Thất vọng với FED, Phố Wall trượt ngã
Thất vọng với bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), các chỉ số chứng khoán Mỹ quay đầu trượt giảm mạnh
Các chỉ số chứng khoán Mỹ quay đầu giảm khá mạnh trong phiên 8/9, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke không đưa ra được dấu hiệu nào cho thấy sẽ có những biện pháp mới để kích thích nền kinh tế đang tăng trưởng trì trệ.
Trước đó, giới đầu cơ đã chăm chú chờ đợi phát biểu của ông Bernanke về triển vọng kinh tế Mỹ, cũng như tuyên bố của các hoạch định chính sách khác trong việc giải quyết những vấn đề như tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm chạp, hay khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Sáng sớm cùng ngày, một báo cáo về tình trạng việc làm càng phủ bóng u ám lên kinh tế Mỹ.
"FED đã không đưa ra được nhiều sự chọn lựa hay các công cụ (kích thích kinh tế), những gì mà thị trường đã mong muốn hoặc dự đoán", Tim Ghriskey, Giám đốc đầu tư của hãng quản lý tài sản Solaris ở Bedford Hills, New York, nhận xét. "Thị trường cảm thấy thất vọng vì cuộc chơi vẫn vậy".
Chốt ngày giao dịch 8/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 119,05 điểm, tương ứng 1,04%, xuống 11.295,81 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,72 điểm, tương ứng 1,06%, xuống 1.185,90 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 19,80 điểm, tương ứng 0,78%, xuống 2.529,14 điểm.
Nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng giảm điểm mạnh nhất. Đây cũng là một trong những nhóm cổ phiếu biến động mạnh nhất trong mùa hè năm nay. Chỉ số KBW ngân hàng giảm gần 3%. Trong đó, đáng chú ý, cổ phiếu của JPMorgan giảm 3,8%, Bank of America bốc hơi 3,7%. Chỉ số S&P tài chính rớt 2,3%.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall lại vọt lên 2,8% đạt 34,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 7,46 tỷ cổ phiếu trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn 13% so với mức trung bình trong vòng 20 ngày. Khoảng 76% cổ phiếu trên sàn New York giảm điểm trong phiên 8/9.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của hãng Yahoo tăng mạnh 6,1% lên 14,44 USD. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip nhớ SanDisk Corp cũng tăng 2,4%. Hôm qua, Mỹ cho biết thâm hụt thương mại tháng 7 của nước này có thể đã thu hẹp, đây sẽ là một tín hiệu tích cực đối với kinh tế trong quý 3/2011.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục đà đi lên trong phiên 8/9. Chỉ số DAX của Đức nhích nhẹ 0,05% lên 5.4408,46 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,41% lên 3.085,83 điểm. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh quốc cũng tăng 0,41% lên 5.340,38 điểm.
Trong khi, đóng cửa trước đó, các sàn châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả trái chiều. Chỉ số MSCI khu vực (không bao gồm Nhật Bản) giảm nhẹ 0,1%. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 29,71 điểm, tương ứng 0,34%, lên 8.793,12 điểm, bất chấp số đơn đặt hàng máy móc, thước đo về chi tiêu vốn của doanh nghiệp, giảm 8,2% trong tháng 7.
Chỉ số Taiex của thị trường chứng khoán Đài Loan cộng 19,36 điểm, tương ứng 0,26%, lên 7.548,37 điểm. Chỉ số Kospi của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tiến 13,18 điểm, tương ứng 0,72% lên chốt ở 1.846,64 điểm. Chỉ số Straits Times của thị trường chứng khoán Singapore cũng tăng 24,77 điểm, tương ứng 0,87%, lên mức 2.856,90 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) quay đầu giảm 17,15 điểm, tương ứng 0,68%, xuống 2.498,94 điểm, do giới đầu cơ đang chờ đợi số liệu lạm phát tháng 8 của Trung Quốc. Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông cũng giảm 0,67%, xuống 19.912,80 điểm.
Trước đó, giới đầu cơ đã chăm chú chờ đợi phát biểu của ông Bernanke về triển vọng kinh tế Mỹ, cũng như tuyên bố của các hoạch định chính sách khác trong việc giải quyết những vấn đề như tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm chạp, hay khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Sáng sớm cùng ngày, một báo cáo về tình trạng việc làm càng phủ bóng u ám lên kinh tế Mỹ.
"FED đã không đưa ra được nhiều sự chọn lựa hay các công cụ (kích thích kinh tế), những gì mà thị trường đã mong muốn hoặc dự đoán", Tim Ghriskey, Giám đốc đầu tư của hãng quản lý tài sản Solaris ở Bedford Hills, New York, nhận xét. "Thị trường cảm thấy thất vọng vì cuộc chơi vẫn vậy".
Chốt ngày giao dịch 8/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 119,05 điểm, tương ứng 1,04%, xuống 11.295,81 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,72 điểm, tương ứng 1,06%, xuống 1.185,90 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 19,80 điểm, tương ứng 0,78%, xuống 2.529,14 điểm.
Nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng giảm điểm mạnh nhất. Đây cũng là một trong những nhóm cổ phiếu biến động mạnh nhất trong mùa hè năm nay. Chỉ số KBW ngân hàng giảm gần 3%. Trong đó, đáng chú ý, cổ phiếu của JPMorgan giảm 3,8%, Bank of America bốc hơi 3,7%. Chỉ số S&P tài chính rớt 2,3%.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall lại vọt lên 2,8% đạt 34,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 7,46 tỷ cổ phiếu trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn 13% so với mức trung bình trong vòng 20 ngày. Khoảng 76% cổ phiếu trên sàn New York giảm điểm trong phiên 8/9.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của hãng Yahoo tăng mạnh 6,1% lên 14,44 USD. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip nhớ SanDisk Corp cũng tăng 2,4%. Hôm qua, Mỹ cho biết thâm hụt thương mại tháng 7 của nước này có thể đã thu hẹp, đây sẽ là một tín hiệu tích cực đối với kinh tế trong quý 3/2011.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục đà đi lên trong phiên 8/9. Chỉ số DAX của Đức nhích nhẹ 0,05% lên 5.4408,46 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,41% lên 3.085,83 điểm. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh quốc cũng tăng 0,41% lên 5.340,38 điểm.
Trong khi, đóng cửa trước đó, các sàn châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả trái chiều. Chỉ số MSCI khu vực (không bao gồm Nhật Bản) giảm nhẹ 0,1%. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 29,71 điểm, tương ứng 0,34%, lên 8.793,12 điểm, bất chấp số đơn đặt hàng máy móc, thước đo về chi tiêu vốn của doanh nghiệp, giảm 8,2% trong tháng 7.
Chỉ số Taiex của thị trường chứng khoán Đài Loan cộng 19,36 điểm, tương ứng 0,26%, lên 7.548,37 điểm. Chỉ số Kospi của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tiến 13,18 điểm, tương ứng 0,72% lên chốt ở 1.846,64 điểm. Chỉ số Straits Times của thị trường chứng khoán Singapore cũng tăng 24,77 điểm, tương ứng 0,87%, lên mức 2.856,90 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) quay đầu giảm 17,15 điểm, tương ứng 0,68%, xuống 2.498,94 điểm, do giới đầu cơ đang chờ đợi số liệu lạm phát tháng 8 của Trung Quốc. Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông cũng giảm 0,67%, xuống 19.912,80 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.414,90 | 11.295,80 | 119,05 | 1,04 |
S&P 500 | 1.198,62 | 1.185,90 | 12,72 | 1,06 | |
Nasdaq | 2.548,94 | 2.529,14 | 19,80 | 0,78 | |
Anh | FTSE 100 | 5.318,59 | 5.340,38 | 21,79 | 0,41 |
Pháp | CAC 40 | 3.073,18 | 3.085,83 | 12,65 | 0,41 |
Đức | DAX | 5.405,53 | 5.408,46 | 2,93 | 0,05 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.763,41 | 8.793,12 | 29,71 | 0,34 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.048,00 | 19.912,80 | 135,18 | 0,67 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.516,09 | 2.498,94 | 17,15 | 0,68 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.529,01 | 7.548,37 | 19,36 | 0,26 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.833,46 | 1.846,64 | 13,18 | 0,72 |
Singapore | Straits Times | 2.832,13 | 2.856,90 | 24,77 | 0,87 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |