Thanh tra Chính phủ lên tiếng vụ bẻ cong đường Trường Chinh
“Nếu có đơn thư mà thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ hoặc được Thủ tướng giao thì chúng tôi sẽ vào cuộc”
Trước “nghi án” bẻ cong đường Trường Chinh và các ý kiến khác nhau khiến tuyến đường này không được thực hiện như quy hoạch ban đầu, đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ tiến hành xem xét và nắm rõ thông tin, nếu cần thiết sẽ vào cuộc thanh tra dự án này.
Tại buổi họp báo quý 1/2014 của Thanh tra Chính phủ sáng 11/4, nội dung được báo giới đặt nhiều sự quan tâm chính là câu chuyện liên quan đến dự án mở rộng tuyến đường Trường Chinh, Hà Nội, với những chi tiết bất bình thường đã khiến tuyến đường này từ thẳng biến thành cong.
Câu hỏi được gửi tới cơ quan thanh tra là “có nhận được đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến nghi án bẻ cong tuyến đường này hay không?”
Tuy nhiên, theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, trong thời gian qua, cơ quan này có nhận được đơn thư của người dân nhưng dưới dạng khiếu nại liên quan đến quyền và lợi ích của họ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Riêng nội dung liên quan đến câu chuyện “vì sao đường cong” thì Thanh tra Chính phủ chưa nhận được đơn thư nào phản ánh nội dung này.
Theo ông Lượng, qua phản ánh của báo chí cũng như giải trình của những cơ quan có trách nhiệm vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng đã có biết được tình hình của vụ việc.
Đặc biệt, trong cuộc làm việc với UBND thành phố Hà Nội mới đây, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng đã có nhắc đến nội dung này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện vụ việc “có hay không đường thẳng bẻ thành cong” đang thuộc thẩm quyền của Hà Nội, nên việc xử lý khiếu nại tố cao phải tuân thủ pháp luật về nội dung này.
“Với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này thì đây cũng là nội dung Thanh tra Chính phủ phải quan tâm trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc có xem đó là vụ việc phức tạp để tiến hành thanh tra hay không thì còn tuỳ vào việc giải quyết của các cơ quan Hà Nội”, ông Lượng nói.
Trước nguyên vọng của một cán bộ cao cấp của quân đội muốn gặp Thanh tra Chính phủ để “nói rõ ngọn ngành” về dự án này, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định, cơ quan này luôn cởi mở, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân.
Song, ông Lượng cũng nhấn mạnh, hiện vụ việc đang được cho là có ý kiến khác nhau, nhưng đến thời điểm này cá nhân ông vẫn chưa nhận được báo cáo của Bộ Quốc Phòng và Hà Nội.
“Nếu có đơn thư mà thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ hoặc được Thủ tướng giao thì chúng tôi sẽ vào cuộc. Tôi sẽ báo cáo Tổng thanh tra để cử cán bộ xem xét, nắm rõ thông tin. Đây cũng là một vấn đề nóng, tuy nhiên hiện mới chỉ nghe một phía nên sẽ phải nắm rõ thêm mới có thể quyết định được làm gì hay không”, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Liên quan đến “nghi án” bẻ cong đường Trường Chinh, cuối tuần qua, trả lời báo giới, đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, cơ quan này đã làm đúng thẩm quyền và các quy định của pháp luật khi mở rộng tuyến đường.
Bởi lẽ, theo quy hoạch ban đầu do cơ quan này xây dựng, tuyến đường sau khi mở rộng vẫn là tuyến đường thẳng. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Quốc Phòng, sau đó UBND thành phố đã phê duyệt tuyến đường với một vài điểm không được thẳng như bản thiết kế chỉ giới đường đỏ mà cơ quan chức năng của Hà Nội xây dựng.
Trong khi đó, theo một số tướng lĩnh quân đội - những người đã từng tham gia góp ý hoặc trực tiếp ký vào bản đóng góp ý kiến của Bộ Quốc phòng, thì đành rằng, họ có chịu áp lực khi ký bản góp ý kiến, song dù sao đó cũng chỉ là ý kiến đóng góp, còn quyết định cuối cùng vẫn là của UBND thành phố Hà Nội.
Tại buổi họp báo quý 1/2014 của Thanh tra Chính phủ sáng 11/4, nội dung được báo giới đặt nhiều sự quan tâm chính là câu chuyện liên quan đến dự án mở rộng tuyến đường Trường Chinh, Hà Nội, với những chi tiết bất bình thường đã khiến tuyến đường này từ thẳng biến thành cong.
Câu hỏi được gửi tới cơ quan thanh tra là “có nhận được đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến nghi án bẻ cong tuyến đường này hay không?”
Tuy nhiên, theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, trong thời gian qua, cơ quan này có nhận được đơn thư của người dân nhưng dưới dạng khiếu nại liên quan đến quyền và lợi ích của họ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Riêng nội dung liên quan đến câu chuyện “vì sao đường cong” thì Thanh tra Chính phủ chưa nhận được đơn thư nào phản ánh nội dung này.
Theo ông Lượng, qua phản ánh của báo chí cũng như giải trình của những cơ quan có trách nhiệm vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng đã có biết được tình hình của vụ việc.
Đặc biệt, trong cuộc làm việc với UBND thành phố Hà Nội mới đây, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng đã có nhắc đến nội dung này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện vụ việc “có hay không đường thẳng bẻ thành cong” đang thuộc thẩm quyền của Hà Nội, nên việc xử lý khiếu nại tố cao phải tuân thủ pháp luật về nội dung này.
“Với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này thì đây cũng là nội dung Thanh tra Chính phủ phải quan tâm trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc có xem đó là vụ việc phức tạp để tiến hành thanh tra hay không thì còn tuỳ vào việc giải quyết của các cơ quan Hà Nội”, ông Lượng nói.
Trước nguyên vọng của một cán bộ cao cấp của quân đội muốn gặp Thanh tra Chính phủ để “nói rõ ngọn ngành” về dự án này, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định, cơ quan này luôn cởi mở, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân.
Song, ông Lượng cũng nhấn mạnh, hiện vụ việc đang được cho là có ý kiến khác nhau, nhưng đến thời điểm này cá nhân ông vẫn chưa nhận được báo cáo của Bộ Quốc Phòng và Hà Nội.
“Nếu có đơn thư mà thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ hoặc được Thủ tướng giao thì chúng tôi sẽ vào cuộc. Tôi sẽ báo cáo Tổng thanh tra để cử cán bộ xem xét, nắm rõ thông tin. Đây cũng là một vấn đề nóng, tuy nhiên hiện mới chỉ nghe một phía nên sẽ phải nắm rõ thêm mới có thể quyết định được làm gì hay không”, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Liên quan đến “nghi án” bẻ cong đường Trường Chinh, cuối tuần qua, trả lời báo giới, đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, cơ quan này đã làm đúng thẩm quyền và các quy định của pháp luật khi mở rộng tuyến đường.
Bởi lẽ, theo quy hoạch ban đầu do cơ quan này xây dựng, tuyến đường sau khi mở rộng vẫn là tuyến đường thẳng. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Quốc Phòng, sau đó UBND thành phố đã phê duyệt tuyến đường với một vài điểm không được thẳng như bản thiết kế chỉ giới đường đỏ mà cơ quan chức năng của Hà Nội xây dựng.
Trong khi đó, theo một số tướng lĩnh quân đội - những người đã từng tham gia góp ý hoặc trực tiếp ký vào bản đóng góp ý kiến của Bộ Quốc phòng, thì đành rằng, họ có chịu áp lực khi ký bản góp ý kiến, song dù sao đó cũng chỉ là ý kiến đóng góp, còn quyết định cuối cùng vẫn là của UBND thành phố Hà Nội.