Thấy gì từ kết quả kiểm toán Đề án 112?
Kết quả kiểm toán cho thấy nhiều sai phạm trong Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112)
Ngày 30/10, Kiểm toán Nhà nước đã chính thức công bố trước báo giới về kết quả kiểm toán một trong những vụ việc nổi cộm thời gian gần đây: Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112).
Dù kiểm toán mới thực hiện ở một số lĩnh vực nhất định nhưng cũng đã rút ra một nhận xét chung: hiệu quả thấp, lãng phí và có khả năng thất thoát tiền, tài sản Nhà nước cũng như để xảy ra nhiều sai phạm.
Chưa tính đến việc đối chiếu, xác nhận các khoản công nợ, công tác kiểm kê, kiểm quỹ, kiểm tra chất lượng thiết bị mua sắm, đối chiếu xác nhận với các đơn vị thầu cung cấp và cũng chưa có kết luận về công việc nghiệm thu hoàn thành, nhưng kết quả kiểm toán đã có kết luận các lĩnh vực báo cáo thực hiện, sổ kế toán, chứng từ, tài liệu liên quan đến quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, tiền và tài sản Nhà nước, quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, kế toán tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ và 15 trong số 64 Ban điều hành tại cấp tỉnh, 8 trong số 52 Ban điều hành các bộ, ngành trung ương.
Hầu hết các khâu đều có sai phạm
Đến hết năm 2006, tổng kinh phí đã sử dụng cho Đề án 112 là 1.159 tỷ đồng trong số 1.534 tỷ đồng được cấp phát và 3.836 tỷ tổng mức đầu tư. Kiểm toán chế độ quản lý đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản cho biết, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến quyết toán vốn đều có những sai phạm, khuyết điểm. Hầu hết các đề án được lập chưa sát với tình hình thực tế, chưa gắn với nội dung cải cách hành chính, các mục tiêu, nội dung đề án đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, công tác thẩm định cũng chung chung, sơ sài, chưa có định hướng về công nghệ thông tin cho các bộ, ngành, địa phương.
Một số đơn vị, dự án không tiến hành khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập dự toán theo quy định. Hầu hết các đơn vị không lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan cấp trên để tổng hợp vào dự toán hàng năm mà chỉ căn cứ vào kế hoạch vốn giao để lập kế hoạch thực hiện. Tương tự, nhiều nơi cũng không thực hiện đúng quy định trong công tác nghiệm thu, thanh toán, hầu hết chưa thực hiện quyết toán vốn đầu tư.
Về thực hiện quy chế đấu thầu mua sắm tài sản, các đơn vị thường khó khăn trong việc lập kế hoạch mua sắm, tuy nhiên, nhiều sai phạm vẫn xảy ra. Có bộ đã có tình trạng phê duyệt chỉ định thầu, kết quả đấu thầu trước khi phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
Có địa phương trước khi ký hợp đồng chỉ định thầu không làm thủ tục đấu giá, báo giá hoặc chào hàng cạnh tranh, thậm chí còn không xét đến tư cách pháp nhân của đơn vị nhận thầu. Công tác quản lý tài sản cũng được đánh giá là thiếu chặt chẽ, một số nơi không mở sổ kế toán theo dõi tài sản, cuối năm không tiến hành kiểm kê...
Hiệu quả thấp, lãng phí lớn
Đánh giá hiệu quả đầu tư của Đề án, Kiểm toán Nhà nước nhận xét là hiệu quả thấp, lãng phí và có khả năng thất thoát tiền, tài sản Nhà nước. Về thiết bị tin học thông qua việc xây dựng các Trung tâm tích hợp dữ liệu, hầu hết các nơi đều chưa tích hợp được các thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, lãnh đạo, phục vụ điều hành, quản lý hành chính của lãnh đạo, chưa thực sự phục vụ, thúc đẩy cải cách hành chính, nhiều nơi chưa thực hiện kết nối mạng cục bộ tới cơ sở.
Đặc biệt, 48 phần mềm dùng chung và cơ sở dữ liệu quốc gia tỏ ra kém hiệu quả và lãng phí nghiêm trọng; 3 phần mềm dùng chung thuộc hệ điều hành tác nghiệp thì gần như chỉ triển khai được 1 phần nội dung trong 1 phần mềm "Hệ chương trình quản lý văn bản hồ sơ công việc", 45 phần mềm dùng chung còn lại thì chưa phần mềm nào được triển khai diện rộng.
Tương tự, về đào tạo cán bộ tin học cũng gây nhiều lãng phí do đào tạo không đúng đối tượng, không phân loại trình độ cán bộ trước khi đào tạo... Kiểm toán Nhà nước đã có bản kiến nghị đối với riêng từng đối tượng thuộc diện triển khai Đề án 112. Tại các bộ, ngành, địa phương đề nghị thu hồi nộp trả ngân sách Trung ương kinh phí xây dựng cơ bản chưa sử dụng 22 tỷ đồng, trả ngân sách địa phương 1,3 tỷ đồng chi vượt định mức, sai chế độ.
Đối với Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 2,4 tỷ đồng chi sai nguyên tắc, loại khỏi quyết toán 38,3 tỷ đồng các khoản chưa chi và chi trùng và thực hiện kiến nghị, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền đối với 127 tỷ đồng đối với một số khoản chi khác.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rút kinh nghiệm của Đề án 112, rà soát tất các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia cả về phương diện quản lý tài chính và quản lý, điều hành để có thể thực hiện được mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước cũng như chỉ đạo các đơn vị xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan trong quản lý, điều hành và sử dụng kinh phí của Đề án 112.
Dù kiểm toán mới thực hiện ở một số lĩnh vực nhất định nhưng cũng đã rút ra một nhận xét chung: hiệu quả thấp, lãng phí và có khả năng thất thoát tiền, tài sản Nhà nước cũng như để xảy ra nhiều sai phạm.
Chưa tính đến việc đối chiếu, xác nhận các khoản công nợ, công tác kiểm kê, kiểm quỹ, kiểm tra chất lượng thiết bị mua sắm, đối chiếu xác nhận với các đơn vị thầu cung cấp và cũng chưa có kết luận về công việc nghiệm thu hoàn thành, nhưng kết quả kiểm toán đã có kết luận các lĩnh vực báo cáo thực hiện, sổ kế toán, chứng từ, tài liệu liên quan đến quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, tiền và tài sản Nhà nước, quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, kế toán tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ và 15 trong số 64 Ban điều hành tại cấp tỉnh, 8 trong số 52 Ban điều hành các bộ, ngành trung ương.
Hầu hết các khâu đều có sai phạm
Đến hết năm 2006, tổng kinh phí đã sử dụng cho Đề án 112 là 1.159 tỷ đồng trong số 1.534 tỷ đồng được cấp phát và 3.836 tỷ tổng mức đầu tư. Kiểm toán chế độ quản lý đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản cho biết, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến quyết toán vốn đều có những sai phạm, khuyết điểm. Hầu hết các đề án được lập chưa sát với tình hình thực tế, chưa gắn với nội dung cải cách hành chính, các mục tiêu, nội dung đề án đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, công tác thẩm định cũng chung chung, sơ sài, chưa có định hướng về công nghệ thông tin cho các bộ, ngành, địa phương.
Một số đơn vị, dự án không tiến hành khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập dự toán theo quy định. Hầu hết các đơn vị không lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan cấp trên để tổng hợp vào dự toán hàng năm mà chỉ căn cứ vào kế hoạch vốn giao để lập kế hoạch thực hiện. Tương tự, nhiều nơi cũng không thực hiện đúng quy định trong công tác nghiệm thu, thanh toán, hầu hết chưa thực hiện quyết toán vốn đầu tư.
Về thực hiện quy chế đấu thầu mua sắm tài sản, các đơn vị thường khó khăn trong việc lập kế hoạch mua sắm, tuy nhiên, nhiều sai phạm vẫn xảy ra. Có bộ đã có tình trạng phê duyệt chỉ định thầu, kết quả đấu thầu trước khi phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
Có địa phương trước khi ký hợp đồng chỉ định thầu không làm thủ tục đấu giá, báo giá hoặc chào hàng cạnh tranh, thậm chí còn không xét đến tư cách pháp nhân của đơn vị nhận thầu. Công tác quản lý tài sản cũng được đánh giá là thiếu chặt chẽ, một số nơi không mở sổ kế toán theo dõi tài sản, cuối năm không tiến hành kiểm kê...
Hiệu quả thấp, lãng phí lớn
Đánh giá hiệu quả đầu tư của Đề án, Kiểm toán Nhà nước nhận xét là hiệu quả thấp, lãng phí và có khả năng thất thoát tiền, tài sản Nhà nước. Về thiết bị tin học thông qua việc xây dựng các Trung tâm tích hợp dữ liệu, hầu hết các nơi đều chưa tích hợp được các thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, lãnh đạo, phục vụ điều hành, quản lý hành chính của lãnh đạo, chưa thực sự phục vụ, thúc đẩy cải cách hành chính, nhiều nơi chưa thực hiện kết nối mạng cục bộ tới cơ sở.
Đặc biệt, 48 phần mềm dùng chung và cơ sở dữ liệu quốc gia tỏ ra kém hiệu quả và lãng phí nghiêm trọng; 3 phần mềm dùng chung thuộc hệ điều hành tác nghiệp thì gần như chỉ triển khai được 1 phần nội dung trong 1 phần mềm "Hệ chương trình quản lý văn bản hồ sơ công việc", 45 phần mềm dùng chung còn lại thì chưa phần mềm nào được triển khai diện rộng.
Tương tự, về đào tạo cán bộ tin học cũng gây nhiều lãng phí do đào tạo không đúng đối tượng, không phân loại trình độ cán bộ trước khi đào tạo... Kiểm toán Nhà nước đã có bản kiến nghị đối với riêng từng đối tượng thuộc diện triển khai Đề án 112. Tại các bộ, ngành, địa phương đề nghị thu hồi nộp trả ngân sách Trung ương kinh phí xây dựng cơ bản chưa sử dụng 22 tỷ đồng, trả ngân sách địa phương 1,3 tỷ đồng chi vượt định mức, sai chế độ.
Đối với Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 2,4 tỷ đồng chi sai nguyên tắc, loại khỏi quyết toán 38,3 tỷ đồng các khoản chưa chi và chi trùng và thực hiện kiến nghị, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền đối với 127 tỷ đồng đối với một số khoản chi khác.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rút kinh nghiệm của Đề án 112, rà soát tất các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia cả về phương diện quản lý tài chính và quản lý, điều hành để có thể thực hiện được mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước cũng như chỉ đạo các đơn vị xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan trong quản lý, điều hành và sử dụng kinh phí của Đề án 112.