Thấy gì ở thị trường cổ phiếu niêm yết?
Có thể tìm câu trả lời cho câu hỏi này, từ bản nghiên cứu mới của Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) vừa công bố
Có thể tìm câu trả lời cho câu hỏi này, từ bản nghiên cứu mới của Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) vừa công bố.
Bản báo cáo này đưa ra những nhận định, đánh giá về tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2007 và điểm qua những diễn biến trong tháng 7/2007.
Theo CBV-Indices Research, bộ phân nghiên cứu của Chứng khoán Biển Việt, trong 6 tháng đầu năm 2007, toàn bộ thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam đạt mức lợi nhuận 37,77% và tỷ suất rủi ro là 13,79%; tổng giá trị vốn hoá lưu động của toàn thị trường là 218,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 64% tổng giá trị vốn hoá của toàn thị trường). Trong đó, ngành Tài chính dẫn đầu với 28% tổng giá trị, đứng thứ hai là ngành Dịch vụ Tiêu dùng với 13.51%, ngành Dầu khí thấp nhất với tỷ lệ 4%.
Công ty có tổng giá trị thị trường lưu động lớn nhất là FPT (29 ngàn tỷ đồng), tiếp theo là Vinamilk (19,3 ngàn tỷ đồng) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (17,6 ngàn tỷ đồng).
Trong tháng 7, cùng với sự sụt giảm chung, tỷ suất lợi nhuận toàn thị trường giảm xuống (-8,25%) và tỷ suất rủi ro là 4,37%. Tổng giá trị vốn hoá lưu động của toàn thị trường cũng giảm xuống còn 197 nghìn tỷ đồng (chiếm 62,5% tổng giá trị vốn hoá của toàn thị trường) và ngành Tài chính vẫn dẫn đầu với 32% tổng giá trị.
CBV cho rằng, nếu nhìn thị trường dưới ba góc độ độ lớn của vốn, giá chứng khoán (đắt/rẻ) và theo ngành kinh tế, thì nhà đầu tư có thể định hướng chiến lược đầu tư cho quý III tập trung vào những mũi nhọn sau:
CBV-MidCap (các công ty cỡ trung bình) thay vì CBV-LargeCap (các công ty cỡ lớn) và CBV-SmallCap (các công ty cỡ nhỏ). Định luật “Độ rộng thị trường” và các phân tích về tỷ suất lợi nhuận của CBV-MidCap được áp dụng để chứng minh cho nhận định này.
CBV-Giá trị thay vì CBV-Tăng trưởng. Lý do chính là vì sự điều chỉnh của thị trường đối với các công ty Tăng trưởng đang có xu hướng đưa giá trị thị trường của các công ty này về gần với giá trị sổ sách hơn nữa.
Các ngành hàng Nhu yếu phẩm bao gồm Dầu khí, Hàng tiêu dùng và Y tế. Theo lịch sử của các thị trường chứng khoán trên thế giới, khi thị trường điều chỉnh và có nhiều biến động thì những ngành nói trên (thuộc Defensive sector) thường trở thành những ngành chiến lược cho đầu tư.
Bạn đọc có thể tham khảo toàn văn bản báo cáo này tại đây.
Bản báo cáo này đưa ra những nhận định, đánh giá về tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2007 và điểm qua những diễn biến trong tháng 7/2007.
Theo CBV-Indices Research, bộ phân nghiên cứu của Chứng khoán Biển Việt, trong 6 tháng đầu năm 2007, toàn bộ thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam đạt mức lợi nhuận 37,77% và tỷ suất rủi ro là 13,79%; tổng giá trị vốn hoá lưu động của toàn thị trường là 218,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 64% tổng giá trị vốn hoá của toàn thị trường). Trong đó, ngành Tài chính dẫn đầu với 28% tổng giá trị, đứng thứ hai là ngành Dịch vụ Tiêu dùng với 13.51%, ngành Dầu khí thấp nhất với tỷ lệ 4%.
Công ty có tổng giá trị thị trường lưu động lớn nhất là FPT (29 ngàn tỷ đồng), tiếp theo là Vinamilk (19,3 ngàn tỷ đồng) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (17,6 ngàn tỷ đồng).
Trong tháng 7, cùng với sự sụt giảm chung, tỷ suất lợi nhuận toàn thị trường giảm xuống (-8,25%) và tỷ suất rủi ro là 4,37%. Tổng giá trị vốn hoá lưu động của toàn thị trường cũng giảm xuống còn 197 nghìn tỷ đồng (chiếm 62,5% tổng giá trị vốn hoá của toàn thị trường) và ngành Tài chính vẫn dẫn đầu với 32% tổng giá trị.
CBV cho rằng, nếu nhìn thị trường dưới ba góc độ độ lớn của vốn, giá chứng khoán (đắt/rẻ) và theo ngành kinh tế, thì nhà đầu tư có thể định hướng chiến lược đầu tư cho quý III tập trung vào những mũi nhọn sau:
CBV-MidCap (các công ty cỡ trung bình) thay vì CBV-LargeCap (các công ty cỡ lớn) và CBV-SmallCap (các công ty cỡ nhỏ). Định luật “Độ rộng thị trường” và các phân tích về tỷ suất lợi nhuận của CBV-MidCap được áp dụng để chứng minh cho nhận định này.
CBV-Giá trị thay vì CBV-Tăng trưởng. Lý do chính là vì sự điều chỉnh của thị trường đối với các công ty Tăng trưởng đang có xu hướng đưa giá trị thị trường của các công ty này về gần với giá trị sổ sách hơn nữa.
Các ngành hàng Nhu yếu phẩm bao gồm Dầu khí, Hàng tiêu dùng và Y tế. Theo lịch sử của các thị trường chứng khoán trên thế giới, khi thị trường điều chỉnh và có nhiều biến động thì những ngành nói trên (thuộc Defensive sector) thường trở thành những ngành chiến lược cho đầu tư.
Bạn đọc có thể tham khảo toàn văn bản báo cáo này tại đây.