Tháng 1 tồi tệ nhất trong lịch sử Phố Wall
Ngày 30/1, chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm sau thông báo về sự suy thoái mạnh của nền kinh tế trong quý 4/2008
Ngày 30/1, chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm sau thông báo về sự suy thoái mạnh của nền kinh tế trong quý 4/2008.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của nước này trong quý 4/2008 đã tăng trưởng âm 3,8% - mức giảm mạnh nhất trong vòng 27 năm qua, đưa kinh tế Mỹ chìm sâu hơn vào suy thoái. Quý 3/2008, GDP của Mỹ tăng trưởng âm 0,5%.
Trong quý 4, sản xuất công nghiệp ở Mỹ đã tăng trưởng âm 6,4%; chi tiêu dùng – vốn chiếm 2/3 GDP của Mỹ, đã giảm 3,5% sau khi giảm 3,8% trong quý 3/2008; mức đầu tư của doanh nghiệp đã giảm 19,1%.
Như vậy, GDP của Mỹ trong cả năm 2008 đã tăng 1,3% - thấp hơn mức tăng 2% trong năm 2007, đưa kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001.
Cùng ngày, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 1/2009. Theo đó, chỉ số này đã tăng lên 61,2 điểm từ mức 60,1 điểm trong tháng 12/2008.
Chứng khoán Mỹ giảm gần 9% trong tháng
Ngày 30/1, Tập đoàn Exxon Mobil đã công bố doanh thu của hãng trong quý 4/2008 giảm 27% xuống 84,7 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 7,8 tỷ USD – giảm 33% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 1,55 USD/cổ phiếu (vượt 10 cent/cổ phiếu so với dự báo của giới phân tích).
Như vậy, lợi nhuận ròng trong năm 2008 của Exxon Mobil đã 45,2 tỷ USD, tăng cao hơn so với mức lợi nhuận 40,6 tỷ USD trong năm 2007.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của một tập đoàn năng lượng hàng đầu khác ở Mỹ, Tập đoàn Chevron vừa công bố doanh thu trong quý 4/2008 của hãng giảm 28% xuống 43 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 4,9 tỷ USD, tương đương 2,44 USD/cổ phiếu – tăng cao hơn so với mức lợi nhuận 4,88 tỷ USD (2,32 USD/cổ phiếu) trong quý 4/2007.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu Exxon Mobil (XOM) đã giảm 0,68% xuống 76,48 USD/cổ phiếu. Trong khi đó cổ phiếu của Chevron (CVX) đã trượt 0,14% xuống 70,52 USD/cổ phiếu.
Cùng ngày, Tập đoàn Procter & Gamble (PG) đã cho biết doanh thu của hãng trong quý 2 năm tài khóa 2009 (bắt đầu từ tháng 10/2008-12/2008) giảm 3% xuống 20,37 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế tăng 53% lên 5 tỷ USD, tương đương 1,58 USD/cổ phiếu – cao hơn so với mức 3,27 tỷ USD (98 cent/cổ phiếu) trong quý 4/2007. Cổ phiếu PG kết thúc phiên đã giảm 6,39% xuống 54,5 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã kết thúc ngày giao dịch cuối tuần và cũng là cuối tháng 1 bằng một phiên giảm điểm với biên độ khoảng 2%, đưa thị trường có tháng 1 giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử.
Tăng trưởng kinh tế quý 4/2008 giảm mạnh nhất trong 27 năm là nguyên nhân cơ bản nhất kéo thị trường đi xuống. Bên cạnh đó, thị trường cũng bị tác động bởi thông tin kế hoạch hình thành một ngân hàng (bad bank) nhằm giải cứu khối tài chính đang vấp phải những rào cản khó vượt qua.
Chính bởi sự không chắc chắn trong kế hoạch giải cứu các khoản nợ xấu của khối ngân hàng nên đã đẩy chỉ số S&P Tài chính giảm 2,5% giá trị, trong đó cổ phiếu của Citigroup giảm 9% xuống 3,55 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America hạ 3% xuống 6,58 USD/cổ phiếu.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,95%, chỉ số S&P 500 hạ 0,73% và chỉ số Nasdaq trượt 0,06%.
Trong tháng 1/2009, chỉ số Dow Jones trượt 8,8%, chỉ số S&P 500 mất 8,6% và chỉ số Nasdaq hạ 6,4%.
Điểm qua kết quả ngày giao dịch 30/1: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 148,15 điểm, tương đương -1,82%, đóng cửa ở mức 8.000,86.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 31.42 điểm, tương đương -2,08%, chốt ở mức 1.476,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 19,26 điểm, tương đương -2,28%, đóng cửa ở mức 825,88.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,51tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,14 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
* Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Công bố thông tin về thu nhập của người dân ở Mỹ; chỉ số ISM khối sản xuất của Viện Quản lý Nguồn cung; tổng mức chi tiêu xây dựng.
Thứ Ba: Công bố số liệu về doanh số bán xe ôtô; doanh số nhà chờ bán; kết quả kinh doanh của Merck; Dow Chemical; Motorola; PNC Bank; Disney; Met Life.
Thứ Tư: Công bố thông tin về chỉ số ISM khối dịch vụ của Viện Quản lý Nguồn cung; kết quả kinh doanh của Time Warner; Kraft; Cisco; Prudential; Sunoco và Visa.
Thứ Năm: Báo cáo số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; các đơn đặt hàng tại các nhà máy ở Mỹ; công bố kết quả kinh doanh của MasterCard; Unilever; Hartford Financial; News Corp.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm trong tháng 1/2009 và tổng mức tín dụng tiêu dùng trong tháng 1.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm vì khối khai mỏ, năng lượng
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm phiên cuối tuần do sự sụt giảm của cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản - bất chấp việc phục hồi của cổ phiếu khối ngân hàng.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu Xstrata đã giảm tới 12%, cổ phiếu BHP Billiton mất 7,5%, cổ phiếu Antofagasta, Anglo American có mức giảm lần lượt là 6% và 5,5%.
Cổ phiếu khối ngăng lượng như BP, Royal Dutch Shell cũng giảm lần lượt là 0,9 và 3,9%.
Điểm đáng chú ý trong ngày giao dịch là sự phục hồi trở lại của khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu của BNP Paribas lên 1,7%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland tăng 4,8%, cổ phiếu Barclays tiến thêm 5,8%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 40,47 điểm, tương đương 0,97%, chốt ở mức 4.149,64.
Chỉ số DAX của Đức mất 2,03%, khối lượng giao dịch đạt 29,9 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,19%, khối lượng giao dịch đạt 190 triệu cổ phiếu.
Đón nhiều tin xấu, chứng khoán Nhật giảm mạnh
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Nhật cho biết sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 9,6%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên 4,4% - mức tăng cao nhất trong 41 năm qua, từ 3,9% trong tháng 11/2008.
Suy thoái kinh tế ở Mỹ, châu Âu và suy giảm kinh tế ở Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới xuất khẩu ôtô, hàng điện tử, máy móc... của nước này suy giảm mạnh.
Nhiều tập đoàn lớn đã công bố kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn đã phải cắt giảm nhân công, cắt giảm sản xuất, hoãn thực hiện các dự án mới...
Kinh tế khó khăn khiến tổng mức chi tiêu dùng giảm 4,6% trong tháng 12 và trở thành tháng giảm chi tiêu thứ 10 trong năm 2008.
Lạm phát cơ bản ở Nhật (không bao gồm thực phẩm tươi) đã tăng 0,2% trong tháng 12/2008 so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm mạnh trong ngày giao dịch cuối tuần so ảnh hưởng từ những tin xấu liên quan đến sản xuất công nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng...
Cổ phiếu Toshiba đã giảm 17,4% trước thông tin về khả năng thua lỗ trong năm 2008, đồng thời bị Goldman Sachs khuyến nghị “bán” cổ phiếu từ mức “nắm giữ”...
Cổ phiếu Toyota giảm 4,1%, cổ phiếu Honda Motor trượt 9,2% sau thông tin lợi nhuận hoạt động của hãng có khả năng giảm 63% trong quý 4/2008.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 257,19 điểm, tương đương -3,12%, chốt ở mức 7.994,05 – tăng 3,2% giá trị trong tuần và mất 9,8% giá trị trong tháng 1/2009.
Khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,97 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm.
Liên quan đến thị trường Australia, Ngân hàng Trung ương nước này vừa cho biết, tín dụng cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng ở Australia trong tháng 12/2008 đã giảm 0,3% so với tháng 11/2008.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp ở nước này bị tác động mạnh trước khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, nên tổng mức vay của khối doanh nghiệp đã và đang có chiều hướng giảm xuống.
Theo nhận định của giới phân tích, rất có thể Ngân hàng Trung ương Australia sẽ sớm hạ lãi suất cơ bản xuống 3,5% trong phiên họp ngày 3/2 tới.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số ASX phiên này đã tăng 16,8 điểm, tương đương 0,49%, chốt ở mức 3.478,1.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Hàn Quốc vừa cho biết sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1970 và giảm 9,6% so với tháng 11/2008.
Nền kinh tế Hàn Quốc trong quý 4/2008 đã giảm 5,6% so với quý trước, do hoạt động xuất khẩu đi xuống. Hiện nhiều tập đoàn như Hyundai Motor, LG Display, Hynix Semiconductor... đã phải cắt giảm mạnh sản lượng do nhu cầu suy giảm.
Đồng Won đã mất 0,3% giá trị xuống 1.383,35 Won/ 1 USD tại Seoul, trong khi chỉ số KOSPI giảm 0,38% và chốt ở mức 1.162,11.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 0,57%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 1,29%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,94%.
* Thị trường Trung Quốc và Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của nước này trong quý 4/2008 đã tăng trưởng âm 3,8% - mức giảm mạnh nhất trong vòng 27 năm qua, đưa kinh tế Mỹ chìm sâu hơn vào suy thoái. Quý 3/2008, GDP của Mỹ tăng trưởng âm 0,5%.
Trong quý 4, sản xuất công nghiệp ở Mỹ đã tăng trưởng âm 6,4%; chi tiêu dùng – vốn chiếm 2/3 GDP của Mỹ, đã giảm 3,5% sau khi giảm 3,8% trong quý 3/2008; mức đầu tư của doanh nghiệp đã giảm 19,1%.
Như vậy, GDP của Mỹ trong cả năm 2008 đã tăng 1,3% - thấp hơn mức tăng 2% trong năm 2007, đưa kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001.
Cùng ngày, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 1/2009. Theo đó, chỉ số này đã tăng lên 61,2 điểm từ mức 60,1 điểm trong tháng 12/2008.
Chứng khoán Mỹ giảm gần 9% trong tháng
Ngày 30/1, Tập đoàn Exxon Mobil đã công bố doanh thu của hãng trong quý 4/2008 giảm 27% xuống 84,7 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 7,8 tỷ USD – giảm 33% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 1,55 USD/cổ phiếu (vượt 10 cent/cổ phiếu so với dự báo của giới phân tích).
Như vậy, lợi nhuận ròng trong năm 2008 của Exxon Mobil đã 45,2 tỷ USD, tăng cao hơn so với mức lợi nhuận 40,6 tỷ USD trong năm 2007.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của một tập đoàn năng lượng hàng đầu khác ở Mỹ, Tập đoàn Chevron vừa công bố doanh thu trong quý 4/2008 của hãng giảm 28% xuống 43 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 4,9 tỷ USD, tương đương 2,44 USD/cổ phiếu – tăng cao hơn so với mức lợi nhuận 4,88 tỷ USD (2,32 USD/cổ phiếu) trong quý 4/2007.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu Exxon Mobil (XOM) đã giảm 0,68% xuống 76,48 USD/cổ phiếu. Trong khi đó cổ phiếu của Chevron (CVX) đã trượt 0,14% xuống 70,52 USD/cổ phiếu.
Cùng ngày, Tập đoàn Procter & Gamble (PG) đã cho biết doanh thu của hãng trong quý 2 năm tài khóa 2009 (bắt đầu từ tháng 10/2008-12/2008) giảm 3% xuống 20,37 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế tăng 53% lên 5 tỷ USD, tương đương 1,58 USD/cổ phiếu – cao hơn so với mức 3,27 tỷ USD (98 cent/cổ phiếu) trong quý 4/2007. Cổ phiếu PG kết thúc phiên đã giảm 6,39% xuống 54,5 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã kết thúc ngày giao dịch cuối tuần và cũng là cuối tháng 1 bằng một phiên giảm điểm với biên độ khoảng 2%, đưa thị trường có tháng 1 giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử.
Tăng trưởng kinh tế quý 4/2008 giảm mạnh nhất trong 27 năm là nguyên nhân cơ bản nhất kéo thị trường đi xuống. Bên cạnh đó, thị trường cũng bị tác động bởi thông tin kế hoạch hình thành một ngân hàng (bad bank) nhằm giải cứu khối tài chính đang vấp phải những rào cản khó vượt qua.
Chính bởi sự không chắc chắn trong kế hoạch giải cứu các khoản nợ xấu của khối ngân hàng nên đã đẩy chỉ số S&P Tài chính giảm 2,5% giá trị, trong đó cổ phiếu của Citigroup giảm 9% xuống 3,55 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America hạ 3% xuống 6,58 USD/cổ phiếu.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,95%, chỉ số S&P 500 hạ 0,73% và chỉ số Nasdaq trượt 0,06%.
Trong tháng 1/2009, chỉ số Dow Jones trượt 8,8%, chỉ số S&P 500 mất 8,6% và chỉ số Nasdaq hạ 6,4%.
Diễn biến của ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong tháng 1/2009 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả ngày giao dịch 30/1: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 148,15 điểm, tương đương -1,82%, đóng cửa ở mức 8.000,86.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 31.42 điểm, tương đương -2,08%, chốt ở mức 1.476,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 19,26 điểm, tương đương -2,28%, đóng cửa ở mức 825,88.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,51tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,14 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
* Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Công bố thông tin về thu nhập của người dân ở Mỹ; chỉ số ISM khối sản xuất của Viện Quản lý Nguồn cung; tổng mức chi tiêu xây dựng.
Thứ Ba: Công bố số liệu về doanh số bán xe ôtô; doanh số nhà chờ bán; kết quả kinh doanh của Merck; Dow Chemical; Motorola; PNC Bank; Disney; Met Life.
Thứ Tư: Công bố thông tin về chỉ số ISM khối dịch vụ của Viện Quản lý Nguồn cung; kết quả kinh doanh của Time Warner; Kraft; Cisco; Prudential; Sunoco và Visa.
Thứ Năm: Báo cáo số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; các đơn đặt hàng tại các nhà máy ở Mỹ; công bố kết quả kinh doanh của MasterCard; Unilever; Hartford Financial; News Corp.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm trong tháng 1/2009 và tổng mức tín dụng tiêu dùng trong tháng 1.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm vì khối khai mỏ, năng lượng
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm phiên cuối tuần do sự sụt giảm của cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản - bất chấp việc phục hồi của cổ phiếu khối ngân hàng.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu Xstrata đã giảm tới 12%, cổ phiếu BHP Billiton mất 7,5%, cổ phiếu Antofagasta, Anglo American có mức giảm lần lượt là 6% và 5,5%.
Cổ phiếu khối ngăng lượng như BP, Royal Dutch Shell cũng giảm lần lượt là 0,9 và 3,9%.
Điểm đáng chú ý trong ngày giao dịch là sự phục hồi trở lại của khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu của BNP Paribas lên 1,7%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland tăng 4,8%, cổ phiếu Barclays tiến thêm 5,8%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 40,47 điểm, tương đương 0,97%, chốt ở mức 4.149,64.
Chỉ số DAX của Đức mất 2,03%, khối lượng giao dịch đạt 29,9 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,19%, khối lượng giao dịch đạt 190 triệu cổ phiếu.
Đón nhiều tin xấu, chứng khoán Nhật giảm mạnh
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Nhật cho biết sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 9,6%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên 4,4% - mức tăng cao nhất trong 41 năm qua, từ 3,9% trong tháng 11/2008.
Suy thoái kinh tế ở Mỹ, châu Âu và suy giảm kinh tế ở Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới xuất khẩu ôtô, hàng điện tử, máy móc... của nước này suy giảm mạnh.
Nhiều tập đoàn lớn đã công bố kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn đã phải cắt giảm nhân công, cắt giảm sản xuất, hoãn thực hiện các dự án mới...
Kinh tế khó khăn khiến tổng mức chi tiêu dùng giảm 4,6% trong tháng 12 và trở thành tháng giảm chi tiêu thứ 10 trong năm 2008.
Lạm phát cơ bản ở Nhật (không bao gồm thực phẩm tươi) đã tăng 0,2% trong tháng 12/2008 so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm mạnh trong ngày giao dịch cuối tuần so ảnh hưởng từ những tin xấu liên quan đến sản xuất công nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng...
Cổ phiếu Toshiba đã giảm 17,4% trước thông tin về khả năng thua lỗ trong năm 2008, đồng thời bị Goldman Sachs khuyến nghị “bán” cổ phiếu từ mức “nắm giữ”...
Cổ phiếu Toyota giảm 4,1%, cổ phiếu Honda Motor trượt 9,2% sau thông tin lợi nhuận hoạt động của hãng có khả năng giảm 63% trong quý 4/2008.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 257,19 điểm, tương đương -3,12%, chốt ở mức 7.994,05 – tăng 3,2% giá trị trong tuần và mất 9,8% giá trị trong tháng 1/2009.
Khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,97 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm.
Liên quan đến thị trường Australia, Ngân hàng Trung ương nước này vừa cho biết, tín dụng cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng ở Australia trong tháng 12/2008 đã giảm 0,3% so với tháng 11/2008.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp ở nước này bị tác động mạnh trước khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, nên tổng mức vay của khối doanh nghiệp đã và đang có chiều hướng giảm xuống.
Theo nhận định của giới phân tích, rất có thể Ngân hàng Trung ương Australia sẽ sớm hạ lãi suất cơ bản xuống 3,5% trong phiên họp ngày 3/2 tới.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số ASX phiên này đã tăng 16,8 điểm, tương đương 0,49%, chốt ở mức 3.478,1.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Hàn Quốc vừa cho biết sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1970 và giảm 9,6% so với tháng 11/2008.
Nền kinh tế Hàn Quốc trong quý 4/2008 đã giảm 5,6% so với quý trước, do hoạt động xuất khẩu đi xuống. Hiện nhiều tập đoàn như Hyundai Motor, LG Display, Hynix Semiconductor... đã phải cắt giảm mạnh sản lượng do nhu cầu suy giảm.
Đồng Won đã mất 0,3% giá trị xuống 1.383,35 Won/ 1 USD tại Seoul, trong khi chỉ số KOSPI giảm 0,38% và chốt ở mức 1.162,11.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 0,57%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 1,29%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,94%.
* Thị trường Trung Quốc và Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.149,01 | 8.000,86 | 148,15 | 1,82 |
Nasdaq | 1.507,84 | 1.476,42 | 31,42 | 2,08 | |
S&P 500 | 845,14 | 825,88 | 19,26 | 2,28 | |
Anh | FTSE 100 | 4.190,11 | 4.149,64 | 40,47 | 0,97 |
Đức | DAX | 4.428,11 | 4.338,35 | 89,76 | 2,03 |
Pháp | CAC 40 | 3.009,75 | 2.973,92 | 35,83 | 1,19 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.247,97 | N/A | N/A | N/A |
Nhật | Nikkei 225 | 8.251,24 | 7.994,05 | 257,19 | 3,12 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.154,43 | 13.278,21 | 123,78 | 0,94 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.166,56 | 1.162,11 | 4,45 | 0,38 |
Singapore | Straits Times | 1.766,72 | 1.743,99 | 22,73 | 1,29 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.990,66 | N/A | N/A | N/A |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.236,28 | 9.289,11 | 52,83 | 0,57 |
Australia | ASX | 3.461,30 | 3.478,10 | 16,80 | 0,49 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |