Thế giới có gần 1 tỷ người bị đói
Số người thường xuyên thiếu đói đã tăng đáng kể do cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay
Giá lương thực tăng cao và kinh tế suy thoái đã làm số người bị đói năm 2008 tăng thêm 40 triệu, nâng tổng số người thiếu đói toàn cầu lên 960 triệu.
Số người thiếu đói kể trên được thống kê trong báo cáo hàng năm của Cơ quan Lương-Nông Liên hiệp quốc (FAO) về "Tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới năm 2008", mà tổ chức này vừa công bố.
Gần 1 tỷ người lâm cảnh đói ăn
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Roma (Italy) hôm 9/12, sau khi đưa ra những con số cảnh báo tình trạng gia tăng số người trên thế giới bị lâm vào cảnh thiếu đói triền miên trong năm nay do giá lương thực trên toàn cầu tăng mạnh, Tổng giám đốc FAO Jacques Dioup cho rằng, mục tiêu thiên niên kỷ đang xa vời.
Năm 2000, các nước trên thế giới đã thống nhất đề ra mục tiêu này, theo đó giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính diễn ra liên tiếp đẩy số người nghèo tăng cao như hiện nay, đối với nhiều nước, mục tiêu này là bất khả thi.
Theo VOA, ở vùng Sừng châu Phi, tình trạng nhiên liệu và giá phân bón tăng vọt, đã làm cho tình hình an ninh lương thực càng suy thoái. Riêng ở Eritrea, nạn đói ở quy mô lớn đang tác hại cho trên 2/3 dân số, và từ 15% đến 20% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính. Tại châu Á, CHDCND Triều Tiên vẫn là điểm nóng về thiếu đói, trong khi số người thiếu ăn cũng gia tăng ở các nước khác.
Theo Đài KBS của Hàn Quốc, ngày 8/12, WFP và FAO ước tính, CHDCND Triều Tiên sẽ thiếu khoảng 840.000 tấn lương thực từ tháng 11/2008 cho đến tháng 10/2009. Bản báo cáo về Chỉ số đói nghèo toàn cầu 2008 mà Viện Nghiên cứu lương thực thế giới vừa đưa ra cũng cho biết, Ấn Độ có số người bị đói nhiều nhất thế giới với trên 200 triệu người.
Báo cáo của FAO ước tính tổng số người thiếu ăn trên thế giới sẽ lên tới 963 triệu người khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động chủ yếu tới tầng lớp người nghèo nhất. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thì thế giới hiện có 860 triệu người thường xuyên thiếu đói. Nhưng con số này đã tăng 100 triệu người do cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Trong hai năm qua, giá lương thực thế giới đã tăng trung bình hơn 80%, trong khi dự trữ ngũ cốc năm 2008 đã chạm mức thấp nhất trong lịch sử.
Hành động ngay để bảo đảm an ninh lương thực
Trong Báo cáo tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới năm 2008, FAO kêu gọi các nước phải có một "cách tiếp cận hữu hiệu", bao gồm các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho khu vực nông nghiệp có khả năng ứng phó với tình trạng giá cả tăng cao, đồng thời thực hiện các chương trình bảo đảm an sinh xã hội và an ninh lương thực đối với những bộ phận dân nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng hiện nay.
Tổng giám đốc FAO, J.Dioup đã kêu gọi các nước giàu đầu tư 30 tỉ USD/năm vào lĩnh vực nông nghiệp, cho biết con số này chỉ chiếm vẻn vẹn 8% trợ cấp nông nghiệp ở những nước phát triển. Trước tình trạng số người nghèo đói đang gia tăng mạnh, Ủy ban Nông nghiệp Nghị viện châu Âu (EP) ngày 8/12, cũng đã ra tuyên bố kêu gọi cần có hành động tức thời và liên tục để đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Tuyên bố cho rằng khoản viện trợ 1 tỷ EUR của Liên minh châu Âu (EU) dành cho các nước đang phát triển cần được củng cố bằng những biện pháp đầu tư mới vào nông nghiệp, đồng thời kêu gọi thiết lập những cơ chế giúp đảm bảo đủ dự trữ lương thực cho thế giới.
Trước dự báo nhu cầu lương thực của thế giới từ nay đến năm 2050 sẽ tăng gấp hai lần, Ủy ban trên yêu cầu phải có ngay những biện pháp cần thiết để củng cố kho dự trữ lương thực và dự trữ hạt giống ngũ cốc của thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Ủy ban Nông nghiệp EP dẫn số liệu cho biết viện trợ phát triển dành cho nông nghiệp đã giảm từ 17% năm 1980 xuống còn 3% năm 2006. Ủy ban trên đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) xác định lại các chương trình cộng đồng, trong đó có Quỹ châu Âu vì Phát triển (FED), theo hướng phát triển nông nghiệp, sao cho các nước được hưởng trợ giúp phải dành 10% ngân sách quốc gia cho lĩnh vực này. Ủy ban trên bày tỏ hy vọng có thể lập các quỹ tín dụng nhỏ để phục vụ những chủ trang trại nhỏ.
Để thực hiện các biện pháp phát triển do EU tài trợ, Ủy ban Nông nghiệp EP đề nghị thành lập một quỹ hỗ trợ thường xuyên cho an ninh lương thực để giúp đỡ bộ phận người dân nghèo nhất thế giới.
Số người thiếu đói kể trên được thống kê trong báo cáo hàng năm của Cơ quan Lương-Nông Liên hiệp quốc (FAO) về "Tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới năm 2008", mà tổ chức này vừa công bố.
Gần 1 tỷ người lâm cảnh đói ăn
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Roma (Italy) hôm 9/12, sau khi đưa ra những con số cảnh báo tình trạng gia tăng số người trên thế giới bị lâm vào cảnh thiếu đói triền miên trong năm nay do giá lương thực trên toàn cầu tăng mạnh, Tổng giám đốc FAO Jacques Dioup cho rằng, mục tiêu thiên niên kỷ đang xa vời.
Năm 2000, các nước trên thế giới đã thống nhất đề ra mục tiêu này, theo đó giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính diễn ra liên tiếp đẩy số người nghèo tăng cao như hiện nay, đối với nhiều nước, mục tiêu này là bất khả thi.
Theo VOA, ở vùng Sừng châu Phi, tình trạng nhiên liệu và giá phân bón tăng vọt, đã làm cho tình hình an ninh lương thực càng suy thoái. Riêng ở Eritrea, nạn đói ở quy mô lớn đang tác hại cho trên 2/3 dân số, và từ 15% đến 20% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính. Tại châu Á, CHDCND Triều Tiên vẫn là điểm nóng về thiếu đói, trong khi số người thiếu ăn cũng gia tăng ở các nước khác.
Theo Đài KBS của Hàn Quốc, ngày 8/12, WFP và FAO ước tính, CHDCND Triều Tiên sẽ thiếu khoảng 840.000 tấn lương thực từ tháng 11/2008 cho đến tháng 10/2009. Bản báo cáo về Chỉ số đói nghèo toàn cầu 2008 mà Viện Nghiên cứu lương thực thế giới vừa đưa ra cũng cho biết, Ấn Độ có số người bị đói nhiều nhất thế giới với trên 200 triệu người.
Báo cáo của FAO ước tính tổng số người thiếu ăn trên thế giới sẽ lên tới 963 triệu người khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động chủ yếu tới tầng lớp người nghèo nhất. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thì thế giới hiện có 860 triệu người thường xuyên thiếu đói. Nhưng con số này đã tăng 100 triệu người do cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Trong hai năm qua, giá lương thực thế giới đã tăng trung bình hơn 80%, trong khi dự trữ ngũ cốc năm 2008 đã chạm mức thấp nhất trong lịch sử.
Hành động ngay để bảo đảm an ninh lương thực
Trong Báo cáo tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới năm 2008, FAO kêu gọi các nước phải có một "cách tiếp cận hữu hiệu", bao gồm các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho khu vực nông nghiệp có khả năng ứng phó với tình trạng giá cả tăng cao, đồng thời thực hiện các chương trình bảo đảm an sinh xã hội và an ninh lương thực đối với những bộ phận dân nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng hiện nay.
Tổng giám đốc FAO, J.Dioup đã kêu gọi các nước giàu đầu tư 30 tỉ USD/năm vào lĩnh vực nông nghiệp, cho biết con số này chỉ chiếm vẻn vẹn 8% trợ cấp nông nghiệp ở những nước phát triển. Trước tình trạng số người nghèo đói đang gia tăng mạnh, Ủy ban Nông nghiệp Nghị viện châu Âu (EP) ngày 8/12, cũng đã ra tuyên bố kêu gọi cần có hành động tức thời và liên tục để đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Tuyên bố cho rằng khoản viện trợ 1 tỷ EUR của Liên minh châu Âu (EU) dành cho các nước đang phát triển cần được củng cố bằng những biện pháp đầu tư mới vào nông nghiệp, đồng thời kêu gọi thiết lập những cơ chế giúp đảm bảo đủ dự trữ lương thực cho thế giới.
Trước dự báo nhu cầu lương thực của thế giới từ nay đến năm 2050 sẽ tăng gấp hai lần, Ủy ban trên yêu cầu phải có ngay những biện pháp cần thiết để củng cố kho dự trữ lương thực và dự trữ hạt giống ngũ cốc của thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Ủy ban Nông nghiệp EP dẫn số liệu cho biết viện trợ phát triển dành cho nông nghiệp đã giảm từ 17% năm 1980 xuống còn 3% năm 2006. Ủy ban trên đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) xác định lại các chương trình cộng đồng, trong đó có Quỹ châu Âu vì Phát triển (FED), theo hướng phát triển nông nghiệp, sao cho các nước được hưởng trợ giúp phải dành 10% ngân sách quốc gia cho lĩnh vực này. Ủy ban trên bày tỏ hy vọng có thể lập các quỹ tín dụng nhỏ để phục vụ những chủ trang trại nhỏ.
Để thực hiện các biện pháp phát triển do EU tài trợ, Ủy ban Nông nghiệp EP đề nghị thành lập một quỹ hỗ trợ thường xuyên cho an ninh lương thực để giúp đỡ bộ phận người dân nghèo nhất thế giới.