Thấy gì từ báo cáo rà soát đầu tư 2011?
Cuối cùng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhận được báo cáo rà soát kế hoạch đầu tư năm 2011
Cuối cùng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhận được báo cáo rà soát kế hoạch đầu tư năm 2011, tuy rằng, bản cập nhật mới vẫn chưa thể hiện đầy đủ tổng hợp báo cáo từ tất cả các bộ, ngành, địa phương, theo đúng tinh thần Nghị quyết 11.
Theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 11 về đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc ký ngày 27/4, vẫn còn tới 5 đơn vị ở trung ương, 23 địa phương chưa gửi báo cáo về Bộ.
Tuy vậy, sau công văn số 1818/BKHĐT-TH ngày 25/3 “nhắc nhở” việc “một số bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện tốt việc rà soát, cắt giảm và điều chỉnh vốn kế hoạch năm 2011, báo cáo không đầy đủ các nội dung…”, tình hình có vẻ khả quan hơn.
Cắt giảm gần 97 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch
“Tổng số vốn đầu tư cắt giảm trong năm 2011 là 96.888,3 tỷ đồng, bằng khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Con số này cũng cho thấy các bộ, ngành, địa phương đã “quyết liệt” hơn, nếu so với 3.400 tỷ đồng tại báo cáo cũng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cách đây 1 tháng.
Ở các con số chi tiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tổng số vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2011 cắt giảm là 5.128,6, trên tổng số 116.461,1 tỷ đồng thuộc 1.709 trong số 15.763 dự án đã phân bổ cho năm nay.
Trong con số này, các bộ ngành trung ương cắt giảm 225 dự án có tổng vốn 899,4 tỷ đồng; các địa phương cắt giảm 1.484 dự án tổng vốn 4.229,2 tỷ đồng. Riêng tỷ lệ cắt giảm vốn dự án khởi công mới của các bộ, ngành là 18,2% kế hoạch, với địa phương là 15,3%.
Đối với vốn trái phiếu Chính phủ, 5/5 bộ và 55/62 địa phương đã có báo cáo chuyển về Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tổng vốn cắt giảm là 2.547,5 tỷ đồng.
Cập nhật số liệu mới, phía các đơn vị trung ương, Bộ Giao thông Vận tải xác định được 74 dự án, tiểu dự án cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ với tổng số tiền điều chuyển sang các dự án ưu tiên triển khai trong năm nay là 1.786,5 tỷ đồng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm vốn 2 dự án trị giá 14 tỷ đồng.
Trong khi đó, Bộ Y tế đã phân bổ 2 dự án khởi công mới không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, tổng trị giá 15 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng chưa có điều chỉnh, cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Bộ Công An bố trí vốn 2 dự án chuyển tiếp và chưa có điều chuyển vốn, báo cáo cho biết.
Phía các địa phương, đáng chú ý là không có tỉnh thành nào đề nghị cắt giảm dự án khởi công mới, đối với các dự án chuyển tiếp mới xác định đình hoãn, điều chuyển 758 tỷ đồng của 81 dự án, những con số khá hạn chế.
Ngược lại, tổng hợp báo cáo của 22 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các con số đều rất lớn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống kê 907 dự án với số vốn 39.212,2 tỷ đồng thuộc diện đình hoãn, giãn tiến độ, bằng 10,7% kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2011 của các doanh nghiệp nhà nước này.
Không rõ có phần nguyên nhân do kém thanh khoản, tiếp cận vốn vay khó khăn, hay xác định hiệu quả dự án hạn chế, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty có số vốn cắt giảm chiếm tỷ lệ rất cao như: Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn giảm 50,57%; Tổng công ty Hàng hải 38,4%. Một số khác có số vốn cắt giảm rất lớn như Tập đoàn Điện lực 12.159,38 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí 6.594,64 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 3.000 tỷ đồng…
“Phần lớn dự án đình hoãn là đầu tư vào trụ sở, văn phòng, mua sắm trang thiết bị đắt tiền, không trực tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, khởi công trong năm 2011 nhưng chưa đủ điều kiện đầu tư…”, báo cáo cho hay.
Lúng túng, trông chờ
Dù đã cải thiện hơn báo cáo lần trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dường như chưa hài lòng với những gì các bộ, ngành, địa phương “thể hiện” lần này. Bộ nhấn mạnh trong phần tồn tại hạn chế: “Một số địa phương triển khai chậm và đến nay vẫn chưa có báo cáo, hoặc báo cáo không đầy đủ về cắt giảm vốn đầu tư”.
Thêm nữa, nhiều bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện quyết liệt việc cắt giảm, điều chuyển vốn các dự án khởi công mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước. “Số vốn cắt giảm là khá thấp so với số kế hoạch được giao”, báo cáo nhìn nhận.
Các địa phương cũng mới tập trung triển khai rà soát, điều chuyển vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tron khi các nguồn vốn đầu tư khác như trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước, xổ số kiến thiết, vốn vay… chưa được quan tâm đúng mức.
Đáng chú ý, bộ thực hiện báo cáo cho rằng các bộ, ngành, địa phương vẫn còn tư tưởng trông chờ Chính phủ có các điều chỉnh trong việc đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện các dự án khởi công mới; lúng túng trong rà soát cắt giảm vốn dự án khởi công mới đối với một số lĩnh vực... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng báo cáo chậm, thiếu đầy đủ mà Bộ đã dẫn ra trước đó.
Phần đề xuất kiến nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Chính phủ cần quy định chế tài, đến 31/5/2011 các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành việc rà soát cắt giảm vốn đầu tư theo Nghị quyết 11. Sau thời điểm này, nếu không cắt giảm, điều chuyển hết số vốn bố trí cho các dự án khởi công mới thì kiến nghị thu hồi về ngân sách trung ương phần vốn thuộc ngân sách trung ương.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị thu hồi toàn bộ số vốn bố trí sai mục tiêu, vốn đã phân bổ cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư; các dự án đầu tư kém hiệu quả; các dự án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm nhưng triển khai chậm; các dự án không có khả năng thực hiện trong năm 2011, do khó khăn giải phóng mặt bằng hoặc các vướng mắc khác trong triển khai thực hiện.
Theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 11 về đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc ký ngày 27/4, vẫn còn tới 5 đơn vị ở trung ương, 23 địa phương chưa gửi báo cáo về Bộ.
Tuy vậy, sau công văn số 1818/BKHĐT-TH ngày 25/3 “nhắc nhở” việc “một số bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện tốt việc rà soát, cắt giảm và điều chỉnh vốn kế hoạch năm 2011, báo cáo không đầy đủ các nội dung…”, tình hình có vẻ khả quan hơn.
Cắt giảm gần 97 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch
“Tổng số vốn đầu tư cắt giảm trong năm 2011 là 96.888,3 tỷ đồng, bằng khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Con số này cũng cho thấy các bộ, ngành, địa phương đã “quyết liệt” hơn, nếu so với 3.400 tỷ đồng tại báo cáo cũng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cách đây 1 tháng.
Ở các con số chi tiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tổng số vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2011 cắt giảm là 5.128,6, trên tổng số 116.461,1 tỷ đồng thuộc 1.709 trong số 15.763 dự án đã phân bổ cho năm nay.
Trong con số này, các bộ ngành trung ương cắt giảm 225 dự án có tổng vốn 899,4 tỷ đồng; các địa phương cắt giảm 1.484 dự án tổng vốn 4.229,2 tỷ đồng. Riêng tỷ lệ cắt giảm vốn dự án khởi công mới của các bộ, ngành là 18,2% kế hoạch, với địa phương là 15,3%.
Đối với vốn trái phiếu Chính phủ, 5/5 bộ và 55/62 địa phương đã có báo cáo chuyển về Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tổng vốn cắt giảm là 2.547,5 tỷ đồng.
Cập nhật số liệu mới, phía các đơn vị trung ương, Bộ Giao thông Vận tải xác định được 74 dự án, tiểu dự án cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ với tổng số tiền điều chuyển sang các dự án ưu tiên triển khai trong năm nay là 1.786,5 tỷ đồng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm vốn 2 dự án trị giá 14 tỷ đồng.
Trong khi đó, Bộ Y tế đã phân bổ 2 dự án khởi công mới không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, tổng trị giá 15 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng chưa có điều chỉnh, cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Bộ Công An bố trí vốn 2 dự án chuyển tiếp và chưa có điều chuyển vốn, báo cáo cho biết.
Phía các địa phương, đáng chú ý là không có tỉnh thành nào đề nghị cắt giảm dự án khởi công mới, đối với các dự án chuyển tiếp mới xác định đình hoãn, điều chuyển 758 tỷ đồng của 81 dự án, những con số khá hạn chế.
Ngược lại, tổng hợp báo cáo của 22 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các con số đều rất lớn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống kê 907 dự án với số vốn 39.212,2 tỷ đồng thuộc diện đình hoãn, giãn tiến độ, bằng 10,7% kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2011 của các doanh nghiệp nhà nước này.
Không rõ có phần nguyên nhân do kém thanh khoản, tiếp cận vốn vay khó khăn, hay xác định hiệu quả dự án hạn chế, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty có số vốn cắt giảm chiếm tỷ lệ rất cao như: Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn giảm 50,57%; Tổng công ty Hàng hải 38,4%. Một số khác có số vốn cắt giảm rất lớn như Tập đoàn Điện lực 12.159,38 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí 6.594,64 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 3.000 tỷ đồng…
“Phần lớn dự án đình hoãn là đầu tư vào trụ sở, văn phòng, mua sắm trang thiết bị đắt tiền, không trực tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, khởi công trong năm 2011 nhưng chưa đủ điều kiện đầu tư…”, báo cáo cho hay.
Lúng túng, trông chờ
Dù đã cải thiện hơn báo cáo lần trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dường như chưa hài lòng với những gì các bộ, ngành, địa phương “thể hiện” lần này. Bộ nhấn mạnh trong phần tồn tại hạn chế: “Một số địa phương triển khai chậm và đến nay vẫn chưa có báo cáo, hoặc báo cáo không đầy đủ về cắt giảm vốn đầu tư”.
Thêm nữa, nhiều bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện quyết liệt việc cắt giảm, điều chuyển vốn các dự án khởi công mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước. “Số vốn cắt giảm là khá thấp so với số kế hoạch được giao”, báo cáo nhìn nhận.
Các địa phương cũng mới tập trung triển khai rà soát, điều chuyển vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tron khi các nguồn vốn đầu tư khác như trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước, xổ số kiến thiết, vốn vay… chưa được quan tâm đúng mức.
Đáng chú ý, bộ thực hiện báo cáo cho rằng các bộ, ngành, địa phương vẫn còn tư tưởng trông chờ Chính phủ có các điều chỉnh trong việc đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện các dự án khởi công mới; lúng túng trong rà soát cắt giảm vốn dự án khởi công mới đối với một số lĩnh vực... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng báo cáo chậm, thiếu đầy đủ mà Bộ đã dẫn ra trước đó.
Phần đề xuất kiến nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Chính phủ cần quy định chế tài, đến 31/5/2011 các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành việc rà soát cắt giảm vốn đầu tư theo Nghị quyết 11. Sau thời điểm này, nếu không cắt giảm, điều chuyển hết số vốn bố trí cho các dự án khởi công mới thì kiến nghị thu hồi về ngân sách trung ương phần vốn thuộc ngân sách trung ương.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị thu hồi toàn bộ số vốn bố trí sai mục tiêu, vốn đã phân bổ cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư; các dự án đầu tư kém hiệu quả; các dự án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm nhưng triển khai chậm; các dự án không có khả năng thực hiện trong năm 2011, do khó khăn giải phóng mặt bằng hoặc các vướng mắc khác trong triển khai thực hiện.