Thị phần di động vẫn chủ yếu trong tay 3 nhà mạng lớn
Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố Sách trắng Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam năm 2011
Hôm 12/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố Sách trắng Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam năm 2011.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, Sách trắng là bức tranh toàn cảnh và sát thực nhất về hiện trạng phát triển của ngành công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam. Đây là năm thứ ba liên tiếp, Bộ tiến hành thu thập số liệu và tổng hợp thông tin để xây dựng Sách trắng trong lĩnh vực này.
Theo số liệu công bố trong Sách trắng, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã có hơn 14,37 triệu số thuê bao điện thoại cố định; 111,5 triệu thuê bao điện thoại di động; gần 27 triệu lượt người sử dụng Internet.
Ngoài ra, hiện có trên 500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam, điển hình như VTC, VNG, FPT, VASC, VDC… Ngành công nghiệp này thu hút khoảng 50.900 lao động, trong đó có khoảng 70% lao động trực tiếp sản xuất.
Từ số liệu và biểu đồ thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tổng số 7 doanh nghiệp viễn thông di động đang hoạt động hiện nay, 3 nhà mạng là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chiếm tới 94,53% thị phần di động, còn lại 5,47% thuộc về 4 đơn vị Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom và Beeline.
Như vậy, ba “đại gia di động” là Viettel, VinaPhone và MobiFone vẫn chiếm thị phần áp đảo tuyệt đối, bất kể thời gian qua, một số mạng nhỏ có số lượng thuê bao tăng trưởng khá nhanh.
Cũng theo Sách trắng, năm 2010, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt 7,629 tỷ USD (tăng trưởng 23,71%), trong đó doanh thu từ công nghiệp phần cứng đạt 5,6 tỷ USD; tổng doanh thu viễn thông đạt 9,41 tỷ USD, trong đó doanh thu từ các dịch vụ di động lên tới xấp xỉ 5,742 tỷ USD.
Khác với những năm trước, Sách trắng năm nay là bổ sung thêm đánh giá tổng kết sự phát triển của công nghệ thông tin – truyền thông trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW; giới thiệu về “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010.
Ngoài ra, còn có các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình phát triển của từng lĩnh vực cụ thể như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, công nghiệp công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, an toàn thông tin, và các văn bản pháp luật liên quan.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, Sách trắng là bức tranh toàn cảnh và sát thực nhất về hiện trạng phát triển của ngành công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam. Đây là năm thứ ba liên tiếp, Bộ tiến hành thu thập số liệu và tổng hợp thông tin để xây dựng Sách trắng trong lĩnh vực này.
Theo số liệu công bố trong Sách trắng, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã có hơn 14,37 triệu số thuê bao điện thoại cố định; 111,5 triệu thuê bao điện thoại di động; gần 27 triệu lượt người sử dụng Internet.
Ngoài ra, hiện có trên 500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam, điển hình như VTC, VNG, FPT, VASC, VDC… Ngành công nghiệp này thu hút khoảng 50.900 lao động, trong đó có khoảng 70% lao động trực tiếp sản xuất.
Từ số liệu và biểu đồ thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tổng số 7 doanh nghiệp viễn thông di động đang hoạt động hiện nay, 3 nhà mạng là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chiếm tới 94,53% thị phần di động, còn lại 5,47% thuộc về 4 đơn vị Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom và Beeline.
Như vậy, ba “đại gia di động” là Viettel, VinaPhone và MobiFone vẫn chiếm thị phần áp đảo tuyệt đối, bất kể thời gian qua, một số mạng nhỏ có số lượng thuê bao tăng trưởng khá nhanh.
Cũng theo Sách trắng, năm 2010, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt 7,629 tỷ USD (tăng trưởng 23,71%), trong đó doanh thu từ công nghiệp phần cứng đạt 5,6 tỷ USD; tổng doanh thu viễn thông đạt 9,41 tỷ USD, trong đó doanh thu từ các dịch vụ di động lên tới xấp xỉ 5,742 tỷ USD.
Khác với những năm trước, Sách trắng năm nay là bổ sung thêm đánh giá tổng kết sự phát triển của công nghệ thông tin – truyền thông trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW; giới thiệu về “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010.
Ngoài ra, còn có các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình phát triển của từng lĩnh vực cụ thể như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, công nghiệp công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, an toàn thông tin, và các văn bản pháp luật liên quan.