“Thị thực cản nhà đầu tư Anh vào Việt Nam"
Đại sứ Anh tại Việt Nam cho biết, vấn đề thị thực là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư Anh muốn vào Việt Nam
Ngày 19/7, tại trụ sở Bộ Thương mại, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Robert Gordon và Thứ trưởng Bộ Thương mại Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký kết văn bản Các điều khoản tham chiếu về việc thành lập Uỷ ban Hỗn hợp Kinh tế và Thương mại Việt Nam - Anh (JETCO).
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Robert Gordon.
Ông nhận định như thế nào về quan hệ kinh tế và thương mại Việt - Anh hiện nay?
Đây là thời điểm đầy triển vọng cho cả hai quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, nguồn vốn FDI tăng vọt, tương lai hứa hẹn rất sáng lạn. Còn nền kinh tế của Anh cũng đang phát triển rất tốt.
Vương quốc Anh vốn được biết đến với 3 đặc điểm chính: cung cấp một môi trường tốt nhất có thể cho doanh nghiệp; luôn dẫn đầu thế giới về sự sáng tạo và đổi mới; là cánh cổng kết nối quốc tế.
Tất cả những đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hiện tại và tương lai với Việt Nam.
Chúng tôi hiện là một nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. Theo thống kê, Anh đã đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào Việt Nam, và có một số dự án lớn đang trong quá trình chuẩn bị, chẳng hạn như dự án khai thác bôxit ở khu vực miền Nam. Đây là một dự án rất lớn. Nếu dự án đi vào hoạt động thì số vốn đầu tư của Anh tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi chỉ trong một đêm.
Anh cũng là một trong những thị trường lớn nhất trong khối Cộng đồng châu Âu của Việt Nam, với thương mại song phương đạt hơn 1,8 tỷ USD/năm.
JETCO ra đời nhằm mục đích gì, thưa ông?
Điều chúng ta cần làm hiện nay là xác định và xoá bỏ các trở ngại còn tồn tại đang kìm giữ dòng chảy thương mại và đầu tư đầy năng động vào thị trường của hai nền kinh tế.
Một số rào cản lớn nhất cản trở doanh nghiệp Anh đến với thị trường Việt Nam mà hiện nay chúng tôi đang tìm cách tháo gỡ, như việc cấp thị thực cho các doanh nghiệp của Anh khi tới các nước Đông Nam Á, chẳng hạn khi họ sang Bangkok (Thái Lan) và muốn tiếp tục chuyến công du vào Việt Nam thì họ luôn luôn phải dừng lại hoặc xin thị thực vào Việt Nam.
Như vậy, họ cảm thấy rất phức tạp và nhiều khi họ quyết định không sang thị trường Việt Nam nữa mà lại quay trở về nước.
Hoặc một ví dụ khác, khi các nhà đầu tư của Anh muốn đầu tư vào Việt Nam thì họ phải nghiên cứu luật mà họ phải áp dụng (Luật Đầu tư), nhưng đôi khi mỗi người lại hiểu Luật theo một cách khác nên có sự lẫn lộn và không được nhất quán khi muốn hiểu về luật của Việt Nam.
Vì vậy, trong cuộc họp đầu tiên của JETCO dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9/2007 tại Hà Nội, chúng tôi sẽ xây dựng một chương trình nghị sự đề cập chi tiết và đầy đủ những vấn đề mà các doanh nghiệp Anh Quốc muốn nêu lên.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Robert Gordon.
Ông nhận định như thế nào về quan hệ kinh tế và thương mại Việt - Anh hiện nay?
Đây là thời điểm đầy triển vọng cho cả hai quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, nguồn vốn FDI tăng vọt, tương lai hứa hẹn rất sáng lạn. Còn nền kinh tế của Anh cũng đang phát triển rất tốt.
Vương quốc Anh vốn được biết đến với 3 đặc điểm chính: cung cấp một môi trường tốt nhất có thể cho doanh nghiệp; luôn dẫn đầu thế giới về sự sáng tạo và đổi mới; là cánh cổng kết nối quốc tế.
Tất cả những đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hiện tại và tương lai với Việt Nam.
Chúng tôi hiện là một nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. Theo thống kê, Anh đã đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào Việt Nam, và có một số dự án lớn đang trong quá trình chuẩn bị, chẳng hạn như dự án khai thác bôxit ở khu vực miền Nam. Đây là một dự án rất lớn. Nếu dự án đi vào hoạt động thì số vốn đầu tư của Anh tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi chỉ trong một đêm.
Anh cũng là một trong những thị trường lớn nhất trong khối Cộng đồng châu Âu của Việt Nam, với thương mại song phương đạt hơn 1,8 tỷ USD/năm.
JETCO ra đời nhằm mục đích gì, thưa ông?
Điều chúng ta cần làm hiện nay là xác định và xoá bỏ các trở ngại còn tồn tại đang kìm giữ dòng chảy thương mại và đầu tư đầy năng động vào thị trường của hai nền kinh tế.
Một số rào cản lớn nhất cản trở doanh nghiệp Anh đến với thị trường Việt Nam mà hiện nay chúng tôi đang tìm cách tháo gỡ, như việc cấp thị thực cho các doanh nghiệp của Anh khi tới các nước Đông Nam Á, chẳng hạn khi họ sang Bangkok (Thái Lan) và muốn tiếp tục chuyến công du vào Việt Nam thì họ luôn luôn phải dừng lại hoặc xin thị thực vào Việt Nam.
Như vậy, họ cảm thấy rất phức tạp và nhiều khi họ quyết định không sang thị trường Việt Nam nữa mà lại quay trở về nước.
Hoặc một ví dụ khác, khi các nhà đầu tư của Anh muốn đầu tư vào Việt Nam thì họ phải nghiên cứu luật mà họ phải áp dụng (Luật Đầu tư), nhưng đôi khi mỗi người lại hiểu Luật theo một cách khác nên có sự lẫn lộn và không được nhất quán khi muốn hiểu về luật của Việt Nam.
Vì vậy, trong cuộc họp đầu tiên của JETCO dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9/2007 tại Hà Nội, chúng tôi sẽ xây dựng một chương trình nghị sự đề cập chi tiết và đầy đủ những vấn đề mà các doanh nghiệp Anh Quốc muốn nêu lên.