháng cự tâm lý nhưng có ít nhân tố khiến cho chỉ số VN-Index bứt hẳn khỏi ngưỡng này.
Cũng chính vì các lý do này, các nhà phân tích của Merrill Lynch đã giảm sự quan tâm của họ vào thị trường Việt Nam xuống con số 0 và hướng mối quan tâm sang thị trường Trung Quốc.
Sau khi bản báo cáo này chính thức được công bố, nhiều tổ chức tài chính tại Việt Nam, các cơ quan truyền thông đều tỏ ra khá thận trọng và không công bố một cách rộng rãi ngay lập tức như bản báo cáo của bộ phận nghiên cứu Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) trước đó, bởi tất cả đều e ngại sự ảnh hưởng của báo cáo này đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chỉ là thông tin tham khảo
Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia hàng đầu về thị trường chứng khoán tại Việt Nam đều nhận định: đánh giá của Merrill Lynch có nhiều điểm tương đồng với đánh giá của HSBC.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích của một quỹ đầu tư chứng khoán lớn nói: “Đó chỉ là nhận định mang tính cá nhân của một số chuyên gia nghiên cứu từ Merrill Lynch và điều này không có nghĩa là đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam là xấu. Merrill Lynch có thể không đầu tư vào thị trường Việt Nam do họ có mối quan tâm và chiến lược khác. Ngoài Merrill Lynch, có rất nhiều tổ chức đầu tư tài chính khác vẫn rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Ông này bình luận: “Nhận định được đưa ra cũng có những cơ sở hợp lý nhưng không có nghĩa là những người khác không làm theo nhận định này là sai, là thua lỗ. Nếu như các chuyên gia phân tích của Merrill Lynch luôn luôn đúng thì họ đã giàu to rồi”.
Ông này ví von: “Nói nhận định của các chuyên gia Merrill Lynch đúng hay sai cũng có phần giống như một ông đi xe Lexus bảo một ông đi xe Honda Accord là dở hơi. Không có ông nào dở hơi hết, chỉ có người nào không biết nguyên nhân vì sao mình đi xe loại này mới dở hơi mà thôi”, và đi đến kết luận: “Các bản báo cáo của các tổ chức tài chính hàng đầu là cần thiết để tham khảo đối với các nhà đầu tư Việt Nam nhưng chỉ là tham khảo thôi còn quyết định đầu tư ra sao thì tự các nhà đầu tư phải đưa ra”.
Một quan chức của Ủy ban Chứng khoán cũng nhận định: “Chúng ta phải quen dần với việc nhiều tổ chức đưa ra nhiều báo cáo với các nhận định khác nhau. Đó là điều bình thường cho thị trường chứng khoán. Khi tiếp cận các báo cáo, phân tích này thì mỗi người có một cách khác nhau và quyết định vẫn thuộc về người đầu tư. Không nên đổ lỗi cho các bản báo cáo này khi mình ra các quyết định sai vì căn cứ vào các bản báo cáo đó”.