Thắng lớn bầu cử Quốc hội, Tổng thống Pháp hội tụ quyền lực lớn
“Mới chỉ một năm trước, không ai có thể tưởng tượng được một sự đổi mới chính trị như vậy”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội nước này diễn ra vào cuối tuần vừa rồi, hãng tin Reuters cho biết. Với chiến thắng này, ông Macron gạt sang bên các chính đảng truyền thống và giành quyền lực lớn để thúc đẩy các chính sách cải cách có lợi cho kinh tế.
Theo dự báo được các cuộc thăm dò dư luận đưa ra, Đảng Cộng hòa tiến bước (LREM) của ông Macron và đảng liên minh Modem giành khoảng 355-365 ghế trong Hạ viện gồm 577 ghế.
Số ghế mà LREM đạt được tuy thấp hơn đôi chút so với dự báo, nhưng đã đủ để vẽ lại bức tranh chính trị Pháp, cho thấy một thất bại đáng xấu hổ đối với Đảng Xã hội và các đảng bảo thủ vốn thay nhau nắm quyền ở Pháp suốt hàng thập kỷ trước khi ông Macron đắc cử Tổng thống vào tháng 5 vừa qua.
Các cuộc thăm dò cũng dự báo Đảng Cộng hòa và các đảng liên minh với đảng này sẽ trở thành lực lượng đối lập lớn nhất trong Hạ viện Pháp, với số ghế đạt được dao động trong khoảng từ 125-131 ghế.
Trong khi đó, Đảng Xã hội, chính đảng đã cầm quyền suốt 5 năm qua, và các đảng liên minh, chỉ giành khoảng 41-49 ghế, mức thấp nhất kể từ sau thế chiến thứ hai.
“Đây là một cơ hội cho nước Pháp. Mới chỉ một năm trước, không ai có thể tưởng tượng được một sự đổi mới chính trị như vậy”, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói trong một tuyên bố.
Tỷ lệ cử tri Pháp đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này được dự báo ở mức thấp kỷ lục, chỉ vào khoảng 42%. Tỷ lệ cử tri không đi bỏ phiếu ở mức cao đồng nghĩa với việc ông Macron sẽ phải thận trọng trong các cải cách, bởi Pháp là quốc gia có những tổ chức công đoàn hùng mạnh và một lịch sử các cuộc biểu tình đường phố từng khiến Chính phủ phải thay đổi các chính sách mới.
Tuy nhiên, quy mô chiến thắng mà ông Macron - một người ủng hộ hội nhập Liên minh Châu Âu (EU) - đạt được sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc để ông thực hiện những lời hứa đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử về hồi sinh vận mệnh của nước Pháp thông qua làm sạch nền chính trị và nới lỏng các quy chế giám sát mà các nhà đầu tư xem là xiềng xích đối với nền kinh tế lớn thứ nhì khu vực Eurozone.
Chiến thắng của ông Macron, nhà lãnh đạo trẻ nhất của nước Pháp từ thời Napoleon, đánh dấu một thất bại thảm hại của tầng lớp chính trị lâu đời ở nước này. Chưa từng thắng trong một cuộc bầu cử nào, ông Macron đã vụt sáng trên chính trường Pháp nhờ nắm bắt tâm lý bất mãn của cử tri nước này đối với giới tinh hoa chính trị vốn bị xem là xa rời dân chúng, thất bại trong việc tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính đảng mới một năm tuổi của ông Macron đã lấp đầy khoảng trống chính trị được tạo ra bởi chính sự lộn xộn trong hai chính đảng kỳ cựu ở Pháp là Đảng Xã hội và Đảng Cộng hòa. Kết quả cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật là sự khép lại cho một chuỗi sự kiện ít ai có thể tưởng tượng được đã diễn ra ở Pháp trong một năm qua.
Chính trị gia cực tả Marine Le Pen, thủ lĩnh Đảng Mặt trận Dân tộc Pháp (FN) lần đầu tiên giành một ghế trong Quốc hội. Đảng này giành tổng cộng ít nhất 8 ghế trong cuộc bầu cử này. Đây được xem là một kết quả đáng thất vọng đối với những người ủng hộ FN, bởi mới cách đây một tháng, bà Le Pen còn là đối thủ chính của ông Macron trong cuộc đua vào điện Elysee.
Theo dự báo được các cuộc thăm dò dư luận đưa ra, Đảng Cộng hòa tiến bước (LREM) của ông Macron và đảng liên minh Modem giành khoảng 355-365 ghế trong Hạ viện gồm 577 ghế.
Số ghế mà LREM đạt được tuy thấp hơn đôi chút so với dự báo, nhưng đã đủ để vẽ lại bức tranh chính trị Pháp, cho thấy một thất bại đáng xấu hổ đối với Đảng Xã hội và các đảng bảo thủ vốn thay nhau nắm quyền ở Pháp suốt hàng thập kỷ trước khi ông Macron đắc cử Tổng thống vào tháng 5 vừa qua.
Các cuộc thăm dò cũng dự báo Đảng Cộng hòa và các đảng liên minh với đảng này sẽ trở thành lực lượng đối lập lớn nhất trong Hạ viện Pháp, với số ghế đạt được dao động trong khoảng từ 125-131 ghế.
Trong khi đó, Đảng Xã hội, chính đảng đã cầm quyền suốt 5 năm qua, và các đảng liên minh, chỉ giành khoảng 41-49 ghế, mức thấp nhất kể từ sau thế chiến thứ hai.
“Đây là một cơ hội cho nước Pháp. Mới chỉ một năm trước, không ai có thể tưởng tượng được một sự đổi mới chính trị như vậy”, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói trong một tuyên bố.
Tỷ lệ cử tri Pháp đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này được dự báo ở mức thấp kỷ lục, chỉ vào khoảng 42%. Tỷ lệ cử tri không đi bỏ phiếu ở mức cao đồng nghĩa với việc ông Macron sẽ phải thận trọng trong các cải cách, bởi Pháp là quốc gia có những tổ chức công đoàn hùng mạnh và một lịch sử các cuộc biểu tình đường phố từng khiến Chính phủ phải thay đổi các chính sách mới.
Tuy nhiên, quy mô chiến thắng mà ông Macron - một người ủng hộ hội nhập Liên minh Châu Âu (EU) - đạt được sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc để ông thực hiện những lời hứa đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử về hồi sinh vận mệnh của nước Pháp thông qua làm sạch nền chính trị và nới lỏng các quy chế giám sát mà các nhà đầu tư xem là xiềng xích đối với nền kinh tế lớn thứ nhì khu vực Eurozone.
Chiến thắng của ông Macron, nhà lãnh đạo trẻ nhất của nước Pháp từ thời Napoleon, đánh dấu một thất bại thảm hại của tầng lớp chính trị lâu đời ở nước này. Chưa từng thắng trong một cuộc bầu cử nào, ông Macron đã vụt sáng trên chính trường Pháp nhờ nắm bắt tâm lý bất mãn của cử tri nước này đối với giới tinh hoa chính trị vốn bị xem là xa rời dân chúng, thất bại trong việc tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính đảng mới một năm tuổi của ông Macron đã lấp đầy khoảng trống chính trị được tạo ra bởi chính sự lộn xộn trong hai chính đảng kỳ cựu ở Pháp là Đảng Xã hội và Đảng Cộng hòa. Kết quả cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật là sự khép lại cho một chuỗi sự kiện ít ai có thể tưởng tượng được đã diễn ra ở Pháp trong một năm qua.
Chính trị gia cực tả Marine Le Pen, thủ lĩnh Đảng Mặt trận Dân tộc Pháp (FN) lần đầu tiên giành một ghế trong Quốc hội. Đảng này giành tổng cộng ít nhất 8 ghế trong cuộc bầu cử này. Đây được xem là một kết quả đáng thất vọng đối với những người ủng hộ FN, bởi mới cách đây một tháng, bà Le Pen còn là đối thủ chính của ông Macron trong cuộc đua vào điện Elysee.